3 BIẾN CHỨNG cực nguy hiểm khi TIM ĐẬP NHANH
Nhịp tim nhanh có thể là phản ứng bình thường của cơ thể khi bạn phấn khích, lo lắng, do một số bệnh lý hay khi tập thể dục quá sức. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ khó khăn khi hoạt động của tim, nhịp tim nhanh có thể gây nguy hiểm. Một số người bị nhịp tim nhanh không triệu chứng và các biến chứng không tiến triển. Tuy nhiên, nhịp tim nhanh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim, ngừng tim đột ngột và tử vong. Sau đây là 3 BIẾN CHỨNG cực nguy hiểm khi TIM ĐẬP NHANH.
1. Thế nào là tim đập nhanh? Nhịp tim nhanh có các triệu chứng điển hình gì?
Với người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim bình thường dao động trong khoảng 60-100 nhịp/phút khi nghỉ ngơi. Khi tim đập hơn 100 nhịp mỗi phút (BPM) khi nghỉ được xem là tim đập nhanh. Khi một người tập thể dục, tâm trạng phấn khích hoặc căng thẳng, nhịp tim tăng lên một cách tự nhiên, không liên quan đến bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào. Đến một thời điểm nhất định, hoạt động nhanh của tim làm tăng cung lượng tim hoặc thể tích máu.
Nhịp tim nhanh có thể chỉ xảy ra ở tâm nhĩ (hai ngăn trên của tim) hoặc chỉ ở tâm thất (hai ngăn dưới của tim). Nhịp nhanh nhĩ không đe dọa đến tính mạng nhưng để lại hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe và có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao.
Xem thêm: Ăn BƠ ít nhất 2 LẦN MỖI TUẦN giúp giảm nguy cơ mắc bệnh TIM MẠCH
Nếu trong cơn rung nhĩ, hoạt động của các tế bào cơ tim loạn nhịp và hỗn loạn; thì trong cơn nhịp nhanh thất (còn gọi là rung thất), các buồng tim không thể co bóp, mất khả năng bơm máu do hoạt động điện sinh lý rối loạn và bất thường trong các tế bào cơ. Rung thất gây ngừng tim trong vòng vài phút và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đột tử do tim.
Khi tim đập quá nhanh, nó có thể không bơm đủ máu đến phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể làm thiếu oxy các cơ quan và mô của bạn và có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến nhịp tim nhanh sau:
- Khó thở
- Lâng lâng
- Cảm giác đánh trống ngực
- Tức ngực
- Ngất xỉu
Một số người mắc chứng nhịp tim nhanh không có triệu chứng và tình trạng này chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc kiểm tra bằng điện tâm đồ.
2. Nhịp tim đập nhanh có nguy hiểm không?
Trên các diễn đàn về sức khỏe tim mạch, các trang mạng xã hội, chúng ta rất dễ bắt gặp câu hỏi “Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?”,
Đôi khi, nhịp tim đập nhanh là điều bình thường. Ví dụ, trường hợp nhịp tim tăng lên khi tập thể dục hoặc khi phản ứng với căng thẳng, chấn thương, bệnh tật là điều bình thường.
Nhịp tim nhanh trở thành bệnh lý khi tim đập nhanh hơn bình thường do các điều kiện không liên quan đến căng thẳng sinh lý bình thường. Trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh có thể không gây ra các triệu chứng hay biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nhịp tim nhanh có thể phá vỡ chức năng bình thường của tim và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Suy tim
- Đột quỵ
- Ngừng tim đột ngột hoặc tử vong
Các phương pháp điều trị, chẳng hạn như thuốc, thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật, có thể giúp kiểm soát nhịp tim nhanh hoặc quản lý các tình trạng liên quan gây ra nhịp tim nhanh.
3. Nguyên nhân nào gây ra nhịp tim đập nhanh?
Nhịp tim nhanh là một trong những hậu quả của những biến đổi của hệ thống phát nhịp, dẫn truyền cũng như các tế bào cơ tim mà có rất nhiều yếu tốc có thể tác động lên hệ thống. Những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra nhịp tim nhanh bao gồm:
- Thiếu máu
- Uống quá nhiều đồ uống có chứa cafein
- Uống quá nhiều rượu
- Tập thể dục
- Sốt
- Huyết áp cao hoặc thấp
- Mất cân bằng điện giải, các chất cần thiết để dẫn truyền xung điện
- Tác dụng phụ của thuốc
- Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)
- Hút thuốc
- Căng thẳng đột ngột, chẳng hạn như sợ hãi
- Sử dụng thuốc kích thích, chẳng hạn như cocaine hoặc methamphetamine
Trong một số trường hợp, không thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh.
4. Các yếu tố nào gây nguy cơ nhịp tim đập nhanh?
Tuổi cao hoặc có tiền sử gia đình bị nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim là các yếu tố nguy cơ có nhiều khả năng tiến triển thành nhịp tim nhanh.
