Thông tin sức khỏe

Mồng tơi - Thần dược trị CAO HUYẾT ÁP có thể bạn chưa biết

Người ta có câu "nghèo rớt mồng tơi" nhưng MỒNG TƠI lại là loại rau rất giàu protein, nhiều vitamin A, C và K, chất xơ, chất béo, carbohydrate cũng như canxi, phốt pho, sắt và các nguyên tố vi lượng khác. Đặc biệt rau mồng tơi còn được dùng trong điều trị CAO HUYẾT ÁP, giúp ngăn ngừa ung thư và tăng cường miễn dịch. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu loại rau có giá bình dân nhưng nhiều chất dinh dưỡng này nhé.

1. Mồng tơi - Thần dược trị CAO HUYẾT ÁP có thể bạn chưa biết

Rau mồng tơi chứa hàm lượng nitrat vô cơ đáng kể. Chúng có tác dụng làm giảm huyết áp và ngăn ngừa tình trạng xơ cứng ở động mạch.

Ngoài ra, khoáng chất kali có trong mồng tơi còn có tác dụng hỗ trợ các hoạt động của tim mạch diễn ra bình thường, từ đó tăng cường bảo vệ sức khỏe tim mạch. Điều đáng chú ý là hàm lượng selen trong loài rau này đặc biệt cao, gấp 30 lần so với hành tây - loại rau củ thường được coi là "đại diện" nhiều selen - giúp ngăn ngừa ung thư và tăng cường miễn dịch.

Không những vậy, rau mồng tơi rất giàu polysaccharide, có tác dụng làm thông và loại bỏ cholesterol trong mạch máu. Chính vì vậy, rau mồng tơi có tác dụng phòng ngừa và điều trị nhất định đối với cả các bệnh liên quan như mỡ máu cao, các bệnh về tim mạch và mạch máu não ở người trung niên và người cao tuổi.

Ngoài ra, rau còn chứa hàm lượng nitrat vô cơ đáng kể. Chúng có tác dụng làm giảm huyết áp và ngăn ngừa tình trạng xơ cứng ở động mạch. Khoáng chất kali cũng góp phần hỗ trợ các hoạt động của tim mạch diễn ra bình thường, từ đó tăng cường bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Xem thêm: Ăn BƠ ít nhất 2 LẦN MỖI TUẦN giúp giảm nguy cơ mắc bệnh TIM MẠCH

2. Những tác dụng kỳ diệu khác của rau Mồng tơi

2.1. Rau mồng tơi giàu chất chống oxy hóa

Bổ sung rau mồng tơi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là cách cung cấp nguồn chất chống oxy hóa nhanh và hiệu quả nhất vào cơ thể. Các chất này có thể hạn chế tác hại của các gốc tự do gây ra cho tế bào, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư, tim mạch...

2.2. Rau mồng tơi giúp làm đẹp da

Rau mồng tơi cũng là thực phẩm cung cấp nhiều nước. Bổ sung chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể cải thiện làn da, cấp ẩm cho da hiệu quả. Bên cạnh đó, mồng tơi còn chứa nhiều vitamin A, B, C và các nguyên tố sắt, canxi... có tác dụng làm trắng da, giảm thâm, cải thiện tình trạng mụn.

2.3. Rau mồng tơi giúp ngừa loãng xương

Nguồn canxi, mangan và vitamin K dồi dào trong rau mồng tơi có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự chắc khỏe của xương. Sử dụng rau mồng tơi thường xuyên giúp cải thiện đáng kể tình trạng loãng xương ở nhóm người cao tuổi.

2.4. Rau mồng tơi giúp bổ sung hàm lượng sắt 

Rau mồng tơi là nguồn thực phẩm giàu sắt, một khoáng chất cần thiết để các tế bào hồng cầu mang oxy đến các khu vực khác nhau trong cơ thể. Việc bổ sung hàm lượng sắt đầy đủ vào cơ thể giúp giảm tình trạng thiếu máu. Nếu việc này kéo dài có thể làm cơ thể suy yếu, gây chóng mặt và khó thở.

2.5. Rau mồng tơi giúp tăng cường phát triển ở trẻ nhỏ

Theo WebMD, rau mồng tơi chứa rất nhiều folate. Folate hay axit folic (vitamin B9) là một trong nhiều yếu tố cần thiết cho quá trình sản sinh tế bào hồng cầu khỏe mạnh.  Loại vitamin có thể ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh. Do đó, bổ sung folate trong giai đoạn mang thai có tác dụng tăng cường sức khỏe cho thai nhi.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B6 từ loại rau này cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não em bé từ trong bụng mẹ.

2.6. Rau mồng tơi giúp giữ đôi mắt khỏe mạnh

Các chất carotenoid là lutein và zeaxanthin được tìm thấy trong rau mồng tơi có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A và vitamin C dồi dào trong loại thực phẩm này cũng có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đục thủy tinh thể gây suy giảm thị lực ở người.

2.7. Ray mồng tơi có tác dụng phục hồi vết thương

Vitamin C trong mồng tơi mang lại nhiều lợi ích. Ngoài đóng vai trò sản sinh ra collagen và các chất cần thiết để phục hồi tổn thương, hàm lượng vitamin C trong loại thực phẩm này còn hỗ trợ cơ thể gia tăng lượng sắt hấp thụ từ thực phẩm, rất hữu ích trong quá trình điều trị và phục hồi các vết thương.

3. Tham khảo một số bài thuốc dân gian hay từ rau Mồng tơi

  • Trị táo bón: Nấu rau mồng tơi ăn hàng ngày, có tác dụng nhuận tràng rất tốt và chống táo bón.

  • Trị mụn nhọt: Lấy lá mồng tơi, rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đắp lên mụn nhọt sẽ khiến mụn nhọt nhanh chóng lặn đi.

  • Chữa bệnh trĩ: Lấy lá mồng tơi non giã kèm thêm vài hạt muối, đắp vào búi trĩ, cố định bằng gạc sạch sẽ giúp chống viêm, đỡ khô rát và búi trĩ co lên đáng kể.

  • Chữa say nắng: Giã lá mồng tơi rồi đắp vào trán sẽ giúp giảm nhiệt, bệnh nhân say nắng sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

  • Chữa nám, thâm da: Lấy lá mồng tơi rửa thật sạch, giã nhuyễn, sau đó đắp lên vùng da nám một vài giờ, làm nhiều lần sẽ giúp da giảm thâm, nám dần.

  • Chữa yếu sinh lý: Mồng tơi, rau ngót, rau má đem nấu với lòng gà hoặc lòng vịt ăn tuần 2 - 3 lần, giúp cải thiện sinh lý nam giới.

4. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng rau mồng tơi

4.1. Những ai không nên ăn rau mồng tơi?

  • Những người cơ thể thuộc về hàn, thấp (người lạnh, chân tay lạnh, sợ lạnh, ỉa lỏng, không thích ăn đồ mát lạnh...) thì không nên ăn mồng tơi và cũng không nên ăn canh cua.

  • Những người bị sỏi thận, bệnh gout không ăn rau mồng tơi, càng không nên ăn canh cua: vì trong rau mồng tơi chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi và cua sẽ chuyển hóa thành axit uric, làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gout, sỏi thận. Hàm lượng acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.

  • Những người đang bị tiêu chảy không ăn mồng tơi. Vì mồng tơi có tính mát, lạnh, làm nhuận tràng, do vậy nếu đang bị tiêu chảy mà ăn mồng tơi thì bệnh càng nặng hơn.

  • Người bị viêm loét dạ dày, đại tràng ở thể hàn thấp, không nên ăn mồng tơi. Vì thể hàn tức là lạnh, mà mồng tơi tính hàn nên cũng lạnh, ăn vào càng lạnh sẽ làm bệnh nặng hơn.

  • Người gầy không nên ăn nhiều mồng tơi. Vì mồng tơi làm giảm quá trình hấp thu cholesteron tại ruột, người đã gầy mà chất béo không được hấp thu, lại bị đào thải qua phân, người sẽ càng gầy thêm.

4.2. Khi ăn rau mồng tơi cần lưu ý điều gì?

  • Không ăn rau mồng tơi nấu để qua đêm, đặc biệt là canh cua rau đay mồng tơi để qua đêm, vì ăn vào dễ gây đau bụng. Trong canh rau mồng tơi để lâu thì chất nitơrat chuyển hóa thành chất nitơrít, là một chất gây ung thư nguy hiểm.

  • Không ăn mồng tơi sống, hoặc mồng tơi nấu chưa chín, dễ gây sôi bụng, đau bụng.

  • Rau mồng tơi rất ưa chuộng chất kích thích, lá to, ngọn mập, vươn lên xanh mướt, vì vậy nên chọn mua rau ở nơi tin cậy.

  • Rau mồng tơi dễ trồng ngay tại sân thượng, vườn nhà, nên trồng lấy rau ăn là an toàn nhất.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm