VIÊM KHỚP ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu?
Bạn có biết, không chỉ có người lớn, trẻ em cũng là đối tượng có thể bị viêm khớp. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển và những hoạt động sống hàng ngày. Lâu dần, sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất của trẻ. Vậy VIÊM KHỚP ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu và cách thức điều trị can thiệp như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin dưới đây.
1. Viêm khớp ở trẻ em là gì?
Viêm khớp trẻ em cảnh báo bởi các dấu hiệu lâm sàng gồm: Đau, sưng tại vị trí khớp viêm, cứng khớp. Những trường hợp viêm khớp trẻ em còn lại cũng hầu hết là vô căn và có khả năng cao dẫn các tổn thương vĩnh viễn cho khớp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ, đồng thời khiến trẻ gặp những bất tiện trong vận động hằng ngày.
Nguy hiểm hơn, nếu bệnh không được phát hiện kịp thời, trẻ sẽ đối mặt với những biến chứng nặng nề sau này. Đây là các hệ lụy sức khỏe không chỉ về chức năng khớp mà còn liên quan đến những cơ quan khác như da, mắt, tim, thận
Viêm khớp ở trẻ em phổ biến nhất là viêm khớp tự phát thiếu niên. viêm khớp tự phát thiếu niên thường biểu hiện ở độ tuổi từ 7 – 16, thời điểm trẻ bắt đầu phát triển thể chất, dẫn đến tình trạng tăng sinh quá mức của các tế bào màng hoạt dịch; tích lũy tế bào bạch cầu hạt, tế bào lympho hoặc đại thực bào; tăng sinh các mạch máu bất thường.
Viêm khớp tự phát thiếu niên có thể điều trị được, đa số là có tiên lượng tốt nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Viêm khớp trẻ em có mấy loại?
Có 6 loại viêm khớp trẻ em gồm:
-
Viêm thể ít khớp: Viêm khớp ở trẻ em có tối đa 5 khớp viêm. Bệnh xảy ra ở các bé gái nhiều hơn. Được nhận biết với các triệu chứng đặc hiệu của viêm khớp, kèm với đau mắt đỏ, giảm thị lực,…
-
Viêm thể đa khớp: Trẻ có trên 5 khớp viêm ngay từ đầu. Trẻ bị viêm đa khớp có khả năng cao bị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống
-
Viêm khớp vảy nến: tổn thương ngoài da dễ nhận thấy nhất là những vết ban đỏ có vẩy tại khuỷu tay, mắt cá chân hoặc đầu gối, kèm theo triệu chứng sưng đau cứng khớp, hạn chế vận động
-
Viêm khớp phản ứng: Loại viêm khớp trẻ em không do nhiễm trùng, nhưng cũng không đủ các triệu chứng để xác định các loại viêm khớp khác
-
Viêm khớp trong bệnh hệ thống: Trẻ có những triệu chứng như nổi hạch hoặc sốt phát ban, thường bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng như viêm đa cơ, bạch cầu cấp… Đây cũng là loại viêm khớp có những biến chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: tràn dịch màng phổi, phình gan, lách to,…
Xem thêm: 7 Bệnh lý XƯƠNG KHỚP thường gặp ở TRẺ EM
3. Dấu hiệu trẻ mắc viêm khớp là gì?
Triệu chứng bệnh viêm khớp trẻ em tùy thuộc vào thể lâm sàng của bệnh mà có những dấu hiệu khác nhau.
Viêm khớp trẻ em có những triệu chứng đặc hiệu của các bệnh lý viêm khớp gồm:
-
Cơn đau cấp tính tại vị trí khớp viêm
-
Sưng tấy tại vị trí viêm
-
Nóng da quanh vị trí viêm
-
Tình trạng cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng, hoặc sau khi khớp bất động trong thời gian dài
Theo từng thể lâm sàng của bệnh, trẻ sẽ có những triệu chứng khác kèm theo như:
-
Viêm khớp vẩy nến có các tổn thương dạng ban đỏ, vẩy nến xuất hiện xung quanh phần khuỷu tay, cổ chân,…
-
Viêm ít khớp gây ra những vấn đề về sức khỏe thị lực như: Đỏ viền mặt, khô mắt, giảm thị lực,…
-
Viêm khớp trẻ em do các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến biến chứng viêm màng bồ đào mắt
-
Những triệu chứng kèm theo khác: Nổi hạch, sốt cao, phát ban,…
4. VIÊM KHỚP ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu?
Viêm khớp trẻ em chưa xác định được căn nguyên trực tiếp. Theo y văn, viêm khớp trẻ em có thể là dấu hiệu của một bệnh tự miễn, phát triển là do sự bất thường trong hệ thống miễn dịch của trẻ hoặc là kết quả của rất nhiều bệnh khác nhau (nhiễm trùng, chấn thương, dị ứng/phản ứng thuốc..)