Bất kỳ tình trạng nào gây căng thẳng cho tim hoặc làm tổn thương mô tim đều có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim nhanh. Các yếu tố đó bao gồm:
- Thiếu máu
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh tim
- Sử dụng rượu nặng
- Sử dụng nhiều caffeine
- Huyết áp cao
- Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc tuyến giáp kém hoạt động
- Tâm lý căng thẳng hoặc lo lắng
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ
- Hút thuốc
- Sử dụng thuốc kích thích
Thay đổi lối sống hoặc điều trị các tình trạng sức khỏe liên quan có thể làm giảm nguy cơ nhịp tim nhanh.
5. 3 BIẾN CHỨNG cực nguy hiểm khi TIM ĐẬP NHANH là gì?
✅ Ngừng tim
Ngừng tim là sự ngừng hoạt động đột ngột của tim khiến người bệnh không còn phản ứng, không thở bình thường và không có dấu hiệu tuần hoàn. Nếu không có biện pháp khắc phục nhanh chóng, ngừng tim sẽ dẫn đến tử vong đột ngột.
Ngưng tim do loạn nhịp tim hầu như không có dấu hiệu báo trước và cần được cấp cứu kịp thời. Chỉ khoảng 10% những người bị ngừng tim có cơ hội sống sót khi xuất viện và hầu hết trong số họ bị suy yếu thần kinh.
✅ Suy tim
Suy tim là hội chứng rối loạn chức năng của tâm thất, khiến tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể. Các triệu chứng xuất phát từ cung lượng tim không đủ, không theo kịp nhu cầu trao đổi chất. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong do tim mạch trên thế giới.
Tỷ lệ suy tim ngày càng tăng trong dân số, ước tính có hơn 25 triệu người bị ảnh hưởng. Bên cạnh nhịp tim nhanh, một số tình trạng có thể gây suy tim như các bệnh tự miễn (bệnh hệ thống miễn dịch0, một số dị tật di truyền,…
✅ Đột quỵ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là một hiện tượng phổ biến, chiếm 85% các ca đột quỵ cấp tính; xảy ra khi có sự gián đoạn lưu lượng máu đến một khu vực nhất định của não. Theo phân loại TOAST, có 4 loại đột quỵ thiếu máu cục bộ chính, gồm: Xơ vữa mạch máu lớn, bệnh mạch máu nhỏ (nhồi máu lỗ khuyết ), đột quỵ do tắc mạch do tim và đột quỵ không rõ nguyên nhân.
Có 15% các ca đột quỵ cấp tính là đột quỵ xuất huyết do vỡ mạch máu (xuất huyết cấp tính). Bất kể loại đột quỵ nào, điều quan trọng là với mỗi phút đột quỵ thiếu máu cục bộ mạch máu lớn không được điều trị, gần hai triệu tế bào thần kinh sẽ chết.
6. Làm thế nào để phòng ngừa nhịp tim đập nhanh?
Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhịp tim nhanh là duy trì một trái tim khỏe mạnh và giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Nếu đã có tiền sử mắc bệnh tim mạch, hãy theo dõi và tuân thủ theo kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa nhịp tim nhanh.Để điều trị hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tim cần thực hiện các khuyến cáo sau:
-
Tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Duy trì một lối sống lành mạnh cho tim bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo có nhiều rau củ, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
-
Duy trì cân nặng hợp lý. Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lý tim mạch.
-
Giữ huyết áp và nồng độ cholesterol trong tầm kiểm soát. Thay đổi lối sống và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để điều chỉnh huyết áp cao (tăng huyết áp) hoặc cholesterol cao.
-
Bỏ thuốc lá. Nếu đang hút thuốc và không thể tự bỏ, bệnh nhân cần nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp hoặc chương trình giúp bỏ thói quen hút thuốc.
-
Uống rượu có chừng mực: Đối với người lớn khỏe mạnh, uống có chừng mực có nghĩa là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và với nam giới là tối đa hai ly mỗi ngày.
-
Không sử dụng chất kích thích, ví dụ như cocain.
-
Sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) một cách thận trọng. Một số loại thuốc cảm và ho có chứa chất kích thích có thể gây ra nhịp tim nhanh. Tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc cần tránh.
-
Hạn chế cafein. Nếu có thói quen uống đồ uống có chứa cafein, hãy uống điều độ (không quá một đến hai ly mỗi ngày).
-
Kiểm soát căng thẳng. Tránh căng thẳng không cần thiết và học các biện pháp đối phó để giảm căng thẳng một cách lành mạnh.
-
Đi khám theo lịch trình. Đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên và báo cáo bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho bác sĩ của bạn.
Xem thêm: Ăn cá béo có thực sự tốt cho hệ tim mạch?
Theo dõi và điều trị bệnh tim hiện có: Nếu đã có tiền sử bệnh tim mạch, người bệnh có thể thực hiện các bước để giúp ngăn ngừa nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim:
- Thực hiện theo kế hoạch: Người bệnh cần chắc chắn rằng hiểu kế hoạch điều trị của mình và dùng tất cả các loại thuốc theo đúng chỉ định.
- Báo cáo các thay đổi ngay lập tức: Nếu các triệu chứng thay đổi, trở nên tồi tệ hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng mới, bệnh nhân cần báo cho bác sĩ ngay lập tức.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!