Thông tin sức khỏe

Uống TRÀ XANH mỗi buổi sáng đem lại tác dụng như nào đối với sức khỏe

Trà xanh (Chè xanh) là lá của cây trà xanh chưa qua chế biến. Đây là 1 loại cây phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Nước trà xanh là 1 loại thức uống lành mạnh được nhiều người yêu thích. Trà xanh có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể do chứa flavonoid có thể giảm viêm, cholesterol xấu, nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ... Vậy uống TRÀ XANH mỗi buổi sáng đem lại tác dụng như nào đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

1. Uống TRÀ XANH mỗi buổi sáng đem lại tác dụng như nào đối với sức khỏe?

Rất nhiều người biết đến trà xanh như một thức uống tốt cho sức khỏe khi được dùng ở liều lượng phù hợp, cụ thể như:

1.1. Tăng cường năng lượng mỗi buổi sáng cho cơ thể

Giống như cà phê, trà xanh cũng là nguồn cung cấp caffeine. Mặc dù hàm lượng caffeine trong trà xanh ít hơn nhiều so với một tách cà phê (khoảng 95mg) nhưng vẫn giúp bạn tỉnh táo. Tôi có thể tập trung suốt cả ngày, làm việc hiệu quả hơn.

1.2. Chống oxy hóa và phòng ngừa bệnh ung thư

Chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp cơ thể có khả năng chống lại sự gây hại của gốc tự do nhờ đó mà góp phần bảo vệ tế bào khỏi sự phá huỷ của khối u ác tính.

1.3. Rất tốt với hệ tim mạch

Uống trà xanh đúng cách rất tốt với những người mắc bệnh tim vì nó làm giảm lượng cholesterol xấu có trong cơ thể.

Xem thêm: 4 Món ĂN SÁNG đơn giản giúp bạn da sáng, dáng đẹp

1.4. Giúp phòng ngừa sâu răng và giảm thâm ở quầng mắt

Hoạt chất ở trong trà xanh có thể kìm hãm vi khuẩn phát triển nên thảo dược này được dùng nhiều trong thành phần của kem đánh răng. Uống trà xanh sẽ giúp phòng ngừa sâu răng và hôi miệng.

Với khả năng hạn chế sự giãn nở mạch máu ở dưới bọng mắt, trà xanh trở thành thức uống chữa thâm quầng mắt rất tốt. Không những thế, lượng cafein và tanin có trong trà xanh còn giảm lượng nước ở mô nên khiến cho vùng da quanh mắt giảm được thâm và sưng.

1.5. Giúp Cải thiện miễn dịch và tăng sự chắc khỏe cho hệ xương

Florua trong trà xanh có tác dụng hỗ trợ hệ xương thêm chắc khỏe. Uống trà xanh mỗi ngày còn cải thiện sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

1.6. Uống trà xanh giúp đẹp da

EGCG là một loại hoạt chất có trong trà xanh với công dụng giữ độ đàn hồi và ngăn ngừa lão hóa cho da. Chính vì thế mà uống trà xanh là một cách để đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho da từ sâu bên trong.

1.7. Uống trà xanh giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson

Ngoài khả năng cải thiện chức năng của não bộ một cách tạm thời trà xanh còn giảm nguy cơ đối với bệnh Alzheimer và Parkinson vì nó có hợp chất catechin.

Xem thêm: NƯỚC CHANH MẬT ONG - Có thực sự tốt cho sức khoẻ của bạn khi dùng vào bữa sáng?

1.8. Uống trà xanh mỗi sáng giúp chúng ta cảm thấy thư giãn hơn

Mỗi ngụm trà sẽ đem lại cảm giác thanh lọc cơ thể, làm giảm căng thẳng và nỗi lo lắng, giúp tôi cảm thấy bình tĩnh hơn.

Uống một tách trà xanh vào buổi sáng giúp tăng sự tập trung và tỉnh táo. Đặc tính này của thức uống là do sự hiện diện của caffeine, một chất kích thích được thể hiện để tăng cường sự chú ý và tỉnh táo.

Tuy nhiên, không giống như cà phê và các loại đồ uống chứa caffein khác, trà xanh cũng chứa L-theanine , một loại axit amin có tác dụng làm dịu tinh thần.

L-theanine và caffeine phối hợp với nhau để cải thiện chức năng và tâm trạng của não mà không gây ra tác dụng phụ tiêu cực.

Vì lý do này, thưởng thức trà xanh vào buổi sáng là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới của bạn. Tuy nhiên nên uống sau khi ăn sáng.

2. Khi uống trà xanh cần lưu ý điều gì?

2.1. Cách sử dụng trà xanh để đạt hiệu quả cao

Nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh được chế biến khô đã bị mất đi khoảng 14% lượng catechin gồm các chất chống oxy hóa, nhất là EGCG với khả năng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, trà xanh tươi vẫn được xem là tốt nhất. Để tránh xảy ra tình trạng phản tác dụng vì dùng trà xanh, người dùng nên:

  • Chọn thời điểm sử dụng: nên uống sau bữa ăn để mang lại hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt hơn. Không nên uống trà xanh vào buổi sáng sau khi mới thức dậy hoặc khi đói để tránh làm tăng nguy cơ đối với bệnh đường tiêu hóa, dễ bị chóng mặt và buồn nôn.

