Lời khuyên của bác sỹ

Những TÁC DỤNG PHỤ thường gặp khi sử dụng THUỐC AN THẦN

Hiện nay, cuộc sống hiện đại thường kéo theo nhiều áp lực mệt mỏi và thuốc an thần gần như một biện pháp để điều hòa tâm trí, cải thiện tâm lý và giấc ngủ mà mọi người cần. Tuy nhiên, uống thuốc an thần có ảnh hưởng gì không? Những TÁC DỤNG PHỤ thường gặp khi sử dụng THUỐC AN THẦN như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.

1. Thuốc an thần là gì?

Thuốc an thần là loại thuốc kê đơn có tác dụng làm suy giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương (bao gồm não và tủy sống). Thuốc an thần có thể được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp như điều trị các rối loạn lo âu, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ, hỗ trợ giảm tình trạng căng thẳng hoặc hưng phấn quá mức, cải thiện tâm trạng. 

Hiện nay, thuốc an thần có nhiều loại khác nhau, công dụng và thời gian duy trì hiệu quả của mỗi loại thuốc cũng có sự khác biệt đáng kể. Việc sản xuất và cung ứng thuốc an thần luôn được quy định và kiểm soát chặt chẽ.

2. Thuốc an thần có tác dụng gì?

Thuốc an thần hoạt động bằng cách điều chỉnh một số thông tin liên lạc thần kinh nhất định trong hệ thống thần kinh trung ương (CNS) đến não. Thuốc an thần giúp cơ thể thư giãn bằng cách làm chậm hoạt động của não. Cụ thể, thuốc an thần làm tăng hoạt động của axit gamma-aminobutyric (GABA) trong não. Điều này có thể làm chậm hoạt động của não nói chung.

Thuốc an thần có nhiều công dụng lâm sàng. Ví dụ như, thuốc an thần có thể được sử dụng để gây mê trước khi làm phẫu thuật. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc an thần để gây mê nhẹ cho đến gây mê toàn thân. Các bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc an thần cho người bệnh cần giảm bớt sự lo lắng, giảm đau trước và sau khi làm thủ thuật. Bác sĩ gây mê sản khoa cũng có thể chỉ định thuốc an thần cho những người đang gặp khó khăn hoặc bồn chồn khi chuyển dạ. 

Nhờ công dụng giảm căng thẳng về thể chất, giảm lo lắng, thúc đẩy sự thư giãn, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc an thần cho những người bị mất ngủ, co thắt cơ, rối loạn lo âu. Những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn lưỡng cực, co giật cũng có thể được chỉ định dùng thuốc an thần.

3. Thuốc an thần có những loại nào?

Các loại thuốc an thần được phân ra làm 6 nhóm chính, bao gồm:

3.1. Nhóm Barbiturates

Nhóm này làm giảm lo âu, chẳng hạn các thuốc sau: phenobarbital, amobarbital, butalbital, pentobarbital.

3.2. Nhóm Benzodiazepines

Benzodiazepin điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm: cơn hoảng loạn, mất ngủ, co giật, trầm cảm, co thắt cơ gây đau đớn, chẳng hạn các thuốc sau: diazepam, alprazolam, clonazepam, lorazepam.

3.3. Nhóm nonbenzodiazepine

Nonbenzodiazepine là nhóm thuốc ngủ tương tự như thuốc benzodiazepin nhưng gây ra ít tác dụng phụ hơn. Chẳng hạn các thuốc: zolpidem, eszopiclone, zaleplon.

3.4. Thuốc kháng histamine thế hệ đầu tiên

Một số thuốc kháng histamine có đặc tính an thần và hữu ích trong việc điều trị các vấn đề về giấc ngủ nhẹ. Chẳng hạn như diphenhydramine, dimenhydrinat, chlorpheniramine.

3.5. Các loại thuốc khác

Các loại thuốc khác làm chậm hoạt động của não và có tác dụng an thần bằng các cơ chế khác với các cơ chế mà thuốc an thần sử dụng. Chẳng hạn như thuốc phiện, thuốc gây mê tổng quát, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần. Một số thuốc cụ thể như: oxycodone, morphine, baclofen, fluvoxamine, amitriptyline, paroxetine, fluoxetine, sertraline, olanzapine.

3.6. Thuốc an thần gây ngủ từ dược liệu thiên nhiên 

Bên cạnh thuốc Tây y, những loại thuốc an thần Đông y cũng được sử dụng để giúp làm giảm tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, tạo cảm giác buồn ngủ. Đơn cử như cây bình vôi được dùng nhiều trong các bài thuốc an thần Đông y. Hoạt chất rotundin trong cây bình vôi có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ hơn, hỗ trợ làm giảm tình trạng đau đầu, ổn định nhịp tim, điều hòa huyết áp…

Một số vị thuốc Đông y khác như: xạ đen, tam thất, lạc tiên, lá sen, cây trinh nữ… cũng có tác dụng an thần, hỗ trợ làm giảm sự căng thẳng thần kinh, giúp người bệnh ngủ ngon. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc Đông y theo lời truyền miệng, chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền.

4. Những TÁC DỤNG PHỤ thường gặp khi sử dụng THUỐC AN THẦN

4.1. Hay quên hoặc mất trí nhớ

Hay quên hoặc mất trí nhớ là tác dụng phụ thường gặp nếu người bệnh dùng quá liều hoặc sử dụng thuốc an thần trong thời gian dài. Bởi vì, việc lạm dụng tác động thư giãn thần kinh của thuốc an thần có thể khiến cho não bộ mất dần khả năng hoạt động vốn có, bao gồm chức năng ghi nhớ thông tin.

4.2. Khó tập trung

Khó tập trung là tác dụng phụ của thuốc an thần phổ biến. Trong quá trình sử dụng thuốc an thần kê đơn, nếu nhận thấy bản thân xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, gặp khó khăn trong việc tập trung vào một vấn đề nhất định người bệnh cần sớm thông báo với bác sĩ.

4.3. Suy giảm phản xạ

Với cơ chế làm suy giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, thuốc an thần có thể ức chế chức năng của vùng não đảm nhận nhiệm vụ phản xạ của cơ thể.

4.4. Mệt mỏi và buồn ngủ thái quá

Buồn ngủ quá mức có thể là một tác dụng phụ của thuốc an thần. Trên thực tế, gây buồn ngủ là tác động giúp thư giãn hệ thần kinh của thuốc an thần.

Thế nhưng, buồn ngủ quá mức và kéo dài có thể là do người bệnh lạm dụng thuốc sai cách, cản trở sinh hoạt hàng ngày, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

4.5. Mờ mắt

Việc lạm dụng hoặc uống thuốc an thần sai cách có thể gây mờ mắt. Bởi lẽ, thuốc an thần có tác động ức chế hoạt động của hệ thần kinh, trong đó có thị lực.

4.6. Thở chậm hơn

Thuốc an thần có thể gây ức chế chức năng của hệ hô hấp thông qua cơ chế làm giảm phản ứng thông khí với mức carbon dioxide nhất định. Lạm dụng thuốc an thần có thể tiềm ẩn nguy cơ khó thở, thậm chí ngưng thở do nồng độ CO2 trong máu tăng cao.

4.7. Chóng mặt

Chóng mặt là một trong những tác dụng phụ của thuốc an thần. Cơ chế làm suy yếu hoạt động của hệ thần kinh trung ương của thuốc an thần có thể ảnh hưởng làm giảm lưu lượng máu lên não gây chóng mặt.

Xem thêm: Đau thần kinh tọa - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?

4.8. Phụ thuộc vào thuốc

Sau một thời gian sử dụng thuốc an thần, tác dụng của thuốc đối với cơ thể có thể suy giảm mặc dù liều lượng và tần suất dùng không thay đổi. Khi đó, để cải thiện các vấn đề bệnh lý, người bệnh cần sử dụng thuốc an thần với liều lượng và tần suất gia tăng. Lâu dần, cơ thể sẽ phụ thuộc vào việc uống thuốc, người bệnh sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh chóng nếu không được sử dụng thuốc.

