Những TÁC NHÂN gây hại cho HỆ HÔ HẤP của bạn
Bạn có biết, thực tế có rất nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, dẫn đến những bệnh lý hô hấp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nhận biết các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp giúp chúng ta chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả. Ở bài viết này hãy cùng Starsmec tìm hiểu Những TÁC NHÂN gây hại cho HỆ HÔ HẤP và cách phòng ngừa chúng nhé.
1. Thông tin về HỆ HÔ HẤP
Trước khi tìm hiểu về các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, chúng ta cần tìm hiểu hệ hô hấp là gì. Hệ hô hấp gồm các cơ quan họng, mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phế nang lồng ngực cùng các cơ hô hấp tham gia vào quá trình hô hấp, từ đó giúp cơ thể duy trì hoạt động trao đổi O2 (oxy) và đào thải CO2 (carbon dioxide). Các bộ phận của hệ hô hấp phối hợp với nhau nhằm luân chuyển O2 đi khắp nơi trong cơ thể đồng thời loại bỏ khí thải như CO2.
Tất cả những tế bào trong cơ thể đều cần O2 để hoạt động. Tế bào sẽ hấp thụ O2 và thải ra CO2. CO2 đi vào máu, được đưa đến phổi. Lúc này, hệ hô hấp giúp cơ thể đào thải CO2. Chức năng này của hệ hô hấp diễn ra một cách liên tục.
2. Những TÁC NHÂN gây hại cho HỆ HÔ HẤP của bạn
2.1. Thời tiết, khí hậu
Vào những thời điểm chuyển mùa, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng. Độ ẩm không khí cũng có sự thay đổi lớn. Điều này khiến cơ thể không kịp thích nghi nên hệ miễn dịch suy giảm. Khi đó, virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác dễ xâm nhập và gây ra các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, thời tiết thay đổi cũng là điều kiện lý tưởng để virus, vi khuẩn, nấm mốc trong môi trường sinh sôi phát triển. Các tác nhân gây bệnh trong môi trường nhiều hơn đồng nghĩa với nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn. Các bệnh về đường hô hấp dễ gặp khi thời tiết thay đổi như: Viêm mũi, viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang,…
2.2. Virus, vi khuẩn
Tác nhân gây hại cho hệ hô hấp phổ biến nhất là các loại virus, vi khuẩn trong môi trường (nguyên nhân do virus phổ biến hơn vi khuẩn). Nếu mắc bệnh đường hô hấp do virus, người bệnh sẽ gặp triệu chứng chảy nhiều dịch mũi loãng, trong. Nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, người bệnh sẽ gặp triệu chứng chảy dịch mũi màu xanh/vàng, đặc, có thể có mùi hôi. Bệnh lý về đường hô hấp do vi khuẩn thường kéo dài hơn.
2.3. Không gian bí bách, kém lưu thông
Môi trường sống, làm việc, ngủ nghỉ cũng có thể là một tác nhân gây bệnh. Khi không gian trong các phòng kém lưu thông, bí bách, tù đọng sẽ là môi trường sinh sống lý tưởng cho các loại nấm mốc, vi khuẩn, virus sinh sôi. Môi trường với độ ẩm cao, không khí kém lưu thông cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người bị nhiễm virus, vi khuẩn sang người lành.
Ở những người có sức đề kháng tốt, virus, vi khuẩn có thể sẽ không gây thành bệnh. Nhưng khi chúng xâm nhập vào cơ thể những người có sức đề kháng yếu, chúng lại làm bùng phát bệnh về đường hô hấp.
2.4. Các độc tố từ môi trường
Các hóa chất độc hại, khói thuốc lá, khói thải ra từ phương tiện giao thông… là các thành phần độc hại có trong không khí. Khi những tác nhân này xâm nhập vào đường hô hấp sẽ dễ khiến một/nhiều bộ phận của đường hô hấp bị viêm, dẫn đến các căn bệnh về đường hô hấp. Một người phải tiếp xúc thường xuyên với các chất kích thích chứa độc tố sẽ có hệ hô hấp nhạy cảm và dễ bị viêm hơn.
2.5. Thiếu ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời có thể tiêu diệt bớt virus, vi khuẩn, nấm tồn tại trong môi trường. Vào mùa lạnh, khi thời gian chiếu sáng của mặt trời ít hơn cũng là lúc các tác nhân gây hại trong môi trường sinh sôi phát triển mạnh hơn. Đây là lý do mùa đông là mùa cao điểm của các bệnh về đường hô hấp. Thiếu ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp.
Xem thêm: Tác dụng của ánh nắng mặt trời đối với hệ xương khớp của bạn
2.6. Viêm đường hô hấp do chấn thương
Những chấn thương ở gần hoặc ở ngay hệ hô hấp có thể là tác nhân gây hại cho hệ hô hấp. Chẳng hạn các trường hợp viêm đường hô hấp do chấn thương như xương sườn bị gãy gây ra bệnh viêm phổi, tràn khí màng phổi. Tai nạn lao động gây ra tình trạng thủng ngực cũng có thể dẫn đến bệnh viêm phổi. Những tác động làm vách ngăn mũi bị lệch có thể là lý do gây viêm mũi…
3. Bệnh đường hô hấp có thể khởi phát thêm từ biến chứng của bệnh hô hấp cụ thể hoặc bệnh lý khác
Ngoài các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp được đề cập ở trên, biến chứng của bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến các bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như:
3.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính luôn cảm thấy khó thở, mệt mỏi, nhất là khi gặp các đợt kịch phát. Bệnh làm sụt giảm khả năng gắng sức, tác động đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính làm tổn thương phổi, tăng bài tiết và ứ đọng dịch nhầy, gây ra tình trạng viêm nhiễm trong đường hô hấp.
Vấn đề này giống như một vòng luẩn quẩn, bởi căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ diễn ra ngày càng nặng hơn. Kéo theo đó là nguy cơ bị một loạt những bệnh lý khác về hệ hô hấp.
3.2. Bệnh xơ nang
Người mắc phải căn bệnh di truyền này có lượng chất nhầy dư thừa trong phổi, làm đường thở bị tắc nghẽn. Đây cũng là tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, khiến hệ hô hấp bị viêm kéo dài, biểu hiện triệu chứng nhẹ hơn hoặc nặng hơn (tùy vào từng đợt). Xơ nang cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến người bệnh bị nhiễm trùng phổi.
3.3. Các bệnh hệ thống
Những căn bệnh hệ thống như sarcoid, đau cơ xơ hóa, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ… cũng có thể là tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, dẫn đến bệnh đường hô hấp. Những bệnh lý hệ thống có thể tác động đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả hệ hô hấp. Nhóm bệnh lý này có thể hoạt động một cách liên tục hoặc bùng phát vào từng thời điểm.
Thuốc được sử dụng để chữa trị các căn bệnh hệ thống, chẳng hạn như thuốc ức chế miễn dịch có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp.
3.4. Viêm màng ngoài tim
Đây là tình trạng viêm túi bao quanh tim, khiến người bệnh trải qua các cơn đau nhói hoặc đau tức ngực. Tình trạng đau càng diễn ra nghiêm trọng hơn khi người bệnh hít thở sâu. Nhiễm trùng có thể lan từ tim đến đường thở và phổi, gây ra tình trạng viêm phổi.
3.5. Thuyên tắc phổi hay có cục máu đông trong phổi
Cục máu đông có kích thước lớn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Ở người bệnh thuyên tắc phổi, lưu lượng máu đi đến phổi ít hơn, gây ra tình trạng viêm nhu mô phổi.
3.6. Ung thư phổi
Ung thư phổi khiến đường thở bị tắc nghẽn, làm người bệnh đau đớn. Ở người bệnh ung thư phổi, chức năng phổi suy giảm đến mức độ nghiêm trọng. Những biến chứng của bệnh ung thư phổi đều có thể dẫn đến các căn bệnh khác nhau ở đường hô hấp.
4. Làm thế nào để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp hiệu quả?
Khi đã biết các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, chúng ta có thể chủ động áp dụng một số cách để phòng tránh những bệnh lý về đường hô hấp. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn phòng tránh các căn bệnh về đường hô hấp hiệu quả:
-
Tiêm vắc xin để giúp làm giảm nguy cơ bị một số căn bệnh đường hô hấp do vi khuẩn, virus, chẳng hạn như bệnh cảm cúm, viêm phổi… Bạn cần chủ động thực hiện biện pháp này hàng năm vì các chủng virus gây bệnh thường biến đổi thành những chủng mới. Việc tiêm phòng giúp cơ thể tạo ra miễn dịch với những loại virus phổ biến, bạn vẫn có thể mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp khác khi nhiễm phải những tác nhân gây bệnh khác.
-
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng/rửa mũi bằng nước muối, dùng xà phòng diệt khuẩn rửa tay… cũng là cách giúp phòng bệnh mà mọi người nên chủ động thực hiện.
-
Từ bỏ những thói quen có thể tác động đến hệ hô hấp, làm gia tăng nguy cơ bị bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như hút thuốc lá, không dùng khẩu trang…
5. Vậy để có 1 hệ hô hấp khỏe mạnh chúng ta cần lưu ý điều gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu về các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, cách phòng tránh bệnh đường hô hấp, bạn cần lưu ý thêm một số điều dưới đây để duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh:
-
Hít thở sâu, đúng cách: Mỗi người nên học cách hít thở sâu để cung cấp cho cơ thể đủ lượng oxy. Các bài tập hít thở của yoga giúp chúng ta cải thiện chất lượng hơi thở.
-
Không hút thuốc: Hút thuốc khiến hệ hô hấp bị kích thích, gây viêm mạn tính đường dẫn khí, dẫn đến chứng khó thở. Thói quen này cũng làm gia tăng nguy cơ bị COPD (phổi tắc nghẽn mạn tính), ung thư phổi.
-
Tập thể dục đều đặn: Luyện tập thể dục giúp chúng ta tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp, cải thiện sự linh hoạt của phổi. Các môn thể thao như đạp xe, bơi lội, đi bộ, chạy bộ… giúp tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp.
-
Áp dụng những biện pháp ngăn tình trạng nhiễm trùng: Khi đến nơi đông người, môi trường khói thuốc, có không khí ô nhiễm… bạn nên đeo khẩu trang để góp phần bảo vệ đường hô hấp. Mỗi người cũng nên trồng thêm cây xanh ở nơi làm việc, xung quanh nhà.
-
Thêm độ ẩm vào không khí: Dùng máy tạo ẩm trong môi trường không khí khô sẽ giúp giữ ẩm cho phổi, giữ cho niêm mạc không bị khô.
-
Sử dụng hóa chất tẩy rửa an toàn: Dùng những loại hóa chất tẩy rửa không chứa chất gây hại để giúp phòng tránh các tác động tiêu cực đến hệ hô hấp.
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Áp dụng khẩu phần ăn uống có nhiều trái cây, rau xanh, uống đủ nước (nước ấm) để giúp duy trì sức khỏe cho hệ hô hấp.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thể phát hiện sớm những vấn đề hô hấp mà người bệnh đang mắc phải, từ đó kịp thời đề ra phương hướng chữa trị, phòng tránh biến chứng.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!