Lời khuyên của bác sỹ

Lợi ích của việc ngâm chân đối với hệ xương khớp

Đau xương khớp là vấn đề mà nhiều người gặp phải, nhiều người sử dụng thuốc giảm đau để đẩy lùi cơn đau. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc giảm đau trong một thời gian dài có thể gây ra những vấn đề về xương khớp không mong muốn. Vì vậy, việc ngâm chân sẽ mang lại hiệu qủa đối với hệ xương khớp. Vậy việc ngâm chân có những lợi ích gì dối với hệ xương khớp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin dưới đây.

1. Lợi ích của việc ngâm chân đối với hệ xương khớp

Bàn chân tuy nhỏ bé nhưng được xem là “gốc rễ” của cơ thể bởi chúng tập trung 6 đường kinh với nhiều huyệt vị khác nhau. Và mỗi huyệt vị, dây thần kinh dưới lòng bàn chân đều có nhiệm vụ và công dụng riêng trong điều trị bệnh. Vì thế, nếu bạn thường xuyên ngâm và xoa bóp chân, không những giúp cơ thể khỏe mạnh, điều chỉnh thể trạng, mà còn giúp kéo dài tuổi thọ. 

Việc ngâm chân đúng cách bằng nước ấm, giúp mạch máu ở gan bàn chân được sưởi ấm.

Máu từ đó theo vòng tuần hoàn trong cơ thể đi tới những vùng khác nhau, làm tăng cường sự lưu thông máu, đưa máu đi nuôi dưỡng những vùng xương khớp bị tổn thương và giảm tình trạng huyết ứ tại các vùng đầu khớp. Ngoài ra còn làm giảm áp lực các rễ thần kinh bị chèn ép.

Việc khí huyết được lưu thông, làm giảm ứ trệ tại các vị trí xương khớp bị tổn thương, từ đó làm giảm đau dễ vận động hơn.

Ngâm chân tại nhà với thảo dược có thể giúp giãn nở, giảm đau cơ gân khớp, đồng thời ngăn ngừa các cơn đau khớp vào những ngày trời trở lạnh. Từ đó, cơ xương khớp sẽ trở nên dẻo dai hơn, hoạt động được trơn tru hơn.

Xem thêm: Tác dụng của ánh nắng mặt trời đối với hệ xương khớp của bạn

2. Những phương pháp ngâm chân dân gian lưu truyền lại có thể thực hiện tại nhà

 Nước ngâm chân từ sả, ngải cứu, muối và lá lốt

Với đặc tính khử phong và khử hàn tốt, gừng thường được giới Y học cổ truyền sử dụng như vị thuốc giúp trị liệu các vấn đề do phong thấp khá tốt. Người bệnh chỉ cần sử dụng vài lát gừng tươi ngâm trong nước ấm có thể giúp giảm đau và tạo sự thoải mái cho tinh thần và cơ thể. 

Chuyên gia nghiên cứu ở Đại học Georgia của Mỹ đã chứng minh, các tinh chất có trong gừng có thể trị liệu các vấn đề cơ xương khớp rất tốt.

Cách ngâm chân thảo dược như sau:

  • 5 nhánh sả
  • 1 nắm lá ngải cứu
  • 1 củ gừng tươi 
  • 1 nắm lá lốt với 
  • 20g muối hạt to
  • 1,5 lít nước

Đem nguyên liệu đã được làm sạch cho vào ấm chứa 1,5 lít nước và đun sôi. Để nước nguội còn khoảng 40°C và ngâm từ 10 – 15 phút.

Hơi nước ấm hòa quyện với các tinh chất trong thảo dược sẽ tạo cảm giác thư giãn cho đôi chân, hệ thần kinh và xương khớp, giảm đau hiệu quả. Thực hiện vào mỗi tối trước khi ngủ bạn sẽ cảm nhận được giấc ngủ ngon hơn, cảm giác đau nhức cũng sẽ được giảm xuống.

Lưu ý khi ngâm, xoa bóp chân với gừng, lá lốt, xả, ngải cứu

  • Khi ngâm bắt buộc phải ngâm ngập mắt cá chân khoảng 2cm. Do cổ chân có nhiều huyệt đạo, ngâm ngập vùng này sẽ giúp khí huyết lưu thông, tác động lên toàn bộ cơ thể.
  • Không nên ngâm trước và sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Thời điểm tốt nhất là 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Không nên ngâm quá lâu hay khi nước đã nguội lạnh
  • Sau khi ngâm nên lau khô chân luôn. Vào mùa đông, sau khi ngâm trong bồn ngâm xong nên lau khô với khăn sạch rồi lập tức ủ ấm.

Xem thêm: Chế độ ăn quá nhiều tinh bột ảnh hưởng đến hệ xương khớp của bạn thế nào?

✅ Ngâm bằng muối trắng

Theo Đông y, muối đi vào 3 kinh chính đó là Vị, Thận và Tâm, có tác dụng thanh tâm lương huyết, tả hỏa, nhuận táo, đồng thời làm chất dẫn dẫn các thuốc đi vào kinh lạc giúp giảm đau mỏi xương khớp. 

Các nhà nghiên cứu khoa học chỉ ra, khi muối được cho vào nước, chúng sẽ hòa tan. Khi đó, các hạt điện tích ngược được tạo thành, một đầu dương mang ion Natri và đầu âm mang ion Chloride. Lúc này, chúng sẽ thực hiện quá trình thẩm thấu và điều hòa, giúp cân bằng điện giải và kiểm soát chất lỏng trong cơ thể. Từ đó làm dịu cơ các khớp xương và cơ bắp, giúp hỗ trợ điều trị đau nhức.

Bài thuốc muối này mang lại nhiều tác dụng tốt đối với các vấn đề sức khỏe liên quan đến phong thấp, không chỉ giúp máu huyết lưu thông tốt mà còn tác động vào các huyệt vị trên gan bàn chân nhằm mục đích đả thông kinh mạch, giúp hệ thống xương khớp hoạt động trơn tru hơn. 

Cách pha nước muối ngâm chân như sau:

  • Sử dụng một chậu nước ấm có nhiệt độ từ 40 – 50 độ C
  • Sau đó cho muối hạt vào, khuấy đều và tiến hành ngâm và massage chân

Với cách bài thuốc ngâm và xoa bóp chân trị phong thấp này, người bệnh nên thực hiện thường xuyên mỗi ngày để có được kết quả giảm đau như mong muốn.

Lưu ý khi ngâm và massage chân bằng nước muối

Trong quá trình thực hiện ngâm chân bằng nước muối, chúng ta nên chú ý đến nhiệt độ nước ngâm. Ngâm bàn chân trong nước muối từ 15 – 20 phút, không nên ngâm quá lâu. Khung thời gian ngâm lý tưởng là sau khi ăn và trước khi đi ngủ 1 tiếng. Đối với người có vết thương hở ở chân, tốt nhất không nên áp dụng biện pháp này.

✅ Ngâm nước hoa cúc

Trong các bài thuốc, hoa cúc là một trong những những loại thảo dược ngâm chân được các thầy thuốc Đông y đặc biệt ưa chuộng. Lý do là vì chúng chứa nhiều hoạt chất hóa học có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp. 

Hoa cúc còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm. Quan trọng hơn chúng còn chứa nhiều hoạt chất tốt cho hệ thần kinh, giúp tinh thần thư giãn, giảm đau nhức cơ xương khớp.

Cách làm nước ngâm hoa cúc như sau:

  • Sử dụng một nắm hoa cúc phơi khô đem rửa sạch và đun sôi với 1 lít nước

Sau đó, lọc lấy nước, chờ nước thuốc nguội hoặc pha thêm nước để nước thuốc hạ đến nhiệt độ thích hợp khoảng 40 độ C rồi tiến hành ngâm, massage chân.

Chỉ với 30 phút spa chân mỗi ngày bằng nước ngâm từ hoa cúc, bạn sẽ cảm thấy đau nhức giảm dần và tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn.

✅ Ngâm chân bằng lá lốt với gừng

Một vài lát gừng ấm thêm vào nước lá lốt giúp làm tăng công dụng làm ấm chân và nâng cao việc thư giãn, trị liệu các vấn đề cơ xương khớp.

Cách làm nước lá lốt và gừng như sau:

  • 10-15 tàu lá lốt 
  • 1 củ gừng đã được loại bỏ vỏ
  • 1,5 lít nước

Đem hai nguyên liệu trên đi rửa sạch và nấu chung với 1,5 lít nước.

Sau khi nước sôi, bạn lọc lấy nước thuốc và chờ nước nguội còn 40 – 50 độ C hoặc pha thêm nước lạnh để làm nguội đều được. Ngâm bàn chân và thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng.

Dành riêng 10 – 15 phút vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để áp dụng bài thuốc ngâm chân trị phong thấp từ gừng và lá lốt, cảm giác đau nhức xương khớp vào ngày hôm sau sẽ được giảm thiểu đáng kể.

✅ Ngâm, xoa bóp chân bằng vỏ bưởi

Theo các nhà khoa học, vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu, vitamin C và A. Chính vì vậy, khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên này nấu nước ngâm chân không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn giúp làm đẹp da. 

Bài thuốc này còn có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tinh thần thư thái và giảm đau nhức ở xương khớp.

Cách làm nước ngâm, spa chân bằng vỏ bưởi:

  • Dùng vỏ của 1 – 2 quả bưởi đã phơi khô rồi đem nướng trên bếp lửa khoảng 4 phút.
  • Để nguội và thái vỏ quả bưởi thành từng miếng nhỏ rồi cho vào miếng vải bọc sạch.
  • Cho bọc vải này ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút.

Với cách làm này, bạn chỉ cần thực hiện đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ, tình trạng đau nhức trên cơ thể sẽ được cải thiện đáng kể.

3. Cách ngâm chân đúng cách tại nhà

Trước khi ngâm chân, bạn cần chuẩn bị 1 chiếc thau/chậu cỡ vừa hoặc lớn để đặt 2 chân bên trong thau dễ dàng, thoải mái, không cảm thấy chật chội, khó chịu.

- Tiếp đó, bạn đổ nước ấm vào trong chậu, đổ lượng vừa phải, tốt nhất là khi đặt chân vào, nước đủ ngập cổ chân của bạn, làn nước cao trên mắt cá nhân 2 cm.

Có thể cho thêm các loại tinh dầu, thảo dược, các nguyên liệu khác như trên thường dùng để tăng hiệu quả ngâm chân 

Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm chân, bạn có thể sử dụng khuỷu tay (bộ phận này trên cơ thể khá nhạy cảm với nhiệt độ nước). Nhúng khuỷu tay vào làn nước, nếu thấy nước quá nóng bạn nên thêm nước mát và ngược lại thấy nước quá lạnh thì thêm nước nóng để đảm bảo nước có nhiệt độ ấm nóng, ngâm châm tốt hơn.

- Lót 1 tấm khăn, thảm dưới sàn nhà và đặt thau nước lên trên, làm như vậy giúp ngăn nước trong thau đổ ra ngoài làm ướt hết mặt sàn và chống trầy cho sàn nhà.

- Bạn ngồi lên ghế, đặt 2 bàn chân vào trong thau, ngồi thoải mái từ 5 đến 15 phút.

- Sau 5 – 15 phút, bạn nhấc chân ra khỏi thau, lau khô da với khăn bông khô, thoa kem dưỡng ẩm để chống khô nứt da.

4. Những lưu ý cần nhớ khi ngâm chân tại nhà

- Nếu ngâm chân trong thau, bạn cần đảm bảo nước ngập qua mắt cá nhân nhưng nếu ngâm trong thùng hoặc xô có thân cao thì bạn nên đảm bảo lượng nước đầy trên ½ bắp chân của bạn, làm như vậy sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

- Khi đặt chân vào thau ngâm, bạn nên giữ cho lòng 2 bàn chân chạm đáy thau một cách thoải mái.

Thời gian ngâm chân có thể kéo dài đến 30 phút nhưng không để lâu hơn nữa để tránh cho da bị khô. Sau khi ngâm tầm 5-10 phút, bạn có thể thêm chút nước nóng để giữ nước có độ ấm phù hợp.

- Thời điểm trước và sau khi ngâm chân, bạn nên uống 1 ít nước ấm sẽ giúp hiệu quả thải độc, bù nước của cơ thể trong quá trình ngâm tốt hơn.

- Tuyệt đối không ngâm chân trước và sau khi ăn tầm 1 tiếng đồng hồ, thời điểm ngâm chân tốt nhất là trước khi đi ngủ 30 phút.

Không ngâm chân với lá lốt nếu chân đang có vết thương hở, lỡ loét, viêm nhiễm. Phụ nữ mang thai, người bị suy giãn tĩnh mạch không ngâm chân với lá lốt.

- Ngâm chân xong nên lau khô chân, không để chân ẩm ướt, mùa đông nên ủ ấm chân sau khi lau khô.

- Kết hợp ngâm chân với chế độ tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh dài lâu.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm