Bài viết chuyên môn

Vì sao cần tập phục hồi sau phẫu thuật hút mỡ bụng?

Báo Sức Khỏe Đời Sống - Tập phục hồi sau phẫu thuật hút mỡ bụng là một phần không thể thiếu trong quá trình hồi phục, giúp bệnh nhân đạt được kết quả phẫu thuật tối ưu và nâng cao sức khỏe...

1. Tầm quan trọng của tập phục hồi sau phẫu thuật hút mỡ bụng

Quá trình phục hồi sau hút mỡ bụng còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống, lập luyện của mỗi cá nhân. Trong đó, tập luyện phục hồi giúp:

Tối ưu hóa kết quả phẫu thuật: Tập luyện giúp duy trì và cải thiện kết quả phẫu thuật, đảm bảo bệnh nhân đạt được vóc dáng mong muốn một cách bền vững.

Ngăn ngừa biến chứng: Giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng, hình thành cục máu đông, mất cân bằng nước, điện giải trong cơ thể.

- Hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng: Giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, giảm thời gian nằm viện, trở lại với hoạt động hàng ngày sớm hơn.

Nâng cao chất lượng cuộc sống: Tập luyện không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp bệnh nhân cảm thấy tự tin, thoải mái hơn với cơ thể của mình.

Xem thêm: Béo bụng đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn thế nào?

Giáo dục và hướng dẫn bệnh nhân: Giúp bệnh nhân hiểu rõ về tầm quan trọng của tập luyện và có kế hoạch tập luyện phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Bệnh nhân nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia phục hồi chức năng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Vì sao cần tập phục hồi sau phẫu thuật hút mỡ bụng?- Ảnh 2.

Hút mỡ bụng là một phương pháp loại bỏ mỡ được sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Xem thêm: Làm thế nào để có một CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CÂN BẰNG?

2. Một số bài tập phục hồi sau hút mỡ bụng

Đi bộ nhẹ nhàng, các bài tập kéo giãn nhẹ có thể giúp giảm cảm giác khó chịu, tăng cường quá trình hồi phục. Các bài tập này giúp tăng cường lưu thông máu, giảm viêm, giúp giảm sưng tấy nhanh chóng.

Các bài tập vận động chân như đi bộ nhẹ hoặc đạp xe tại chỗ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông sau phẫu thuật.

- Các bài tập yoga hoặc Pilates nhẹ nhàng giúp tăng cường cơ bắp mà không gây áp lực lên vùng bụng, đồng thời duy trì, cải thiện sự linh hoạt, sức mạnh của các cơ xung quanh khu vực phẫu thuật, ngăn ngừa sự suy yếu cơ.

Các bài tập cardio nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, bơi lội giúp đốt cháy calo hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ tái phát mỡ thừa. Khi kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bài tập này giúp duy trì kết quả của phẫu thuật, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ thừa trở lại.

Các bài tập thư giãn, thiền địnhyoga: Tập luyện có thể giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện tâm trạng, tăng cường sự tự tin và cảm giác hạnh phúc sau phẫu thuật.

Xem thêm: Những LỢI ÍCH tuyệt vời của việc TẬP YOGA mang lại

Vì sao cần tập phục hồi sau phẫu thuật hút mỡ bụng?- Ảnh 3.

Tập phục hồi sau hút mỡ bụng giúp ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa trở lại.

3. Bài tập cụ thể giúp phục hồi sau hút mỡ bụng

Bài tập này được chia thành các giai đoạn khác nhau dựa trên tiến trình hồi phục của bệnh nhân.

Giai đoạn 1: Tuần đầu tiên sau phẫu thuật

Ngày 1-3: 

Hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ nhẹ trong phòng, mỗi lần 5-10 phút, 2-3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động gắng sức. Uống đủ nước và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh.

Ngày 4-7

+ Tập thở sâu: Hít thở sâu, chậm rãi, mỗi lần 5-10 phút, 3-4 lần mỗi ngày.

+ Đi bộ nhẹ trong nhà hoặc ngoài trời, mỗi lần 10-15 phút, 2-3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Tiếp tục nghỉ ngơi nhiều và tránh các hoạt động gắng sức.

Giai đoạn 2: Tuần thứ hai đến tuần thứ tư

Tuần thứ hai

+ Tăng cường đi bộ: Đi bộ ngoài trời, mỗi lần 15-20 phút, 2-3 lần mỗi ngày.

+ Bài tập kéo giãn nhẹ nhàng: Kéo giãn các cơ vùng bụng và lưng dưới, mỗi lần 10-15 phút, 1-2 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Tránh các bài tập gây áp lực lên vùng bụng.

Tuần thứ ba và thứ tư

+ Bài tập thể dục nhẹ: Tập yoga nhẹ nhàng hoặc Pilates, mỗi lần 20 - 30 phút, 2 - 3 lần mỗi tuần. Tiếp tục đi bộ, mỗi lần 20 - 30 phút, 3 - 4 lần mỗi tuần.

+ Tập tăng cường cơ bụng nhẹ nhàng: Bài tập plank (hạn chế thời gian, bắt đầu từ 10 - 15 giây), gập bụng nhẹ nhàng.

Lưu ý: Theo dõi phản ứng của cơ thể và dừng lại nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu.

Giai đoạn 3: Sau tháng đầu tiên

Tháng thứ hai và thứ ba

+ Bài tập tăng cường: Bài tập cardio nhẹ như đạp xe, bơi lội, mỗi lần 30-45 phút, 3-4 lần mỗi tuần.

+ Bài tập tăng cường cơ bụng và lưng: Tăng dần độ khó của các bài tập cơ bụng và lưng dưới, như plank, side plank, gập bụng, mỗi lần 20-30 phút, 2-3 lần mỗi tuần.

Lưu ý: Tiếp tục theo dõi cơ thể và điều chỉnh bài tập nếu cần thiết.

Các bài tập cardio nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, bơi lội giúp đốt cháy calo hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ tái phát mỡ thừa. Khi kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bài tập này giúp duy trì kết quả của phẫu thuật và ngăn ngừa sự tích tụ mỡ thừa trở lại.

Giai đoạn 4Sau ba tháng

- Chương trình tập luyện toàn diện: Kết hợp các bài tập cardio, sức mạnh và linh hoạt, mỗi lần 45 - 60 phút, 3 - 5 lần mỗi tuần.

- Bài tập chuyên sâu cho cơ bụng và lưng: Tăng cường độ khó và thời gian của các bài tập cơ bụng và lưng dưới.

Lưu ý: Đảm bảo tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì thói quen tập luyện đều đặn.

4. Làm thế nào để tập phục hồi hiệu quả?

Để hút mỡ bụng đạt hiệu quả, cần lưu ý thực hiện:

Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống cân bằng, giàu protein, rau xanh, và tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và đường.

Theo dõi sức khỏe: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và theo dõi tiến trình hồi phục với bác sĩ.

Ngủ đủ giấc: Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng để hỗ trợ quá trình hồi phục.

Kế hoạch luyện tập này giúp bệnh nhân phục hồi một cách an toàn và hiệu quả, đồng thời duy trì được kết quả phẫu thuật lâu dài. 

Lưu ý, người bệnh luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và điều chỉnh kế hoạch luyện tập theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

BS. Nguyễn Trọng Thủy

Theo báo www.suckhoedoisong.vn

(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-can-tap-phuc-hoi-sau-phau-thuat-hut-mo-bung-16924062210263352.htm)

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT/ Zalo: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm