3 THÓI QUEN trong sinh hoạt giúp ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT hiệu quả
Đường huyết là chỉ số thể hiện lượng đường glucose trong máu của cơ thể. Đường huyết ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của cơ thể, nhất là đối với người mắc bệnh đái tháo đường. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, bàn chân, mắt… ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu 3 THÓI QUEN trong sinh hoạt giúp ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT hiệu quả
1. 3 THÓI QUEN trong sinh hoạt giúp ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT hiệu quả
1.1. Chế độ ăn uống hợp lý, đủ 3 bữa mỗi ngày
Giữ thói quen ăn uống điều độ và đúng giờ, bạn nên ăn đúng giờ, đúng bữa, không bỏ ăn và ăn bù vào bữa khác. Bạn cũng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì ăn thành 3 bữa chính như bình thường. Bạn nên ăn ít hơn trong 3 bữa này và bù thêm 1 – 3 bữa phụ bổ sung calo. Điều này sẽ giúp cơ thể duy trì một lượng đường huyết ổn định, không quá cao hay quá thấp. Đây là nền tảng trong điều trị đái tháo đường, chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người đái tháo đường kiểm soát tốt đường huyết, cân nặng và giảm thiểu các biến chứng.
Xem thêm: Giá đỗ - Loại hạt "mọc mầm" giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa ung thư hiệu quả
1.2. Bổ sung ngũ cốc vào chế độ ăn uống hằng ngày
Người lớn nên ăn 200 - 300 gram ngũ cốc hàng ngày, đồng thời tăng vừa phải hàm lượng chất xơ và protein trong chế độ ăn để ngăn ngừa tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Ngoài ra, khi ăn cơm bạn nên nhai chậm và kỹ để kiểm soát đường huyết.
1.3. Tập thể dục đều đặn và điều độ
Việc tập thể dục cùng với chế độ ăn hợp lý được coi là nền tảng của mọi phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường. Bạn được khuyến khích vận động thường xuyên, tăng cường tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày và ít nhất 5 ngày/ tuần. Bạn có thể chọn những hình thức tập thể dục phù hợp với sức khỏe và sở thích của mình, như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nhảy dây, thể dục nhịp điệu… Tập thể dục sẽ giúp cơ thể tiêu thụ đường huyết, giảm cân, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tâm trạng.
2. Một số thói quen khác và hình thành nguyên tắc sống giúp ổn định đường huyết
2.1. Kiểm soát theo dõi đường huyết
Bạn cần thường xuyên đo và ghi lại nhật ký kết quả đo đường huyết tại nhà. Bạn cần lưu ý các thời điểm đo bao gồm: đo đường huyết lúc đói (trước khi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn chiều), đo đường huyết sau ăn (cách 2 giờ sau khi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn chiều), trước khi ngủ, trước hoặc sau khi tập thể dục. Bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết thông thường hoặc các thiết bị theo dõi đường huyết liên tục để có kết quả chính xác và kịp thời. Việc theo dõi đường huyết sẽ giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc một cách phù hợp.
Xem thêm: 5 Dấu hiệu cảnh báo ĐƯỜNG HUYẾT đang tăng cao
2.2 Xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý
Bạn nên có một lịch sinh hoạt ổn định, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh thức khuya và ngủ quá nhiều. Bạn cũng nên tránh những yếu tố gây căng thẳng, lo âu, bực bội, vì chúng có thể làm tăng đường huyết. Hãy tìm những cách thư giãn và giải tỏa tâm lý như nghe nhạc, đọc sách, thiền, yoga…
2.3. Tiêu thụ carb một cách lành mạnh
Carb là một loại dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng cũng là nguồn chính gây tăng đường huyết. Bạn nên hạn chế những loại carb đơn giản như đường, mật, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt… và ưu tiên những loại carb phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám, gạo lứt, hạt quinoa… Những loại carb này sẽ giúp cơ thể hấp thụ đường chậm hơn, giảm sự biến động của đường huyết.
2.4. Cách chế biến cũng ảnh hưởng đến lượng carb tiêu thụ
Bạn nên chọn những cách chế biến nhẹ nhàng như luộc, hấp, nướng, xào… thay vì chiên, rán, quay, nấu nhiều dầu mỡ. Bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc, cá, trứng… để cung cấp đủ chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bạn nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, có chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản, phẩm màu…
2.5. Thường xuyên chăm sóc đôi chân
Người bệnh nên tự kiểm tra hoặc nhờ người thân kiểm tra bàn chân hằng ngày để phòng khi có nứt da chân, chấn thương chân hoặc dấu hiệu nhiễm trùng chân. Nếu nhận thấy da đổi màu, da nứt nẻ, rộp phồng, các vết nứt sâu trên da, da bàn chân đỏ và sưng xung quanh móng chân, chảy dịch hoặc mưng mủ… người bệnh cần thăm khám với bác sĩ phụ trách để được chăm sóc y tế. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
2.6. Hạn chế rượu, bia và thuốc lá
Bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là ngừng hẳn việc uống rượu, bia và hút thuốc lá. Những thói quen này không những gây hại cho sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường
2.7. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị
Bạn cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, bao gồm dùng thuốc uống hoặc tiêm insulin đúng liều lượng, đúng thời gian và đúng cách. Bạn cũng nên thường xuyên tái khám và theo dõi sức khỏe, cũng như các chỉ số liên quan như huyết áp, mỡ máu, acid uric, chức năng thận… Bạn nên tránh tự ý thay đổi liều thuốc hoặc ngừng dùng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
2.8. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe ít nhất là 6 tháng/lần để theo dõi chỉ số đường huyết và biến chứng của bệnh tiểu đường trên bàn chân, mắt, tim mạch, thận,…
Để ổn định đường huyết tốt, bạn nên thường xuyên cập nhật kiến thức và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học, một thói quen sống lành mạnh.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!