Viêm khớp dạng thấp nhiều lần có thể gây ra bệnh lý về tim mạch
Biến chứng hàng đầu khi bị bệnh VIÊM KHỚP DẠNG THẤP tái phát nhiều lần là biến chứng về tim mạch. Viêm khớp dạng thấp làm tăng các nguy cơ về bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch...
1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (RA – Rheumatoid Arthritis) là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên, đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng.
Bệnh tự miễn này xảy ra khi hệ thống miễn dịch, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn/virus, gặp trục trặc và tấn công các mô lành trong cơ thể. Hậu quả là gây viêm bao hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau. Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim, phổi, da, mạch máu…
Bệnh này thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối. Đây chính là điểm phân biệt bệnh lý viêm khớp RA với các loại viêm khớp khác. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp (thông thường từ 4 – 5 vị trí) thì được gọi là viêm đa khớp dạng thấp.
2. Viêm khớp dạng thấp trải qua các giai đoạn phát triển như thế nào?
Khi RA tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ thay đổi. Một số thay đổi bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được, trong khi những thay đổi khác không gây cho bạn bất cứ cảm giác gì. Mỗi giai đoạn RA sẽ có các mục tiêu điều trị khác nhau.
✅ Giai đoạn 1
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau khớp, cứng khớp hoặc sưng đỏ vùng khớp bị viêm. Bên cạnh đó là tình trạng viêm bên trong khớp, khiến các mô trong khớp sưng lên. Tuy không có tổn thương xương nhưng màng hoạt dịch của khớp bị tổn thương.
✅ Giai đoạn 2
Lúc này, màng hoạt dịch bị viêm nặng hơn, có thể gây tổn thương sụn khớp. Sụn chính là mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí khớp. Khi sụn bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau, đồng thời có thể hạn chế vận động.
✅ Giai đoạn 3
Khi bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở người lớn đã tiến triển đến giai đoạn 3, tình trạng bệnh đã nghiêm trọng. Tại thời điểm này, tổn thương không chỉ lan đến sụn mà ảnh hưởng cả xương. Khi lớp sụn giữa các xương bị mòn, xương cọ xát với nhau, khiến người bệnh bị đau và sưng nhiều hơn. Một số người bị yếu cơ và mất hẳn khả năng vận động. Đó là do xương bị tổn thương, thậm chí biến dạng.
✅ Giai đoạn 4
Ở giai đoạn muộn, các khớp đã ngừng hẳn hoạt động, khiến bệnh nhân đau, sưng, cứng khớp và mất khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn, các khớp có thể bị hỏng và gây ra chứng dính khớp.
Xem thêm: Viêm đau khớp háng - Điều trị và chăm sóc thế nào?
3. Nguyên nhân phổ biến nào gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp?
Đây là những căn bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch thay vì bảo vệ lại quay sang tấn công màng hoạt dịch. Đây là lớp màng bao quanh khớp. Kết quả là tình trạng viêm làm dày bao hoạt dịch, cuối cùng phá hủy sụn và xương trong khớp. Các gân và dây chằng giữ khớp với nhau cũng yếu đi và căng ra. Dần dần, khớp mất đi hình dạng ban đầu và sự liên kết.
Cho đến nay, y khoa vẫn chưa tìm được lý do vì sao hay nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng bệnh xảy ra do yếu tố di truyền. Tuy gen của bạn không trực tiếp gây bệnh, nhưng gen lại là nguyên nhân khiến bạn dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường – chẳng hạn như nhiễm một số loại virus và vi khuẩn – tác nhân gây bệnh RA.
4. Tại sao viêm khớp dạng thấp nhiều lần có thể gây ra bệnh lý về tim mạch?
Bác sĩ Daniel H. Solomon, Trường Y Harvard – Boston- một nhà nghiên cứu hàng đầu về bệnh lý tim mạch và viêm khớp dạng thấp cho biết cơ chế viêm trong bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh tim tương tự nhau. Đối với viêm khớp dạng thấp, viêm tấn công màng hoạt dịch – lớp mô mỏng kết nối các khớp – nhưng viêm cũng có thể lan sang các cơ quan khác, kể cả tim. Một trong những nạn nhân có thể là lớp nội mạc – là lớp trong cùng của mạch máu. Viêm gây tổn thương niêm mạc mạch máu, và mảng bám thừa cơ tích tụ. Mảng chất béo này gây hẹp động mạch, làm tăng huyết áp và giảm lưu lượng máu đến tim và các cơ quan khác.
Trong một nghiên cứu vào năm 2015 với đề tài “Tổng quan về bản chất của Thấp khớp” các nhà khảo sát người Anh phát hiện bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị xơ vữa động mạch cao hơn dân số chung và diễn tiến với tốc độ nhanh hơn. Mảng bám cũng giòn và dễ vỡ hơn, nguy hiểm hơn trong việc gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Thực tế, nguy cơ của đột quỵ nhồi máu não do cục máu đông trong động mạch cung máu nuôi não gần như cao gấp đôi ở những bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp. Xơ vữa động mạch bắt đầu sớm trong quá trình viêm khớp dạng thấp - thường trước khi có các triệu chứng khớp - và tiến triển nhanh chóng sau khi bệnh nhân được chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp.
Viêm không chỉ làm tổn thương động mạch tim. Nó cũng ảnh hưởng đến tĩnh mạch, làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và tắc mạch phổi - cục máu đông ở chân hoặc phổi. Một nghiên cứu của Mayo Clinic năm 2012 cho thấy nguy cơ mắc DVT cao gấp ba lần ở những người bị Viêm khớp dạng thấp và nguy cơ thuyên tắc phổi đe dọa tính mạng cao hơn gấp bốn lần.
Một số nghiên cứu khác, bao gồm một nghiên cứu đăng trên tạp chí “BioMed Research International” của Mayo Clinic, cho thấy bệnh nhân bị Viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc Rung nhĩ (AF – Rối loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp năm lần.) cao đáng kể. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa rối loạn chức năng tâm trương, sự bất thường khi tim bơm đầy máu và Rung nhĩ, và bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp được biết là có tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương tăng.
Viêm màng tim – túi có lớp màng đôi bao quanh tim cũng thường thấy ở các bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp. Hai lớp màng viêm lên cọ xát lẫn nhau, khiến bệnh nhân có những cơn đau ngực nặng, chói.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khỏi nhanh hoặc khỏi hoàn toàn, nhưng khi đã ảnh hưởng đến tim thường để lại những di chứng nặng nề như: hẹp hở van hai lá, hẹp hở van ba lá, van động mạch chủ,...
Mặc dù tiến trình đang được xây dựng, nhưng việc ngăn ngừa hay giảm thiểu nguy cơ cho bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp vẫn còn nhiều thách thức, phần nào do chưa có hướng dẫn hay khuyến cáo điều trị cụ thể. Bác sĩ Davis chia sẻ: “ Chúng tôi đang cố gắng truyền thông rằng bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đang đối mặt với nguy cơ cao và các bác sĩ nên xem xét để bệnh nhân được hưởng lợi từ việc đánh giá sớm. Bao gồm những người mắc bệnh nặng hơn, bệnh khó kiểm soát bằng các loại thuốc thông thường và những người đã có nhiều yếu tố nguy cơ. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim đã biết cần được bác sĩ Tim mạch đánh giá cẩn thận”.
Mặc dù bác sĩ Davis nói rằng không có cách tiếp cận nào phù hợp với mọi bệnh nhân, nhưng các chiến lược phòng ngừa thường bao gồm điều trị viêm khớp dạng thấp tích cực để kiểm soát viêm chặt chẽ; hạn chế sử dụng thuốc gây hại cho tim; và hỗ trợ bệnh nhân trong nỗ lực kiểm soát các yếu tố lối sống được biết có liên quan đến bệnh tim. Thay đổi lối sống như thực hiện các hoạt động thể chất, có chế độ ăn lành mạnh và thăm khám bác sĩ thường xuyên để tối thiểu tác dụng phụ của thuốc, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Và trên hết, nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy ngừng ngay.
5. Làm thế nào để phòng tránh được bệnh viêm khớp dạng thấp?
Bệnh có thể được phòng ngừa và kiểm soát nhờ những biện pháp sau:
✅ Bỏ thuốc lá
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh RA. Cụ thể, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tăng 1,3 – 2,4 lần. Không chỉ vậy, hút thuốc còn khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh hơn.
✅ Duy trì cân nặng hợp lý
Những người thừa cân có khả năng tiến triển RA cao hơn. Vì thế để phòng bệnh, bạn cần giữ cân nặng ổn định bằng cách:
-
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây trong thực đơn. Ưu tiên protein từ cá, gà thay vì ăn nhiều thịt đỏ. Tránh thức ăn nhiều đường, muối và chất béo không tốt.
-
Tập thể dục đều đặn: Kết hợp các bài tập sức mạnh (như squat, tennis, cầu lông…) với những bài tập nhẹ nhàng (đi bộ, bơi lội, đạp xe…). Tập luyện sức mạnh làm giảm đáng kể sự mất xương – một biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời giúp giảm đau và cứng khớp. Bạn lưu ý tránh các bài tập có tác động mạnh trong giai đoạn bùng phát (những cơn đau khớp trở nên dữ dội) để hạn chế bệnh tiến triển trầm trọng hơn.
Xem thêm: 3 ẢNH HƯỞNG đối với XƯƠNG KHỚP khi bạn bị THỪA CÂN BÉO PHÌ
✅ Hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, tiếp xúc với một số chất ô nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh RA. Vì thế, bạn hãy tránh xa amiăng và silica. Nếu môi trường làm việc bắt buộc bạn tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm này, hãy mặc đồ bảo hộ.
✅ Khám và điều trị kịp thời
Khi có bất kỳ triệu chứng nào của RA, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Theo CDC, việc điều trị sớm và tích cực sẽ giúp trì hoãn các tác dụng phụ của bệnh, cũng như giảm nguy cơ phát triển những tổn thương khớp nghiêm trọng sau này.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!