5 TÁC HẠI khi DƯ THỪA CANXI trong cơ thể - Bạn có biết ?
Canxi là một chất không thể thiếu trong cơ thể giúp xương khớp của chúng ta luôn được chắc khỏe ngoài ra tim, cơ bắp và dây thần kinh của chúng ta cũng càn canxi để hoạt động một cách tốt nhất. Vậy nếu cơ thể thừa canxi có gây ra tác hại gì không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 5 TÁC HẠI khi DƯ THỪA CANXI trong cơ thể .
1. Cơ thể cần bao nhiêu Canxi là đủ?
Mỗi độ tuổi sẽ cần bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể (theo tổ chức Y tế Thế giới WHO) theo tiêu chí dưới đây:
- Trẻ em 0 - 1 tuổi: Cần 400mg – 600mg /ngày.
- Trẻ em 1 - 10 tuổi: Cần 800 mg /ngày.
- Người lớn 11 - 24 tuổi: Cần 1200 mg /ngày.
- Người lớn 24 – 50 tuổi: Cần 800mg – 1000mg /ngày.
- Phụ nữ có thai, người cao tuổi: Cần 1200 mg – 1500 mg /ngày.
2. 5 TÁC HẠI khi DƯ THỪA CANXI trong cơ thể - Bạn có biết ?
-
Dư thừa canxi trong cơ thể có thể gây ra nhiều rối loạn khác trong hệ xương như đau xương và khớp, giảm chiều cao biến dạng cột sống và gù.
-
Việc bổ sung quá nhiều canxi làm mất cân bằng giữa việc tái tạo xương mới và tiêu xương cũ, lâu dần khiến vôi hóa xương.
-
Dư thừa canxi làm rối loạn hoạt động tuyến cận giáp - tuyến kiểm soát lượng canxi trong máu làm tăng canxi huyết.
-
Lượng canxi nhiều trong cơ thể, nó sẽ liên kết với phosphat để hình thành apatit khiến xương trở nên cứng giòn và dễ gãy.
-
Lượng canxi dư thừa trong cơ thể làm giảm hấp thụ magie khiến xương khớp yếu hơn.
3. Những dấu hiệu nào cảnh báo cơ thể đang dư thừa CANXI?
3.1. Đối với tình trạng dư thừa canxi mức độ nhẹ
✅ Táo bón là dấu hiệu thừa canxi
Táo bón là một trong những biểu hiện thừa canxi dễ nhận biết nhất bởi canxi rất khó hấp thụ hết hoàn toàn. Thông thường, cơ thể trẻ chỉ có thể hấp thụ được khoảng 40 - 60% lượng Canxi được cung cấp. Lượng Canxi dư thừa còn lại kết hợp với chất xơ trong thực vật dẫn đến kết tủa Canxi và bị đào thải ra ngoài. Canxi có tính hút nước cao, khi đi tới ruột non, chúng hút cạn nước làm phân rắn và cứng gây ra tình trạng táo bón.
✅ Buồn nôn, đau bụng
Buồn nôn, đau bụng là một triệu chứng thừa canxi. Dư thừa quá nhiều Canxi khiến cơ thể rơi vào tình trạng dễ bị trầm cảm, chóng mặt và buồn nôn. Bởi dư thừa Canxi khiến cho tuyến cận giáp sản xuất hormone với số lượng lớn làm tăng nguy cơ bị bệnh cường giáp, đây là căn bệnh khiến chúng ta cảm thấy buồn nôn và khó chịu.
✅ Biếng ăn
Thừa canxi có biểu hiện gì? Đó chính là biếng ăn. Việc cung cấp quá nhiều canxi sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, ăn không ngon miệng làm người thừa xanxi lười ăn, biếng ăn. Ngoài ra, hàm lượng canxi trong cơ thể quá cao cũng làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Điều đó dẫn đến việc cơ thể suy dinh dưỡng, ốm yếu cho không có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
3.2. Thừa canxi có biểu hiện gì ở mức độ nặng?
✅ Đau xương, cơ
Đau nhức xương, cơ cũng là một biểu hiện thừa canxi. Dư thừa canxi trong cơ thể là nguyên nhân gây ra tình trạng vôi hóa xương khiến xương bị đau, cứng, kém linh hoạt hơn và dễ gãy, co cơ, chuột rút, đau nhức cơ.
Xem thêm: Chế độ DINH DƯỠNG giúp GIẢM ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP lúc giao mùa
✅ Đi tiểu nhiều, tiểu ra máu
Canxi có tính hút nước rất cao. Khi cơ thể thừa canxi, người bệnh sẽ luôn ở trong trạng thái thiếu nước, háo nước, do đó thường xuyên khát nước, uống nhiều nước. Điều này dẫn đến tính trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày thậm chí tiểu ra máu, cảm giác đau rát khi đi tiểu.
✅ Rối loạn nhịp tim là dấu hiệu thừa canxi
Lượng canxi trong cơ thể quá nhiều khiến cho nồng độ Canxi trong máu tăng cao đột biến. Điều đó gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Dưới ảnh hưởng của canxi, cơ thể tiết nhiều hormone khác nhau tạo ra những cơn đau tim.
Người bị dư thừa nhiều Canxi sẽ có hệ tim mạch hoạt động không ổn định. Dư thừa canxi cũng dẫn đến tình trạng huyết áp thấp khiến cơ thể hay bị mệt mỏi và chóng mặt.
Xem thêm: Bệnh lý TIM MẠCH và TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY có mối liên kết với nhau như nào?
4. Làm thế nào để bổ sung Canxi cần an toàn và hiệu quả?
Thông thường, canxi sẽ được cung cấp qua các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Nếu trong khẩu phần ăn uống không đủ canxi thì việc bổ sung ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý bổ sung đúng với nhu cầu, không thiếu thì không cần bổ sung, nếu bổ sung quá mức có thể sẽ gây hại tới cơ thể.
Theo một số nghiên cứu, liều thường dùng của canxi là từ 500 - 600mg mỗi lần và từ một đến hai lần mỗi ngày, tùy nhu cầu của cơ thể người sử dụng mà thầy thuốc sẽ có chỉ định.
Những người bị suy thận, sỏi thận, phụ nữ có thai hay đang cho con bú, người già yếu, người có nhiều bệnh lý kết hợp, người có rối loạn nhịp tim,... tuyệt đối phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng canxi. Mặt khác, trong quá trình sử dụng canxi để bổ sung cho cơ thể, cần chú ý những điểm sau:
-
Đối người bị thiếu canxi thì khi bổ sung nên chia thành nhiều lần uống trong ngày để cơ thể có thể dễ hấp thu và tránh khả năng gây độc.
-
Để bổ sung canxi hiệu quả, an toàn, khi dùng thực phẩm giàu canxi hoặc thuốc canxi cần hạn chế ăn chung với rau củ quả có vị chát, ngũ cốc nguyên vỏ bởi đó sẽ là nguyên nhân làm hạn chế khả năng hấp thu canxi và nên tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng để giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn.
-
Bổ sung canxi chỉ thật sự phát huy tác dụng khi uống vào buổi sáng hoặc trưa, đặc biệt không nên uống vào buổi chiều, tối vì sẽ gây khó ngủ.
-
Nên uống sau bữa ăn khoảng một giờ và không nên dùng chung canxi với tất cả các loại sữa và chế phẩm của sữa.
Canxi là khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể nhưng không phải vì điều đấy mà chúng ta lại lạm dụng sử dụng chúng quá nhiều. Bạn nên có sự tư vấn từ bác sĩ nếu có nhu cầu muốn bổ sung canxi hợp lý cho cơ thể.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!