Lưu ý 4 TRƯỜNG HỢP bạn cần lập tức BỔ SUNG ĐƯỜNG cho cơ thể
Đường là tên gọi chung của những hợp chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat, đóng vai trò chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bổ sung đường cho cơ thể là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt đối với 4 trường hợp dưới đây bạn cần lập tức bổ sung đường cho cơ thể.
1. Vai trò của đường đối với cơ thể
Có 3 dạng đường chính bao gồm:
-
Đường đơn: Đường đơn hay còn gọi là đường tinh. Thành phần của đường đơn chỉ bao gồm một phân tử đường như fructose, glucose...
-
Đường đôi: Thành phần của đường đôi bao gồm 2 phân tử đường như: sucrose (gồm fructose + glucose); lactose (gồm galactose + glucose); maltose (gồm glucose + glucose).
-
Đường đa phân tử hay còn gọi là đường phức bao gồm trên 2 phân tử đường trở lên.
Không chỉ là loại gia vị mang vị ngọt dùng để pha nước, chế biến thức ăn, làm bánh... Đường còn cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như vitamin B1 và B2, vitamin C, muối vô cơ, sắt, acid hữu cơ... có vai trò chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu lượng đường được dung nạp quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra những tác hại cho cơ thể.
Khi cơ thể dung nạp quá ít đường có thể dẫn đến hạ đường huyết, giảm năng lượng, sụt cân, mệt mỏi. Ngược lại, khi cơ thể dung nạp thừa đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, là nguy cơ dẫn đến các bệnh đái tháo đường, tim mạch, thừa cân, béo phì, suy giảm hệ thống miễn dịch....
Xem thêm: Những tác dụng của ĐƯỜNG đối với cơ thể bạn
2. Lưu ý 4 TRƯỜNG HỢP bạn cần lập tức BỔ SUNG ĐƯỜNG cho cơ thể
✅ Khi cơ thể vừa tiêu hao quá nhiều năng lượng và khi quá đói
Khi đó , nhiệt năng trong cơ thể bị tiêu hao quá nhiều, cơ thể hư thoát. Ăn một lượng vừa đủ đồ ngọt, lượng đường trong đó được máu hấp thu nhanh hơn so với đồ ăn bình thường , giúp cơ thể nhanh chóng bổ sung năng lượng, làm giảm cảm giác mệt mỏi và cồn cào nhanh hơn.
Ngoài ra, trong quá trình luyện tập thể dục, các cơ bắp hoạt động với cường độ cao, đòi hỏi cơ thể tiêu hao khá nhiều năng lượng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, trước khi luyện tập thể dục không nên ăn quá no. Bởi vậy, trước khi luyện tập bạn có thể ăn một vài lát bánh hoặc quả ngọt , như vậy sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng năng lượng cần thiết mà không khiến bạn cảm thấy đầy bụng.
✅ Khi cảm thấy chóng mặt và buồn nôn
Khi cảm thấy chóng mặt hay buồn nôn, hãy uống một cốc nước có pha thêm đường, lượng đường vừa bổ sung sẽ giúp nâng lượng đường huyết, khiến cơ thể mau chóng lấy lại cân bằng và dễ chịu hơn.
✅ Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nhưng bị tụt đường huyết
Bệnh nhân tiểu đường thường hạn chế tối đa việc sự dụng đồ ăn có đường, đôi khi sẽ dẫn tới hiện đường hạ đường huyết, làm cơ thể cảm thấy choáng váng vì lượng đường huyết xuống quá thấp. Lúc này, hãy uống nước đường hoặc các loại nước có tính ngọt, nó sẽ giúp bệnh nhân qua cơn nguy hiểm.
✅ Khi bị nôn hoặc sau khi bị tiêu chảy
Khi bị môn mửa hay tiêu chảy, lúc này hệ tiêu hóa của bệnh nhân đang dấu hiệu có rối loạn kèm theo triệu chứng đau đầu chóng mặt do thiếu nước trầm trọng.
Hãy cho bệnh nhân uống 1 cốc nước đường để giúp bệnh nhân cảm thấy đỡ mệt mỏi do mất nước và nhanh chóng khôi phục chức năng của hệ tiêu hóa.
3. Nên bổ sung lượng đường cho cơ thể bao nhiêu là hợp lý?
Mức giới hạn của đường tự do (bao gồm các loại đường phụ gia, đường tự nhiên, siro và nước ép trái cây....) trong chế độ ăn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như sau:
- Nên giới hạn lượng đường tự do dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ với cả người lớn và trẻ em. Để mang lại lợi ích sức khỏe cao nhất, bạn nên tiêu thụ dưới mức 5%.
- Ví dụ, với một trường trưởng thành, nếu bạn tiêu thụ khoảng 2.000 calo mỗi ngày, lượng đường tiêu thụ theo khuyến cáo sẽ là dưới 200 calo, tương đương khoảng 50g hoặc 12 thìa cà phê.
Xem thêm: 2 NGUYÊN TẮC quan trọng khi bổ sung ĐƯỜNG cho cơ thể
Để bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, suy giảm miễn dịch.... bằng cách giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể mỗi ngày, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa đường tự do như: Bánh kẹo ngọt, socola, nước giải khát, nước trái cây đóng hộp....
- Thay thế những thực phẩm đang dùng bằng các lựa chọn thay thế lành mạnh như: Uống nước lọc thay vì nước giải khát; Bổ sung hoa quả tươi thay vì nước ép trái cây đóng hộp...
- Luôn kiểm tra nhãn dinh dưỡng của các thực phẩm đóng gói, không chọn những thực phẩm có thành phần chính là đường.
Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, ngủ đủ giấc, kiểm soát khẩu phần ăn.... là những cách giúp bạn cải thiện sức khỏe và giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Xem thêm: Sử dụng quá nhiều đường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!