Lời khuyên của bác sỹ

"Bật mí" cách phòng tránh bệnh lý vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống là hiện tượng lão hóa tự nhiên và kèm theo các yếu tố như quá trình viêm do nhiễm trùng, dây chằng cột sống bị quá tải do mang vác nặng. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động nếu không được điều trị kịp thời. Vậy vôi hóa cột sống là gì? Làm thế nào để phòng tránh bệnh vôi hóa cột sống? Mời quý độc giả hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết này.

1. Vôi hóa cột sống là bệnh gì?

Vôi hóa cột sống là hiện tượng lão hóa tự nhiên theo thời gian, thường kèm theo các yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do nhiễm trùng, hoặc dây chằng vùng cột sống bị quá tải do việc nặng hay sai tư thế. Có thể bị vôi hóa cột sống cổ, và vôi hóa cột sống lưng hay vôi hóa cột sống thắt lưng.

Trước đây, bệnh lý này thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nhưng ngày nay lại xuất hiện ở cả những người trẻ do thói quen xấu trong sinh hoạt như ngồi sai tư thế và ít luyện tập thể thao.

Nhìn chung, người bị vôi hóa cột sống do lão hóa tự nhiên vẫn có thể cải thiện chức năng cột sống bằng vật lý trị liệu và các bài tập phù hợp. Đối với những trường hợp vôi cột sống ở người trẻ hoặc không do lão hóa tự nhiên, người bệnh cần tìm hiểu và điều trị nguyên nhân gốc, kết hợp với tập luyện, thay đổi lối sống để phục hồi chức năng cột sống. Vì bệnh vôi hóa cột sống có rất nhiều nét tương đồng với bệnh gai cột sống. Chính vì vậy để có được cách điều trị bệnh hiệu quả, cần kịp thời theo dõi và gặp bác sĩ để có phác đồ thích hợp.
 

Xem thêm: Bác sĩ thể thao Nguyễn Trọng Thủy chia sẻ “Bệnh cột sống - Nguy cơ trẻ hóa và mối lo không của riêng ai”

2. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh vôi hóa cột sống?

Vôi hóa cột sống thường do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân trực tiếp gây ra vôi hóa cột sống

Nguyên nhân trực tiếp của vôi hóa cột sống là sự lão hóa của cột sống. Đây là tình trạng cột sống mất dần cấu trúc và chức năng vốn có. 

Đây là tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể, vì vậy bệnh thường xảy ra những những người trên 50 tuổi vì đây là mốc thời gian cơ thể người bắt đầu có sự suy giảm chức năng.

Bên cạnh đó, cột sống bị vôi hóa cũng có thể là biến chứng của chấn thương từ tủy sống hoặc các rễ thần kinh. Chấn thương có thể là do thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đĩa đệm. Điều này sẽ tạo a sự chèn ép lên dây chằng hoặc dây thần kinh và gây nên căn bệnh này.

Ngoài ra, vôi hóa cột sống cũng là hậu quả của những nguyên nhân sau đây:

- Xương không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy để nuôi dưỡng. Từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống

- Thoái hóa các tế bào, giảm quá trình trao đổi chất

Xem thêm: Nguyên nhân và 4 dạng cong vẹo cột sống nào thường gặp?

Những yếu tố gây nguy cơ vôi hóa cột sống

Vôi hóa xương ở người trẻ, không phải do lão hóa tự nhiên, thường hệ lụy của quá trình tạo áp lực lớn lên cột sống trong thời gian dài. Điều này thường xảy ra nhiều ở những người làm các công việc tay chân, hoặc thường xuyên khuân vác. Đôi khi, nó cũng xảy ra ở những vận động viên và người hoạt động nhiều với cường độ cao.

Những đối tượng ngày có nguy cơ gặp chấn thương cột sống, ảnh hưởng đến các dây chằng, tủy sống nhiều hơn người khác. Đây được xem là một yếu tố hàng đầu khiến người trẻ bị vôi hóa cột sống sớm.

Ngoài ra, những người ít vận động, ngồi một chỗ cũng có khả năng bị vôi hóa sớm. Việc ít vận động sẽ gây ra tình trạng khí huyết lưu thông kém, từ đó dẫn đến các khớp xương bị chèn ép. Như thế, nguy cơ bị viêm nhiễm ở cơ xương khớp cũng sẽ tăng dần theo đó. Vì cơ bắp kết nối với xương thông qua gân và dây chằng, đóng vai trò là đòn bẩy hỗ trợ cho xương khớp. Đây là lý do, nếu bạn ít vận động,= thì các mô cơ không có đủ dưỡng chất để duy trì chức năng và phát triển. Và hệ lụy lớn của việc này chính là vôi hóa cột sống khi tình trạng các khớp và xương tại đây đã sớm suy giảm khả năng làm việc của chúng.

3. Những biến chứng nào có thể gặp phải do vôi hóa cột sống gây ra?

Vôi hóa cột sống nếu phát hiện sớm có thể điều trị và cải thiện tốt. Tuy nhiên, bệnh cũng cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống và khả năng hoạt động của người bệnh.

Những biến chứng mà người bệnh cần phải đề phòng gồm:

  • Vẹo cột sống, gù lưng
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Hẹp tủy sống
  • Chèn ép rễ thần kinh
  • Rối loạn tiền đình

4. Những đối tượng nào có nguy cơ bị vôi hóa cột sống?

Từ nguyên nhân của bệnh, có thể kể đến các đối tượng có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống như:

  • Tuổi tác: Những người lớn tuổi;
  • Nghề nghiệp: những người ít vận động, làm việc ngồi một chỗ trong thời gian dài;
  • Chế độ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng không bổ sung đủ chất hoặc béo phì cũng dẫn đến nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống.

5. "Bật mí" cách phòng tránh bệnh lý vôi hóa cột sống

Để phòng ngừa vôi hóa cột sống, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp sau:

- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động như: ngồi lâu, đứng lâu một tư thế; mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế.

- Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, tránh béo phì.

- Tập luyện các môn thể thao vừa sức.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dị dạng c.ột sống.

- Không mang vác những đồ vật quá nặng.
 

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm