Bài viết chuyên môn

Bong điểm bám DÂY CHẰNG CHÉO SAU - Điều trị thế nào?

Bong điểm bám dây chằng chéo sau là tổn thương thường gặp trong chấn thương khớp gối do tai nạn giao thông, chấn thươ.ng thể thao, ...Nguyên nhân gây ra chấn thương này là do khớp gối bị tác động bởi một lực rất mạnh khiến dây chằng bị căng đột ngột, dẫn đến bong điểm bám dây chằng chéo sau. Vậy điều trị và chăm sóc Bong điểm bám dây chằng chéo sau thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này.

1. Bong điểm bám dây chằng chéo là gì?

Bong điểm bám dây chằng chéo là một trong những tổn thương thường gặp trong chấn thương khớp gối gặp phải do tai nạn khi tham gia tham gia giao thông, chơi thể thao, lao động… bị một lực tác động mạnh làm cho dây chằng vùng gối căng đột ngột và quá mức dẫn đến bong diện bám của dây chằng chéo khỏi diện mâm chầy. 

Theo Mayer và Mc Keevers, căn cứ vào mức độ di lệch của mảnh bám dây chằng thì chấn thương có thể chia làm 4 mức độ sau:

  • Độ I: Mảnh xương bong không di lệch.

  • Độ II: Mảnh xương bong bị di lệch một phần ra khỏi vị trí bám trên mâm chày.

  • Độ III: Mảnh xương bong di lệch hoàn toàn khỏi diện bám, không còn tiếp xúc với mâm chày nhưng mảnh bám vẫn còn nguyên. Trong đó:

              + Độ IIIa: Chỉ bong phần điểm bám của dây chằng chéo.

              + Độ IIIb:  Bong cả một phần của gai chầy sau, mảnh xương bật ngược lên khỏi bề mặt diện gai chày.

  • Độ IV: Bong hoàn toàn và mảnh xương bám bị gãy thành nhiều mảnh nhỏ phức tạp.

Xem thêm: Đứt bán phần DÂY CHẰNG CHÉO SAU - Điều trị và chăm sóc thế nào?

2. Dấu hiệu Bong điểm bám dây chằng chéo sau

  • Đau nhói ngay chỗ bong.

  • Sưng nề vùng chấn thương.

  • Vận động chân bị hạn chế trong khi sinh hoạt hằng ngày.

  • Sau một thời gian không điều trị sẽ có cảm giác lỏng gối, vận động đi lên dốc hay cầu thang gặp khó khăn, nặng hơn là bệnh nhân không thể duỗi thẳng gối.

  • Phim chụp X-Quang thể hiện rõ điểm bong của dây chằng và mức độ tổn thương.

Xem thêm: Đứt bán phần dây chằng chéo trước - Điều trị và chăm sóc thế nào?

3. Bong điểm bám DÂY CHẰNG CHÉO SAU - Điều trị thế nào?

3.1. Mục đích điều trị

  • Đưa được mảnh bám về đúng vị trí ban đầu.

  • Cố định mảng bám vững chắc để bệnh nhân có thể vận động khớp gối sớm.

  • Loại bỏ những nguyên nhân kẹt khớp, cản trở quá trình phục hồi của xương.

  • Giúp bệnh nhân có thể duỗi gối tối đa mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.

3. 2. Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào mức độ bong điểm bám dây chằng và tình trạng thương tổn mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

  • Độ I: Điều trị bảo tồn bằng cách tiến hành bó bột trong khoảng thời gian từ 4-6 tuần. Sau khi tháo bột, bệnh nhân cần tích cực tập luyện các bài phục hồi chức để xương nhanh liền và tránh nguy cơ cứng khớp gối.

  • Độ II: Bệnh nhân sẽ được nắn chỉnh và chọc hết máu tụ trong khớp. Sau đó tiến hành bó bột như trường hợp mức độ I. Nếu nắn chỉnh không đạt yêu cầu thì các bác sĩ sẽ chuyển qua điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi và cố định mảnh gãy.

  • Độ III và Độ IV: Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi nắn chỉnh và cố định lại mảnh gãy. Có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật được áp dụng như: Khâu chỉ thép, bắt vít, khâu chỉ neo, kim Kirschner,… Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định, do đó tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn phù hợp.

Vậy điều trị và chăm sóc Bong điểm bám dây chằng chéo sau thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thuỷ

4. Một số lưu ý khi điều trị bong điểm bám dây chằng chéo

Sau khi điều trị bong điểm bám dây chằng chéo, bệnh nhân sẽ gặp phải một số dấu hiệu như:

Một số bệnh nhân than phiền vẫn còn cảm giác đau nhức sau 1 tháng phẫu thuật bong điểm bám dây chằng chéo, tuy nhiên hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Bong nơi bám dây chằng chéo bản chất vẫn là một loại gãy xương, do lực kéo căng quá mức khiến diện mảnh dây chằng bong ra khỏi thân xương nên 1 tháng đau nhức chính là giai đoạn xương đang lành lại chưa hoàn toàn.

Cứng khớp gối: Đây là dấu hiệu một số người bệnh có thể gặp. Nguyên nhân của tình trạng là do bác sĩ yêu cầu người bệnh bất động chân bệnh bằng cách mang nẹp cố định một thời gian. Sau thời gian bất động chi, các khối máu tụ (nơi diện bám bong ra gây chảy máu và đông lại) tạo thành các sợi dây dính trong bao khớp, kèm các phản ứng viêm sau tổn thương sẽ khiến gối co rút lại và gây cứng khớp sau mổ;

Teo cơ vùng đùi: Sau phẫu thuật người bệnh cần bất động chân một thời gian nên các cơ vùng đùi dĩ nhiên hoạt động ít và sẽ bị teo đi. Điều này dẫn đến sức mạnh các cơ này suy giảm, chân bệnh sẽ yếu hơn chân lành, một số trường hợp người bệnh còn chỉ có thể nâng chân khỏi mặt giường khoảng 9-11cm.

Về chương trình tập luyện phục hồi sau điều trị bong điểm bám dây chằng chéo: Tùy thuộc vào các yếu tố như chất lượng phẫu thuật, cơ địa và khả năng chịu đựng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập khác nhau. Tuy nhiên mục đích chung vẫn là giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động chân tổn thương trong thời gian sớm nhất cùng chất lượng tốt nhất. Quá trình phục hồi có thể cá thể hóa nhưng đa phần các bài tập đều có các nguyên tắc chung như:

  • Tập gồng cơ tại chỗ để phục hồi sức cơ, hạn chế tối đa tình trạng teo cơ và hỗ trợ thực hiện các động tác phục hồi chức năng dễ dàng hơn;

  • Bong điểm bám dây chằng chéo yêu cầu các bài tập phục hồi biên độ khớp phải hợp lý về mặt thời gian, vừa không quá muộn (gây cứng gối không hồi phục) vừa không quá sớm (tăng nguy cơ bong điểm bám tái phát);

Để đảm bảo khả năng phục hồi sau mổ tốt nhất, người bệnh nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế có các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được hướng dẫn, đảm bảo khả năng phục hồi chức năng vận động tốt nhất.

Một số thời điểm trong quá trình phục hồi chức năng người bệnh cần lưu ý:

  • Sau phẫu thuật, người bệnh bất động bằng nẹp bột trong 3 tuần đầu, lúc này cần tập gồng cơ tại chỗ và sử dụng 2 nạng hỗ trợ di chuyển, cố gắng hạn chế lực nhiều lên chân tổn thương;

  • Sau 3 tuần, người bệnh tháo bột và chuyển sang các bài tập chủ động khớp gối để sớm phục hồi biên độ vận động khớp, tăng sức mạnh cho cơ đùi;

  • Sau thời gian mổ 3 tháng, người bệnh hoàn toàn có thể chạy trên mặt phẳng hoặc lên xuống cầu thang;

  • Sau phẫu thuật nội soi khớp gối khâu lại diện bám 6 tháng có thể chơi thể thao trở lại.

Trên đây là một số thông tin về bong điểm bám dây chằng chéo. Ngay khi phát hiện có dấu hiệu của chấn thương thì bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để chữa trị kịp thời và tránh được những biến chứng về sau. 

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm