Bài viết chuyên môn

4 Bước SƠ CỨU nhanh chóng khi bị BONG GÂN ngay tại nhà

Bong gân rất thường gặp trong tai nạn sinh hoạt hay chấn thương thể thao. Tuy nhiên nếu không sơ cứu không kịp thời hoặc sơ cứu bong gân không đúng cách thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động về sau. Sau đây Trung tâm y học thể thao Starsmec hướng dẫn cho bạn 4 bước sơ cứu nhanh chóng khi bị bong gân ngay tại nhà.

1. Bong gân là gì?

Bong gân là cách gọi phổ thông của hiện tượng giãn dây chằng – dải mô có vai trò kết nối các xương lại với nhau, giúp cho khớp vận động hiệu quả và hỗ trợ các mô khác. Thông thường các khớp dễ bị bong gân là khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp ngón tay cái, khớp gối, khớp mắt cá chân và cần được sơ cứu bong gân đúng cách để tránh biến chứng trong tương lai.

Xem thêm: Chấn thương dây chằng bên trong - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

Chấn thương này rất hay gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi người bệnh có những động tác chuyển động nhanh và mạnh như chơi bóng đá, bóng chuyền, tennis; tai nạn khi mang vác vật nặng sai tư thế; động tác nhảy từ trên cao tiếp đất đột ngột; người bị té ngã do trơn trượt…

Khi bị bong gân, vị trí chấn thương thường sưng lên nhanh chóng, bầm tím và gây đau đớn. Tình trạng đau và sưng càng nhiều khi thương tích càng nghiêm trọng. Các kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ phụ nữ, trẻ em bị bong gân nhiều hơn nam giới và người trưởng thành.

Bong gân có thể được chia thành 3 cấp độ:

- Cấp độ 1 - Nhẹ: Dây chằng chỉ bị giãn một ít;

- Cấp độ 2 - Nặng: Dây chằng bị rách một phần;

- Cấp độ 3 - Rất nặng: Dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Xem thêm: Đứt bán phần dây chằng chéo trước - Điều trị và chăm sóc thế nào?

2. 4 Bước sơ cứu nhanh chóng khi bị bong gân ngay tại nhà

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Phẫu thuật viên chấn thương Hoa Kỳ (AAOS), nguyên tắc cơ bản để sơ cứu bong gân, trật khớp là dùng phương pháp R.I.C.E. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể sử dụng biện pháp cải tiến là P.R.I.C.E. 

Việc điều trị bằng phương pháp R.I.C.E được khuyến khích áp dụng ngay khi bị chấn thương và có khả năng rút ngắn thời gian điều trị, giúp người bệnh nhanh chóng trở lại với sinh hoạt bình thường, tập luyện hay thi đấu. Cụ thể:

Nghỉ ngơi 

Biện pháp đầu tiên của việc sơ cứu khi bị bong gân là lập tức ngừng vận động và nghỉ ngơi hoàn toàn trong 48-72 giờ. Nhiều trường hợp không được đặt bất kỳ một trọng lượng nào lên vùng bị thương, nên có thể cần phải sử dụng dụng cụ hỗ trợ.

Tuy nhiên, trạng thái nghỉ ngơi này không cần áp dụng lên toàn thân. Ngay cả khi bị bong gân mắt cá chân, các cơ khác vẫn được vận động, nhằm giảm thiểu sự thoái hóa và duy trì sự điều hòa tim mạch.

Chườm lạnh

Liệu pháp sơ cứu bong gân, trật khớp khác được đánh giá mang đến tác động tích cực là chườm lạnh. Nhờ tác dụng của hơi lạnh trực tiếp hoặc gián tiếp lên vùng khớp bị chấn thương giúp mạch máu co lại, gây cảm giác tê giúp giảm đau, giảm sưng tấy, giảm lưu lượng máu nên ít tổn thương các mô lân cận.

Người bệnh có thể dùng túi chườm lạnh hoặc chậu, xô hay bồn tắm chứa nước lạnh để ngâm vết thương. Thời gian cho mỗi lần chườm lạnh khoảng 15-20 phút, 4-8 lần/ngày, chườm trong 48 giờ đầu tiên hoặc đến khi tình trạng sưng tấy được cải thiện. Nếu bạn ngâm vùng bị thương trong nước đá, nên chú ý không ngâm quá lâu để tránh gây bỏng lạnh.

Xem thêm: Những lưu ý đối với người bị tràn dịch khớp gối khi chườm nóng - chườm lạnh

Sử dụng băng ép

Vùng khớp bị trật hoặc bong gân cần được cố định chắc chắn để dây chằng có thời gian hồi phục và hạn chế di lệch. Liệu pháp băng ép được ứng dụng trong trường hợp này còn có tác dụng tạo áp lực lên các mao mạch giúp giảm lưu thông máu, hạn chế nguy cơ bầm tím, sưng tấy. Người bệnh có thể dùng băng thun, cao su tổng hợp hoặc vải có tính đàn hồi bọc lấy phần trước và sau vùng tổn thương 3-5 cm.

Khi băng ép, nên chú ý đến cảm giác của vùng chi phía dưới nơi chấn thương. Nếu thấy bị tê, mất cảm giác, nên tháo lỏng băng ép để không gây ứ trệ việc tuần hoàn máu, trường hợp nặng nề có thể gây hoại tử chi, đoạn chi do băng ép không đúng cách.

Kê cao vùng bị thương

Vùng tay chân bị thương khi được kê cao hơn tim có thể giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế tình trạng phù nề và ứ đọng máu. Cách thực hiện liệu pháp sơ cứu bong gân, trật khớp này tương đối đơn giản. Người bệnh kê vùng bị thương lên vị trí cao hơn tim và kết hợp thêm các liệu pháp chườm lạnh, băng ép. Liệu pháp này mang đến hiệu quả cao nhất khi thực hiện trong khoảng 48 giờ đầu.

3. Cách chăm sóc và phục hồi cho người bị bong gân như thế nào?

  • Vận động nhẹ nhàng: Bong gân có thể mất vài ngày đến vài tháng để hồi phục. Khi cơn đau và tình trạng sưng tấy được cải thiện, người bệnh nên vận động xương khớp nhẹ nhàng, tránh cố định quá lâu ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu cần, người bệnh cũng có thể kết hợp với một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen (Advil, Motrin IB) và Acetaminophen (Tylenol)…
  • Tập vật lý trị liệu: Một trong những lưu ý quan trọng giúp nhanh hồi phục và đảm bảo sự ổn định cho khớp bị thương là thực hiện các bài tập phù hợp. Người bệnh nên trao đổi với các chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn các bài tập giúp tăng cường sức mạnh, tối ưu hóa việc chữa lành và giảm thiểu nguy cơ tái chấn thương.
  • Tăng cường dụng cụ hỗ trợ: Người bị bong gân sẽ cảm thấy đau khi di chuyển. Do đó, tùy thuộc vào mức độ chấn thương, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm băng thun, nẹp hỗ trợ. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được bó bột hoặc đi giày chuyên dụng.
  • Cân bằng dinh dưỡng: Để hỗ trợ cơ xương khớp nhanh hồi phục sau chấn thương, người bệnh nên chú ý cân bằng dinh dưỡng và bổ sung axit béo Omega-3; canxi; các vitamin A, C, D, E, K… để tái tạo mật độ xương, tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ bảo vệ các khớp, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch… Tránh dùng thức ăn nhiều muối để hạn chế đào thảo sodium và canxi gây loãng xương.
  • Phương án dự phòng: Sau sơ cứu bong gân, chấn thương sẽ được cải thiện, nhưng đồng thời cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng tương tự trong tương lai. Người bệnh nên trao đổi với các chuyên gia chấn thương chỉnh hình để được tư vấn về mức độ, loại hình vận động và thời điểm quay lại với hoạt động sinh hoạt thông thường.

4. Bong gân - Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, bong gân và trật khớp cũng gây ra chấn thương nghiêm trọng, bao gồm cả gãy xương. Do đó, khi đã sơ cứu bong gân sau 2-3 ngày nhưng tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu sau đây, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế: 

  • Không thể chịu lực, chống chân hay vận động ở chân, tay bị thương
  • Khớp có cảm giác lỏng lẻo không ổn định, tê liệt hoặc mất khả năng vận động, chứng tỏ dây chằng bị đứt hoặc rách hoàn toàn, khớp bị di lệch
  • Vùng bị thương nổi mẩn đỏ hoặc các vệt đỏ lan ra gợi ý nguy cơ nhiễm trùng
  • Cường độ đau tăng dần ở vùng khớp hoặc xương bị thương
  • Tái chấn thương ở khu vực đã bị thương nhiều lần trước đó


❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt Nút Bạc YouTube?
    Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt Nút Bạc YouTube?

    Trong video này, Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt nút bạc YouTube - muốn chia sẻ những lời cảm ơn chân thành tới tất cả mọi người đã ủng hộ kênh 'Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy Starsmec'.

    Đọc thêm
  • Chế độ DINH DƯỠNG giúp GIẢM ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP lúc giao mùa
    Chế độ DINH DƯỠNG giúp GIẢM ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP lúc giao mùa

    Thực tế cho thấy có rất nhiều người mắc bệnh về cơ xương khớp phải chịu đựng những cơn đau khớp dai dẳng, khó chịu khi thời tiết giao mùa thay đổi thất thường. Ở bài viết này Starsmec sẽ bật mí chế độ DINH DƯỠNG giúp GIẢM ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP lúc giao mùa để giúp người bệnh chủ động ngăn ngừa, khắc phục tốt hơn.

    Đọc thêm
  • Bật mí với bạn 2 LOẠI HẠT giúp NGỦ NGON hơn
    Bật mí với bạn 2 LOẠI HẠT giúp NGỦ NGON hơn

    Bạn có biết, giấc ngủ giúp bạn hồi phục chức năng cho não bộ? Khi bạn ngủ ngon và đủ giấc, bạn sẽ tỉnh táo và có đầy đủ năng lượng cho các hoạt động sống hàng ngày. Nhiều người than rất khó để có được một giấc ngủ ngon, mà ngủ không ngon ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Ở bài viết này, Trung tâm Starsmec sẽ bật mí với bạn 2 LOẠI HẠT giúp NGỦ NGON hơn

    Đọc thêm
  • Những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm
    Những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm

    Chăm sóc sức khỏe luôn là điều mà chúng ta cần quan tâm, đặc biệt với những người bệnh, việc bảo vệ và phục hồi sức khỏe là rất cần thiết. Khi bạn bị ốm, điều quan trọng nhất là cần nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Mặc dù không có thực phẩm nào có thể chữa khỏi bệnh, nhưng ăn đúng loại thực phẩm có thể giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp bạn nhanh hồi phục. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm

    Đọc thêm
  • Từ bỏ ngay 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày
    Từ bỏ ngay 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày

    Để bảo vệ dạ dày, khá nhiều người quan niệm rằng chỉ cần tránh xa rượu bia, các đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng,…Tuy nhiên có những thói quen ăn uống vẫn làm hàng ngày lại là nguyên nhân gây đau dạ dày. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày cần từ bỏ sớm.

    Đọc thêm
  • CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH?
    CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH?

    Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ giúp bạn no lâu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Mới đây, các nhà khoa học lại tìm ra thêm một lợi ích của chất xơ: Giúp bảo vệ bạn chống lại các bệnh thoái hóa khớp mạn tính, đặc biệt là viêm khớp gối. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH.

    Đọc thêm