  • Học cách pha trà: làm được điều này sẽ giúp lưu giữ được trọn vẹn hương thơm của trà cùng với các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Muốn vậy, cần dùng nước nóng 85 độ C để pha trà, nếu dùng nước sôi 100 độ C sẽ rất dễ làm mất hương vị và dưỡng chất của trà.

  • Không dùng nước trà xanh đặc: uống trà xanh đặc dễ bị kích thích thần kinh gây khó ngủ và tăng nguy cơ nhiễm độc gan, làm giảm đào thải ở thận.

  • Không uống đồng thời trà xanh với thuốc Tây: nếu đang dùng thuốc Tây để điều trị bệnh thì không nên dùng trà xanh để uống nhằm tránh nguy cơ tương tác thuốc.

  • Mỗi ngày chỉ nên uống 100 - 200ml trà xanh.

  • Không nên uống nước trà xanh để qua đêm vì dễ bị sản sinh ra chất không có lợi cho sức khỏe.

  • Nếu làm đẹp da bằng trà xanh cần tìm hiểu xem da có mẫn cảm hay dị ứng với trà xanh không và chú ý đọc kỹ thành phần có trong sản phẩm chứa chiết xuất trà xanh.

2.2. Lưu ý tần suất uống trà xanh với một số trường hợp cụ thể

  • Người tăng Cholesterol: mỗi ngày chỉ nên uống trà xanh 1 - 2 lần với hàm lượng khoảng 150 - 2500mg.

  • Người bị cao huyết áp: mỗi ngày dùng 3 lần vào sau bữa ăn 2 giờ bằng cách đun sôi 3g trà cùng 150ml nước.

  • Người bị huyết áp thấp: uống 400ml trà xanh trước bữa ăn trưa.

2.3. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải

Nếu uống quá nhiều trà xanh có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt, đau đầu và có triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa.

  • Tăng độc tính cho gan vì liên quan tới chất chuyển hóa hoặc nồng độ epigallocatechin gallate cao.

3. Không nên uống trà xanh vào lúc nào?

3.1. Không uống trước giờ đi ngủ

Có nhiều cách để thưởng thức trà xanh như pha trà túi lọc, nấu lá chè tươi hoặc pha trà mạn. Dù có khả năng giảm stress và cải thiện tâm trạng, trà xanh chứa một hàm lượng caffeine đáng kể có thể khiến bạn mất ngủ.

Những người gặp các vấn đề về giấc ngủ nên tránh uống trà xanh vào ban đêm, quá gần giờ ngủ. Nếu "thèm" một tách trà xanh vào buổi tối, bạn nên uống trà ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.

3.2. Không uống khi bụng đói

Nhiều người lầm tưởng uống 1 ly trà xanh ngay sau khi thức dậy, lúc dạ dày còn trống không sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, thói quen này gây hại nhiều hơn lợi. Polyphenol là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong trà, có khả năng kích thích quá trình sản xuất acid trong dạ dày. Do đó, uống trà khi bụng đói có thể khiến dạ dày bạn cồn cào, gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.

3.3. Không uống ngay sau khi uống thuốc

Nếu thường xuyên uống thuốc với trà xanh, bạn nên bỏ thói quen này ngay lập tức. Các hóa chất trong dược phẩm có thể phản ứng với trà xanh và làm tăng mức độ acid trong dạ dày. Bạn chỉ nên uống thuốc với nước lọc để hạn chế các tác dụng phụ nguy hại khi kết hợp trà với thuốc.

3.4. Không uống trong và ngay sau bữa ăn

Trà xanh là thức uống hỗ trợ tiêu hóa, tuy nhiên, uống trà xanh trong và ngay sau bữa ăn lại ức chế quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Về lâu dài, thói quen này có thể khiến bạn thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết như sắt. Do đó, bạn nên uống trà sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng.

3.5. Không uống trà xanh quá nóng

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia nhiệt độ trà thành "rất nóng" - có nghĩa là nhiệt độ trên 60 ° C và ấm (dưới 60 ° C), xem xét cả thời gian từ khi rót trà đến khi uống từ 2-6 phút chờ đợi. Nghiên cứu cho thấy rằng, uống 700 ml trà "rất nóng" mỗi ngày làm tăng 90% khả năng mắc ung thư thực quản so với uống cùng một lượng trà lạnh hoặc trà ấm hàng ngày.

Nguyên nhân gây tăng nguy cơ ung thư có thể là do nước nóng sẽ làm hỏng lớp lót niêm mạc thực quản, từ đó tăng kích thích lặp đi lặp lại, tạo ra các hợp chất gây viêm dẫn đến sự hình thành khối u.

Vì thế, hãy uống trà xanh ấm để có kết quả tốt nhất.

3.6. Không uống trà quá đặc

Trong trà xanh có chứa hàm lượng caffeine và tannin nên khi dùng trà quá đặc sẽ không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng các chất này trong trà đặc cao sẽ gây nên hiện tượng đau đầu và mất ngủ, dùng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.

3.7. Không uống trà xanh để qua đêm

Trà xanh được hãm quá 12 tiếng hoặc để qua đêm sẽ sản sinh ra các amin thứ cấp, có thể chuyển đổi thành chất gây ung thư – nitrosamine. Ngoài ra, trà ngâm quá lâu còn tiết ra polyphenyles tạo ra quá trình oxy hóa tự nhiên, làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Không những thế, nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người dùng.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm