Gãy xương sên do lật cổ chân - Điều trị và chăm sóc thể nào?
Xương sên có vai trò quan trọng trong việc chịu lực của cơ thể ở vùng bàn chân. Do đó, khi không may gặp chấn thương gãy xương sên nhiều người lo sợ không biết có còn đi lại được không, có nguy hiểm không? Vậy gãy xương sên do lật cổ chân - Điều trị và chăm sóc thể nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này.
1. Xương sên là gì?
Xương sên là xương nhỏ ở vùng cổ bàn chân, vị trí nằm ở nằm giữa đầu dưới xương chày, xương gót và cẳng chân. Chức năng của xương sên là nâng đỡ cơ thể ở vùng bàn chân.
Gãy xương sên bàn chân là một chấn thương của vùng cổ bàn chân, được phân chia thành 3 loại, bao gồm:
-
Gãy cổ xương sên không di lệch;
-
Gãy xương sên di lệch trật 1 phần hoặc hoàn toàn, các khớp chày sên và sên gót vẫn bình thường;
-
Gãy xương sên khiến phần thân xương trật ra khỏi khớp chày sên, sên gót.
Xem thêm: Lưu ý 5 bước sơ cứu kịp thời rất quan trọng khi bị gãy xương
2. Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương sên?
Các nguyên nhân chính gây gãy xương sên gồm:
-
Có ngoại lực mạnh tác động trực tiếp vào vùng cổ chân.
-
Tai nạn giao thông.
-
Tai nạn lao động.
-
Ngã từ trên cao xuống trong tư thế chống chân.
-
Va chạm trong thể thao, nhất là các môn thể thao có tính đối kháng và va chạm mạnh.
Gãy xương sên có thể xảy ra đối với bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên những đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn, bao gồm:
-
Người cao tuổi: Các xương thoái hóa, lão hóa và giòn nên dễ gãy khi bị tác động
-
Những người mắc bệnh loãng xương hay ung thư xương
-
Thường xuyên sử dụng thuốc corticoid kéo dài
-
Phụ nữ đã mãn kinh.
Xem thêm: Thoái hóa khớp - Điều trị và chăm sóc thế nào?
3. Gãy xương sên có biểu hiện như thế nào?
Gãy xương sên bản chất vẫn là một loại gãy xương, do đó người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:
-
Cổ chân bầm tím, sưng phù
-
Đau chói ngay tại vị trí xương sên gãy, đặc biệt khi di chuyển đau sẽ dữ dội hơn
-
Mất hay giảm chức năng vận động của chân có xương sên gãy như hạn chế cử động, khó khăn khi đi lại...
-
Một số trường hợp có thể nghe tiếng lạo xạo xương mỗi khi cử động chân
-
Biến dạng bàn chân
-
Xuất hiện các cử động bất thường ở chân gãy
-
Trường hợp nặng nhất là gãy xương sên hở, xương đâm xuyên qua da và tạo vết thương hở ngoài da.
4. Gãy xương sên có nguy hiểm không?
Gãy xương sên đa phần đều kèm theo tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng. Từ đó gây chậm hoặc xương không thể lành lặn hoàn toàn, thậm chí là một số trường hợp xảy ra tình trạng tiêu xương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại, sinh hoạt của bệnh nhân. Bên cạnh đó, gãy xương sên còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho người bệnh như:
-
Chèn ép gây căng hoặc rách da, tạo vết thương hở
-
Chèn ép vào bó mạch – thần kinh chày sau
-
Nhiễm trùng hoặc hoại tử tổ chức da
-
Hoại tử vô mạch
-
Can lệch
-
Thoái hóa khớp cổ chân thứ phát
-
Viêm các khớp cổ chân và sên gót.
Để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm trên, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bị gãy hoặc vỡ xương sên, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời.
5. Gãy xương sên - Điều trị và chăm sóc thể nào?
Sau khi hỏi bệnh, thăm khám kỹ lưỡng, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang hoặc chụp MRI để xác định chẩn đoán. Sau đó, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng gãy xương sên, bác sĩ chấn thương chỉnh hình sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
✅ Điều trị bảo tồn gãy xương sên
Bệnh nhân gãy xương sên sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn trong các trường hợp gãy nhẹ, gãy xương sên ít hoặc không di lệch, gồm:
-
Nắn, chỉnh hình xương
-
Bó bột cố định xương
-
Sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị triệu chứng kèm theo.
✅ Phẫu thuật gãy xương sên
Biện pháp điều trị bằng phẫu thuật gãy xương sên được chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Khi điều trị bảo tồn xương sên không hiệu quả
-
Gãy thân xương sên di lệch nhiều
-
Gãy cổ xương sên di lệch
-
Gãy kèm theo trật xương sên hoàn toàn.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ điều trị sẽ tiến hành mổ kết hợp các phần xương sên bị gãy. Một số trường hợp người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ xương sên, sau đó hàn khớp để điều trị dứt điểm hoàn toàn các triệu chứng.
Vậy để biết thêm chi tiết điều trị GÃY XƯƠNG SÊN do lật cổ chân thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.
Để quá trình liền xương sên diễn ra nhanh chóng hơn, khi chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương sên, các bạn cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề dưới đây:
-
Lưu ý quan trọng hàng đầu là tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ: Về việc sử dụng thuốc, thời gian tái khám.
-
Tránh đi lại nhiều, vận động mạnh, đặc biệt là ở bên chân bị gãy xương sên.
-
Nên kê chân cao khi ngủ hoặc ngồi.
-
Cho bệnh nhân ăn uống đa dạng, đủ dưỡng; tăng chế độ ăn giàu canxi như, tôm, cua, các loại thịt, cá, các loại đậu, rau xanh…
-
Có thể bổ sung canxi dưới dạng thuốc phòng trường hợp chế độ ăn hàng ngày không đủ canxi giúp xương mau liền và phục hồi.
Thời gian điều trị và phục hồi chức năng của bệnh nhân gãy xương sên rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ gãy, tuổi tác, sức khỏe người bệnh:
-
Người trẻ tuổi có sức khỏe tốt, xương sên gãy thường hồi phục sau 3-4 tuần điều trị;
-
Người già hoặc sức khỏe yếu thì thời gian phục hồi lâu hơn, khoảng 6-8 tuần sau phẫu thuật.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!