Bài viết chuyên môn

Tăng huyết áp thứ phát - Nguyên nhân do đâu?

Tăng huyết áp là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm: tuổi tác, di truyền, cân nặng, chế độ ăn nhiều muối và lười vận động.  Trong phần lớn trường hợp, người bệnh sẽ gặp tình trạng tăng huyết áp vô căn hay tăng huyết áp nguyên phát. Tuy nhiên, hiện nay, tăng huyết áp thứ phát đang ngày càng phổ biến hơn. Vậy tăng huyết áp thứ phát - Nguyên nhân do đâu? Chẩn đoán và điều trị như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này.

1. Tăng huyết áp thứ phát là gì?

Tăng huyết áp được chia làm hai nhóm là tăng huyết áp vô căn và tăng huyết áp có nguyên nhân hay còn gọi là tăng huyết áp thứ phát. Ngược lại với tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp vô căn, tăng huyết áp thứ phát có thể xác định cụ thể nguyên nhân. Loại tăng huyết áp này chiếm khoảng 10% số ca tăng huyết áp.

2. Tăng huyết áp thứ phát - Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân gây nên bệnh  khá phong phú và đa dạng. Trong đó, một số nguyên nhân thường gặp phải là:

– Các bệnh lý liên quan đến thận như viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, sỏi thận, hẹp động mạch thận, u tuỷ thượng thận, biến chứng bệnh tiểu đường (bệnh thận do tiểu đường)…

– Các bệnh lý liên quan đến nội tiết như u tủy thượng thận, cường Aldosterone, hội chứng Cushing, cường tuyến giáp…

– Do dùng thuốc, dược liệu như cam thảo, nhân sâm, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm…

– Liên quan đến thai kì như nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, tăng huyết áp thai kì…

– Một số nguyên nhân khác như chứng ngưng thở khi ngủ, hẹp động mạch chủ…

Xem thêm: Thay đổi LỐI SỐNG lành mạnh giúp GIẢM HUYẾT ÁP hiệu quả

3. Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thứ phát là gì?

Cần nghĩ đến tăng huyết áp thứ phát khi có các dấu hiệu sau:

  • Tăng huyết áp xuất hiện ở người trẻ tuổi dưới 30 hoặc lớn tuổi trên 60

  • Tăng huyết áp kháng trị

  • Có các dấu hiệu tùy từng nguyên nhân tăng huyết áp:

Nghĩ đến hẹp mạch thận: có tiếng thổi ở bụng, tăng creatinine trên 30% khi dùng ức chế men chuyển, ức chế thụ thể, phù phổi tái phát với cơn tăng huyết áp

Nghĩ đến cường Aldosteron: hạ kali máu không rõ nguyên nhân

Tăng huyết áp do u tủy thượng thận: có các cơn tăng huyết áp kịch phát, đau đầu, vã mồ hôi, tim đập nhanh…

Dấu hiệu của hội chứng Cushing: béo bụng, rạn da, teo cơ, mặt tròn như mặt trăng…

4. Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thứ phát?

Mỗi nguyên nhân tăng huyết áp đều có những yếu tố nguy cơ khác nhau:

  • Sinh con muộn sau tuổi 35, đa thai, dễ có nguy cơ tăng huyết áp thai kì, tiền sản giật

  • Lạm dụng các thuốc giảm đau corticoid

  • Mắc các bệnh lí làm tổn thương thận cấp tính, mạn tính

5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tăng huyết áp thứ phát

Trước tiên cần phải chẩn đoán tăng huyết áp:

  • Dựa vào đo huyết áp tại phòng khám, đo huyết áp tại nhà

  • Holter huyết áp: theo dõi huyết áp suốt 24h, từ đó có thể xác định được huyết áp trung bình, các đỉnh tăng huyết áp vừa phục vụ mục đích chẩn đoán và điều trị