Các chuyên gia cho rằng các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa là một trong các yếu tố tiền đề dẫn đến viêm khớp ở trẻ em. Ngoài ra, những nguyên nhân khác được cho là có liên quan đến sự hình thành bệnh viêm khớp ở trẻ gồm:
-
Ảnh hưởng do tiêm vaccine
-
Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh
-
Thiếu vitamin D
-
Chấn thương đột ngột
-
Sức khỏe tâm thần yếu
Những yếu tố nguy cơ khiến tỷ lệ mắc bệnh của trẻ tăng cao gồm:
-
Môi trường sống không sạch sẽ, có nhiều vi khuẩn khiến trẻ bị bệnh nhiễm trùng qua đường hô hấp
-
Sự di truyền trong gia đình
-
Thai phụ hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động
Xem thêm: Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh xương khớp ở trẻ em
5. Những biến chứng nào có thể xảy ra khi trẻ em bị viêm khớp?
Viêm khớp trẻ em trước tiên sẽ ảnh hưởng đển chức năng xương và sự phát triển về thể chất của trẻ. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tổn thương khớp vĩnh viễn.
Ngoài ra, những biến chứng khác có thể kể đến nếu tình trạng bệnh của trẻ trở nặng như:
-
Tàn tật, mất chức năng khớp vĩnh viên
-
Giảm thị lực nghiêm trọng, có thể mất thị lực do tình trạng viêm màng bồ đào
-
Viêm màng ngoài tim
-
Viêm màng phổi
6. Viêm khớp trẻ em có thể chữa được không?
Viêm khớp trẻ em thường có tiên lượng tốt khi được can thiệp y khoa kịp thời và đúng cách.
Bệnh viêm khớp trẻ em vốn là thuật ngữ miêu tả tình trạng viêm khớp kéo dài, không rõ căn nguyên xảy ra ở trẻ em. Dù vậy, khi được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng sức khỏe của bệnh, trẻ vẫn có thể phát triển thể chất tốt, không bị tình trạng đau khớp làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh cũng tiềm ẩn các biến chứng gây tàn phế hoặc tệ hơn là tử vong nếu không được điều trị kịp. Vì vậy, bố mẹ có con bị viêm khớp biểu hiện sớm ở lứa tuổi nhỏ cần hết sức cẩn trọng với sức khỏe chung, bao gồm tình trạng khớp bị viêm của trẻ. Việc tích cực điều trị bảo tồn, đảm bảo được sức khỏe về mặt thể chất và sức khỏe tâm thần sẽ giúp trẻ hạn chế được những cản trở do viêm khớp trẻ em, có một quá trình phát triển toàn diện tốt.
7. Những phương pháp nào thường sử dụng để điều trị viêm khớp ở trẻ em?
Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp trẻ em có thể kết hợp nhiều phương pháp gồm điều trị nội khoa uống thuốc và điều trị bảo tồn để đạt được hiệu quả điều trị cao.
Phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau và chống viêm để làm thuyên giảm triệu chứng sưng đỏ, kiểm soát được các cơn đau cấp tính. Cần lưu ý, bố mẹ không nên tự ý cho trẻ uống những thuốc này mà không có chỉ định từ bác sĩ. Những loại thuốc có tác dụng giảm đau đều có tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Nếu trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh, hay có phản ứng tiêu cực với thuốc, nên báo ngay với bác sĩ điều trị để được can thiệp y khoa đúng cách.
Một phương pháp khác, được ưu tiên áp dụng cho trẻ để điều trị và phục hồi chức năng khớp đó là tập các bài vật lý trị liệu. Đây là một phương pháp điều trị hoàn toàn không xâm lấn, tối ưu đối với trẻ ở độ tuổi từ 7 – 16 (trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên) .
Các bài tập vật lý trị liệu giúp trẻ tăng cường được sức mạnh các nhóm cơ quanh khớp viêm, cải thiện được tính linh hoạt cho khớp. Từ đó, giảm được tình trạng cứng khớp.
Xem thêm: Làm thế nào để phòng tránh được bệnh xương khớp ở trẻ em?
8. Những biện pháp nào giúp phòng ngừa viêm khớp ở trẻ em?
Viêm khớp trẻ em hầu hết là bệnh vô căn, vì vậy không có biện pháp phòng ngừa cụ thể cho bệnh. Trẻ chỉ có thể giảm thiểu được các biến chứng của bệnh nếu chẳng may mắc bệnh bằng cách xây dựng nền sức khỏe tốt với sức đề kháng cao.
Việc xây dựng sức đề kháng rất quan trọng, giúp trẻ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, bên cạnh đó, bổ trợ tốt cho quá trình phát triển thể chất. Những lưu ý mà bố mẹ cần biết để giúp trẻ có một sức đề kháng tốt, hạn chế được rủi ro sức khỏe bao gồm bệnh viêm khớp trẻ em do nhiễm trùng:
-
Giữ môi trường sống quanh trẻ sạch sẽ, an toàn
-
Không để trẻ hút thuốc lá thụ động
-
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Trẻ cần ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung vitamin D và canxi vào trong mỗi bữa ăn giúp xương khớp của trẻ được phát triển tốt hơn
-
Bố mẹ tập cho trẻ thói quen tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!