4.9. Gây nghiện

Thuốc an thần có thể gây nghiện nếu người bệnh sử dụng trong thời gian dài hoặc liều lượng không phù hợp. Người bệnh sẽ có xu hướng sử dụng thuốc an thần như một hoạt động không thể thiếu để duy trì giấc ngủ, thư giãn, sức khỏe của cơ thể. Trong trường hợp này, nếu ngừng uống thuốc an thần có thể khiến cơ thể phản ứng quá mức, dẫn đến các triệu chứng như lo lắng bồn chồn không yên, co giật, tức giận… một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong. 

Do đó, để tránh nguy cơ nghiện thuốc, người bệnh không nên tự ý kéo dài thời gian sử dụng hoặc tăng liều lượng thuốc an thần khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

5. Khi sử dụng thuốc an thần cần lưu ý điều gì?

Để tối ưu công dụng thuốc an thần, tránh gặp phản ứng phụ, người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

  • Dùng thuốc an thần khiến hệ thần kinh phản ứng chậm hơn bình thường. Ngay sau khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên thực hiện những công việc đòi hỏi sự tập trung cao như tham gia giao thông, điều khiển phương tiện máy móc, làm việc, học tập…

  • Khi dùng thuốc an thần, người bệnh nên kết hợp với việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, giảm tải những công việc không cần thiết.

  • Trong quá trình dùng thuốc an thần, nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường như khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn… thì người bệnh phải ngay lập tức dừng sử dụng. Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ biết về triệu chứng bất thường đã gặp phải để được theo dõi, tìm ra hướng xử trí.

  • Nếu sử dụng đồng thời từ 2 - 3 loại thuốc trở lên bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi lẽ, trong thuốc giúp an thần, hỗ trợ các vấn đề về thần kinh có rất nhiều dược phẩm có thể xung khắc, gây ra sự tương tác không đáng có khiến bạn bị mắc phải một số tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

6. Làm thế nào để hạn chế việc sử dụng thuốc an thần?

Nếu lo lắng về việc ngày càng phụ thuộc vào thuốc an thần, người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ về những lựa chọn thay thế, ví dụ như:

  • Thay đổi lối sống: Tập thể dục thường xuyên, áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học cũng giúp làm giảm căng thẳng, lo lắng, nâng cao sức khỏe, tinh thần tổng thể, góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • Trị liệu hành vi nhận thức (CBT), tập yoga, thiền định:

    • Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) và tập yoga đều mang đến hiệu quả trong việc kiểm soát sự lo lắng về cuộc sống ở người lớn tuổi. Chúng cũng có hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ cho những người phải làm việc theo ca.

    • Tập yoga và thiền có thể thúc đẩy sự thư giãn, làm giảm tình trạng lo lắng, căng thẳng, góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tập yoga khi mang thai giúp mẹ bầu giảm lo lắng, ngủ ngon hơn.

  • Kỹ thuật thư giãn: Hít thở sâu, tiến hành tưởng tượng theo hướng dẫn của kỹ thuật viên, thư giãn cơ dần dần và áp dụng những kỹ thuật thư giãn khác có thể giúp cải thiện tình trạng căng thẳng, lo lắng.

  • Liệu pháp mùi hương: Dùng những loại tinh dầu như hoa oải hương, hoa cúc có thể giúp bạn thư giãn, ngủ ngon hơn.

  • Hoạt chất và dược phẩm bổ sung: Rễ cây nữ lang, hoa hướng dương… có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Mỗi người có thể chủ động bổ sung hoạt chất từ Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả) để điều hòa máu não, tăng cường dưỡng chất lên não, góp phần cải thiện chứng mất ngủ.

  • Thực hành vệ sinh giấc ngủ: Đi ngủ và thức giấc vào cùng một thời điểm (ngay cả trong các ngày nghỉ), không dùng thiết bị điện tử gần trước giờ đi ngủ cũng là những cách hữu ích giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Với những người có nhu cầu sử dụng thuốc an thần nhưng lại tự ý mua mà ngại đến các cơ sở y tế khi chỉ nghe theo các thông tin không chính thống, có thể không giúp sức khỏe tốt hơn mà còn gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc. Chính vì thế, nếu cảm thấy mệt mỏi, stress, hay có những phản ứng quá khích, hưng phấn,… các dấu hiệu liên quan đến sức khỏe thần kinh và tinh thần, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Bác sĩ NGUYỄN TRỌNG THỦY tham gia chương trình KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ cho bà con vùng lũ sau bão yagi
    Bác sĩ NGUYỄN TRỌNG THỦY tham gia chương trình KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ cho bà con vùng lũ sau bão yagi

    Ngày 21/9, Đảng ủy Cục Quản lý xây dựng và doanh trại (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Yên Bái, Hội thiện nguyện của bác sĩ Minh - Bệnh viện Việt Đức, bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Trung tâm y học thể thao Starsmec và một số nhà hảo tâm tổ chức chương trình trao tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho bà con nhân dân bị thiệt hại do bão số 3, tại xã Nga Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

    Đọc thêm
  • Trung tâm Y học Thể Thao Starsmec hướng về đồng bào miền Bắc nơi bão lũ
    Trung tâm Y học Thể Thao Starsmec hướng về đồng bào miền Bắc nơi bão lũ

    Bão Yagi (bão số 3) ập đến nước ta với sức tàn phá khủng khiếp, cùng với hoàn lưu của bão đã khiến đồng bằng và vùng núi phía Bắc lũ lụt, sạt lở kinh hoàng. Chỉ trong 1 tuần, các khu vực miền núi phía Bắc hứng chịu nhiều bị thiệt hại nặng nề, cả về người và tài sản. Nhìn lại trận bão lũ vừa qua, cũng như sự nỗ lực, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, về những mất mát của bà con vùng bão lũ, những tấm gương hy sinh, và những nghĩa cử cao đẹp thấm đượm tình dân tộc nghĩa đồng bào. Bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy cùng Trung tâm Y học Thể Thao Starsmec cùng chung tay chia sẻ những khó khăn của đồng bào, góp sức giúp nhân dân khắc phục hậu quả sau bão lũ.

    Đọc thêm
  • Những bệnh lý XƯƠNG KHỚP thường gặp ở TÀI XẾ LÁI XE
    Những bệnh lý XƯƠNG KHỚP thường gặp ở TÀI XẾ LÁI XE

    Do khi lại xe, tài xế ít khi hoạt động đầu, cổ vai nên dễ dẫn đến các bệnh về xương khớp. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu không được điều trị kịp thời, các vấn đề về cơ xương khớp của những người lái xe thường xuyên có thể phát triển thành những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Chúng ta cùng tìm hiểu những bệnh lý XƯƠNG KHỚP thường gặp ở TÀI XẾ LÁI XE.

    Đọc thêm
  • Lưu ý những dạng SA SÚT TRÍ TUỆ thường gặp
    Lưu ý những dạng SA SÚT TRÍ TUỆ thường gặp

    Có thể bạn chưa biết, sa sút trí tuệ thường gặp nhất ở người lớn tuổi hoặc những người gặp phải các chấn thương ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Mặc dù chứng sa sút trí tuệ không ảnh hưởng nhiều đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra một số rắc rối không nhỏ cho đời sống hàng ngày của người bệnh. Vậy sai sút trí tuệ là gì? Lưu ý những dạng SA SÚT TRÍ TUỆ thường gặp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin dưới đây.

    Đọc thêm
  • Một số BIẾN CHỨNG thường gặp khi bị RỐI LOẠN NHỊP TIM
    Một số BIẾN CHỨNG thường gặp khi bị RỐI LOẠN NHỊP TIM

    Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch khá phổ biến hiện nay. Một số rối loạn nhịp tim nhẹ thường không gây nguy hại gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, các loại rối loạn nhịp khác nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể dẫn biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về một số BIẾN CHỨNG thường gặp khi bị RỐI LOẠN NHỊP TIM và biện pháp phòng ngừa nhé.

    Đọc thêm
  • VIÊM KHỚP ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu?
    VIÊM KHỚP ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu?

    Bạn có biết, Tình trạng Viêm khớp trẻ em có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh mạn tính, điển hình với những cơn đau cấp tính tại khớp viêm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất của trẻ. VIÊM KHỚP ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin bài dưới.

    Đọc thêm