  • Nếu đo huyết áp tại phòng khám: tăng huyết áp khi huyết áp  ≥ 140/90mmHg

  • Đo huyết áp bằng máy Holter: tăng huyết áp khi huyết áp trung bình ban ngày ≥ 135/85mmHg, huyết áp trung bình ban đêm ≥ 120/70mmHg

  • Tự đo huyết áp tại nhà nhiều lần: tăng huyết áp khi huyết áp ≥ 135/85 mmHg

Chẩn đoán nguyên nhân tăng huyết áp:

  • Siêu âm doppler mạch thận nếu nghi ngờ hẹp mạch thận
  • Các xét nghiệm hormone tìm nguyên nhân tăng huyết áp khi nghi ngờ: Cortisol máu, Aldosteron, catecholamine máu và nước tiểu, FT4, TSH…
  • Chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính ổ bụng tìm khối u thượng thận

6. Sử dụng phương pháp điều trị bệnh Tăng huyết áp thứ phát như thế nào?

Điều trị tăng huyết áp thứ phát ngoài kiểm soát huyết áp còn phải điều trị nguyên nhân gây ra nó

  • Các thuốc điều trị tăng huyết áp chính:

  • Nhóm chẹn kênh calci: amlodipine, nifedipin, felodipin…Có thể gây tác dụng phụ là phù chân, nhịp nhanh phản ứng.  Không được dùng Nifedipin nhỏ dưới lưỡi vì có thể gây tụt huyết áp

  • Nhóm ức chế men chuyển/ức chế thụ thể AT1: lisinopril, captopril, Vasartan, Losartan…Thường hạ áp êm dịu, tuy nhiên thuốc ức chế men chuyển có thể gây ho khan. Ức chế thụ thể thì không gây ho nhưng giá thành cao. Hiệu quả thì tương đương nhau.

  • Nhóm chẹn beta giao cảm: metoprolol, bisoprolol… Cần phải dùng bắt đầu từ liều thấp, tăng dần

  • Thuốc lợi tiểu: có nhiều nhóm thuốc nhưng thường dùng lợi tiểu thiazide. Tác dụng phụ có thể gây rối loạn điện giải và chuyển hóa.

  • Điều trị nguyên nhân tăng huyết áp:

Có nhiều điểm cần chú ý khi điều trị tăng huyết áp thứ phát vì nó khác với điều trị tăng huyết áp thông thường

  • Tăng huyết áp thai kì thuốc ưu tiên là methyldopa, kế tiếp là chẹn kênh calci như nifedipin, không dùng ức chế men chuyển và ức chế thụ thể

  • Có thể can thiệp mạch thận nếu hẹp mạch thận do loạn sản xơ cơ mạch thận

  • Phẫu thuật nếu có u thượng thận gây tăng huyết áp

  • Điều trị cường giáp bằng các thuốc kháng giáp trạng tổng hợp

7. Tăng huyết áp thứ phát của nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp là gì?

Bệnh có thể làm trầm trọng hơn nhưng bệnh lý liên quan (cũng là những nguyên nhân gây cao huyết áp). Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, căn bệnh này có thể gây nên những biến chứng như:

– Xơ vữa động mạch gây đau tim hoặc đột quỵ.

– Phình mạch. Khi phình mạch bị vỡ có thể gây tử vong.

– Suy tim.

– Hẹp mạch máu ở thận.

– Hẹp các mạch máu ở mắt gây ảnh hưởng đến thị giác, lâu dần gây mất thị lực.

– Các hội chứng chuyển hóa như cholesterol cao hay tiểu đường.

– Gây ảnh hưởng đến trí nhớ.

8. Làm thế nào để phòng ngừa được bệnh tăng huyết áp thứ phát?

Các biện pháp giúp phòng ngừa căn bệnh này là:

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế thói quen ăn mặn, ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, tập thể dục ít nhất 30 phút hàng ngày, tránh uống rượu, bia, hút thuốc lá, duy trì cân nặng khỏe mạnh.

– Thường xuyên kiểm tra, theo dõi huyết áp của bản thân ở nhà và đi khám khi thấy huyết áp tăng thường xuyên. Nếu có chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ, cần uống thuốc đều đặn, đủ liều, đủ thời gian và đến gặp bác sĩ khi gặp những dấu hiệu bất thường, không dừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Phụ nữ không nên mang thai sinh con sau độ tuổi 35.

– Hạn chế lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc tránh thai, chỉ sử dụng corticoid khi có chỉ định của bác sĩ.

– Theo dõi, điều trị các bệnh lý có liên quan đến thận, tim mạch hay nội tiết.

Tăng huyết áp thứ phát là một bệnh lý nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng. Đồng thời, nó còn là dấu hiệu của các bệnh lý khác liên quan đến thận, hệ nội tiết hay động mạch chủ. Vì vậy, phát hiện kịp thời tình trạng tăng huyết áp cũng như đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị là vô cùng quan trọng, đặc biết với những người mang nhiều yếu tố nguy cơ.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt Nút Bạc YouTube?
    Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt Nút Bạc YouTube?

    Trong video này, Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt nút bạc YouTube - muốn chia sẻ những lời cảm ơn chân thành tới tất cả mọi người đã ủng hộ kênh 'Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy Starsmec'.

    Đọc thêm
  • Đau gót chân lâu ngày không khỏi - Điều trị thế nào?
    Đau gót chân lâu ngày không khỏi - Điều trị thế nào?

    Gót chân là bộ phận nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, chúng có thể bị đau nhức khi bạn đứng hoặc chạy quá lâu. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp. Đau gót chân không những khiến người bệnh khó chịu mà còn khiến bạn hạn chế khả năng vận động. Vậy đau gót chân lâu ngày không khỏi - Điều trị thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này.

    Đọc thêm
  • 3 THÓI QUEN nếu không bỏ ngay sẽ thúc đẩy QUÁ TRÌNH LÃO HÓA của bạn
    3 THÓI QUEN nếu không bỏ ngay sẽ thúc đẩy QUÁ TRÌNH LÃO HÓA của bạn

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng mà thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng quan trọng đến quá trình lão hóa của cơ thể. Đặc biệt, nếu không từ bỏ 3 thói quen dưới đây thì quá trình lão hóa sẽ ngày càng nhanh chóng

    Đọc thêm
  • Bật mí BỮA SÁNG lành mạnh đánh bay MỠ MÁU
    Bật mí BỮA SÁNG lành mạnh đánh bay MỠ MÁU

    Mỡ máu cao là trường hợp nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng, rối loạn lipid máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đối với người bị mỡ máu cao thì bữa sáng là bữa vô cùng quan trọng vì sẽ cung cấp năng lượng cho hoạt động của cả ngày dài. Ở bài viết này Starsmec xin bật mí BỮA SÁNG lành mạnh đánh bay MỠ MÁU.

    Đọc thêm
  • Bật mí những loại THỰC PHẨM giúp GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT hiệu quả
    Bật mí những loại THỰC PHẨM giúp GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT hiệu quả

    Đường huyết cao là dấu hiệu điển hình của bệnh đái tháo đường (trước đây gọi là Tiểu đường). Để phòng tránh với bệnh này, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều các loại rau xanh trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu những loại THỰC PHẨM giúp GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT hiệu quả.

    Đọc thêm
  • 3 THÓI QUEN trong sinh hoạt giúp ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT hiệu quả
    3 THÓI QUEN trong sinh hoạt giúp ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT hiệu quả

    Đường huyết là chỉ số thể hiện lượng đường glucose trong máu của cơ thể. Đường huyết ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của cơ thể, nhất là đối với người mắc bệnh đái tháo đường. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, bàn chân, mắt… ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu 3 THÓI QUEN trong sinh hoạt giúp ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT hiệu quả

    Đọc thêm