Bí quyết nhỏ giúp GIẢM ĐAU CỨNG CỔ sau khi ngủ dậy hiệu quả
Đau cứng cổ sau khi ngủ dậy không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến tinh thần giảm sút, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Đau cứng cổ sau khi ngủ dậy thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như tư thế ngủ sai cách hoặc mắc các bệnh lý về cột sống. Bài viết này sẽ mách bạn một số bí quyết nhỏ giúp GIẢM ĐAU CỨNG CỔ sau khi ngủ dậy hiệu quả.
1. Vì sao chúng ta hay gặp tình trạng đau cứng cổ sau khi ngủ dậy?
Ngủ dậy bị đau nhức cổ thường mang đến cảm giác căng cứng, kèm theo đau nhức khi thực hiện động tác đơn giản như xoay cổ, quay đầu. Tình trạng này có thể là hệ quả từ những nguyên nhân như:
✅ Thường do sai tư thế ngủ
Thói quen nằm sấp khi ngủ có thể khiến cổ bị vẹo sang một bên trong nhiều giờ liền, dẫn đến tình trạng căng cơ, đau và cứng cổ khi thức dậy vào mỗi buổi sáng. Thay vào đó, bạn nên ngủ với tư thế ngủ lành mạnh, khoa học hơn: nằm ngủ nghiêng hoặc nằm ngửa.
Nếu bạn ngủ với tư thế nằm nghiêng, hãy thử kê một chiếc gối nhỏ giữa hai chân. Vì điều này có thể giúp duy trì vị trí cổ thẳng hàng với cột sống của bạn, từ đó giảm cơn đau nhức cổ vào buổi sáng.
Xem thêm: Đau cứng cổ sau khi ngủ dậy - Nguyên nhân do đâu?
✅ Có thể do chúng ta dùng gối kê đầu không phù hợp
Sử dụng gối kê đầu không phù hợp cũng là căn nguyên gây ra tình trạng đau cơ cổ. Chức năng của gối kê là giữ cho đầu của bạn ở vị trí trung lập, tạo tư thế ngủ thoải mái, giảm thiểu cơn đau ở vùng gáy cổ khi thức dậy vào sáng sớm. Vì vậy, nếu chọn gối kê quá cao, cổ của bạn sẽ bị đẩy về phía trước, gây khó khăn khi thực hiện động tác xoay vặn.
Tốt nhất là bạn nên sử dụng gối kê mềm mại, ví dụ như cao su có độ đàn hồi tốt hoặc các loại gối hơi để nâng đỡ đầu và cổ của bạn đúng cách, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ đau nhức cổ cũng như cải thiện tốt chất lượng giấc ngủ.
✅ Chuyển động đột ngột khi ngủ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cứng cổ sau khi ngủ dậy
Các cử động đột ngột, chẳng hạn như ngồi bật dậy hoặc vung tay chân khi mơ ngủ thường gây ra các phản ứng co thắt, đau nhức cổ vai gáy. Ngoài ra, các tư thế lăn, trở người hoặc cố gắng ngủ cũng gây căng thẳng và áp lực lên cổ. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ làm bong gân, tạo cảm giác đau mỏi, khó chịu khi thức giấc.
✅ Do chấn thương
Một số chấn thương khi chơi thể thao thường không mang đến cơn đau ngay lập tức. Thay vào đó, bạn sẽ cảm nhận tình trạng mỏi cổ sau một vài ngày. Đặc biệt, các biểu hiện đau nhói thường xuất hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy.
✅ Do các bệnh xương khớp
-
Đau cơ xơ hóa
Là tình trạng đau mạn tính sâu trong cơ, dây chằng, gân và bộ phận mềm của cơ thể. Các điểm đau khi ấn sâu thường tập trung ở vùng cổ, vai, gáy hoặc lưng. Đồng thời, cơn đau có thể gia tăng vào buổi sáng và buổi tối.
-
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Do vận động thể chất vượt quá giới hạn, tư thế nằm ngồi sai cách hay chịu áp lực lớn trong thời gian dài nên các đĩa đệm trên khu vực cột sống cổ rất dễ bị tổn thương và thoát vị, gây ra tình trạng đau mỏi gáy, đau nhức bả vai trái hoặc phải, hoặc đau nhức 1 bên vai trái hoặc phải, dẫn đến khó khăn trong việc cúi ngửa hoặc quay cổ.
-
Thoái hóa cột sống cổ
Là hiện tượng hư khớp trên các diện đốt sống, đĩa đệm đốt cho đến các bao hoạt dịch, dây chằng. Về lâu dài, quá trình này gây ra chứng thoái hóa đốt sống, gây đau nhức bả vai trái hoặc phải, hoặc đau nhức 1 bên vai trái hoặc phải, và làm tăng cảm giác đau mỏi, đặc biệt là khi cử động vùng cổ.
Xem thêm: 4 tác dụng thần kỳ mà tập YOGA mang lại cho những người bị THOÁI HÓA CỘT SỐNG
2. Bí quyết nhỏ giúp GIẢM ĐAU CỨNG CỔ sau khi ngủ dậy hiệu quả
Để phòng tránh tình trạng đau cứng cổ sau khi ngủ dậy chúng ta có thể lưu ý như sau:
-
Sau một ngày làm việc hãy để cho cổ được nghỉ ngơi bằng cách lựa chọn gối phù hợp. Một chiếc gối vừa phải giúp nâng đỡ tốt phần cột sống cổ hiệu quả, vừa làm giảm đau nhức vừa giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
-
Không nên nằm ngủ sấp tránh gây áp lực lên dạ dày và vùng cổ vai gáy.
-
Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên cơ vùng cổ, để cổ được nghỉ ngơi, xoa bóp, mát xa cổ trước khi ngủ và sau khi thức dậy có thể giúp hạn chế tình trạng cứng khớp cổ.
-
Tắm nước ấm trước khi đi ngủ.
-
Không nên làm việc liên tục trong thời gian dài, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
-
Bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất như vitamin B, C, E, K,...
Xem thêm: Mách bạn cách phòng tránh đau cứng cổ sau khi ngủ dậy
3. Đau cứng cổ sau khi ngủ dậy - Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Tình trạng đau mỏi cổ khi ngủ dậy có thể tự khỏi sau vài ngày được chăm sóc. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần đến khám bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu như xuất hiện chứng cứng cổ, đau mỏi, kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
-
Sốt cao
-
Đau đầu
-
Buồn nôn
-
Đau ngực và khó thở
-
Xuất hiện cục u ở vùng cổ
-
Khó nuốt thức ăn
-
Cơn đau lan xuống cánh tay hoặc chân
-
Tê bì, ngứa ran ở tay chân
Đau cứng cổ sau khi ngủ dậy là tình trạng bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu chủ động điều trị và phòng ngừa đau nhức cổ thông qua các biện pháp như massage, tập thể dục, sử dụng thuốc giảm đau không kê toa, hay thăm khám bác sĩ kịp thời, bạn có thể cải thiện đáng kể tình trạng đau cổ, căng cơ trong thời gian ngắn nhất.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!