Lời khuyên của bác sỹ

6 lưu ý giúp phòng tránh chấn thương trong quá trình tập gym

Những người mới bắt đầu tập Gym đều cho rằng đẩy tạ thật nặng, tập thật  nhiều để cơ thể khỏe đẹp hơn, nhưng chính điều này khiến người tập có nguy cơ dễ gặp chấn thương cao. Vậy có những chấn thương nào thường gặp, nguyên nhân và làm thế nào để phòng tránh chấn thương khi tập Gym?  Mời quý độc giả hãy tham khảo ngay 6 lưu ý quan trọng trong bài viết này nhé.

1. Những chấn thương nào thường gặp khi tập Gym?

◾ Chấn thương cổ tay do tập Gym

Đây là một loại chấn thương rất thường gặp, đa số người tập tạ ít nhất sẽ vướng phải 1 lần. Chấn thương khớp cổ tay là sự tổn thương các sợi gân nhỏ, kéo từ ngón út thẳng về phía xương cổ tay lồi lên. Bạn sẽ cảm giác hơi tê tê nếu xoay nhẹ hoặc nhói đau khi xoay mạnh tay trong khi tập Gym.

Thêm vào đó, khi xoay các chi trong quá trình khởi động trước khi tập Gym, bạn có thể nghe thấy tiếng lách tách. Đây là 1 chấn thương lâu khỏi và rất dễ bị tái phát khi dùng lực quá nhiều và khiến đau nhức cổ tay.

Những động tác thường gây ra chấn thương cổ tay là các bài tập ngực, tập tạ, tập hít xà và tập cùng máy kéo.

◾ Chấn thương khuỷu tay do tập Gym

Không dừng lại ở đó, tác hại khi tập gym quá nặng gây chấn thương cho khuỷu tay. Trong quá trình tập, tay duỗi thẳng hết mức, khóa khớp khuỷu tay khi đẩy tạ lên. Do vậy, các bó cơ chùng xuống, trọng lượng của tạ dồn vào xương cánh tay và khuỷu gây chèn ép bao hoạt dịch trong khi tập Gym.

Sau một thời gian dài, bao hoạt dịch bị biến dạng, mất độ linh hoạt và dẫn tới thoái hóa. Nhiều người có thể bị tràn dịch khớp, gây đau nhức, vô cùng khó chịu. Bạn cần phòng tránh bằng cách không khóa khuỷu tay trong quá trình tập tạ.

◾ Chấn thương khớp vai do tập Gym

Chưa hết một trong những nơi thường gặp chấn thương nữa khi tập Gym là khớp vai. Khi bạn xoay sẽ nghe tiếng lục cục và đau nhói. Loại chấn thương này chỉ cần nằm ngủ sai tư thế cũng có thể bị hoặc tập các động tác vai, ngực.

Thông thường khi gặp chấn thương này bạn cần vào viện nhờ bác sĩ nắn lại đúng tư thế hoặc đeo 1 tấm vải cố định.

◾ Chấn thương lưng do tập Gym

Bên cạnh đó, khi tập Gym bạn cũng có thể cảm thấy bị đau nhức vùng lưng dưới. Đây là biểu hiện của chấn thương lưng.

◾ Chấn thương đầu gối khi tập Gym

Đầu gối được ví như bản lề của chân, nó có thể đóng mở để co duỗi linh hoạt chân. Chấn thương bộ phận này đa dạng, khó đoán trước. Bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn tìm loại chấn thương cụ thể.

Thông thường những người tập Squat thường gặp loại chấn thương này. Họ cảm thấy đau đầu gối khi tập Gym với các bài tập chân. 

◾ Chấn thương rách cơ, vỡ cơ do tập Gym

Trong quá trình bạn tập gym, nếu cơ phải hoạt động quá sức và vượt quá giới hạn chịu đựng thì cơ sắp sẽ bị vỡ hoặc rách. Chấn thương này khá nghiêm trọng khi bị vỡ cơ hay rách cơ thì sẽ rất đau đớn. Máu chảy bên trong dẫn tới hiện tượng thâm hoặc sưng ở dưới da.

Rách cơ sẽ khiến người tập Gym cực kỳ đau đớn. Bởi lẽ nó là sự đứt của các sợi cơ do bị căng quá mức. Bạn cần sự giúp đỡ của nhân viên ý tế càng sớm càng tốt. Máu chảy sẽ tụ lại và thành cục máu đông rất nguy hiểm.

Thậm chí bạn cần phải làm các thủ thuật để hút lượng máu đông ra khỏi cơ thể. Bạn cần bình tĩnh xử lý bằng cách lấy bọc đá vào khăn hoặc túi chườm lạnh đặt lên vết thương. Sau đó bạn cố định nó lại, nâng cao nó và đến gặp bác sĩ ngay.

◾ Chuột rút do tập Gym

Chuột rút là tình trạng co thắt một cách đột ngột và bạn gần như bị bất ngờ. Nó gây ra cảm giác nhức buốt, co rút tại vị trí như cẳng chân, bắp chân, đùi, bàn tay,… Loại chấn thương này thông thường do chưa khởi động và làm nóng các cơ thật kỹ trước khi tập.

Nó thật sự nguy hiểm nếu đang trong quá trình tập bạn bị chuột rút. Ngay lập tức bạn có thể gặp các chấn thương khác do không đứng vững hoặc cầm chắc. Do đó, trước khi tập đừng quên khởi động cũng rất quan trọng.

◾ Chấn thương gân do tập Gym

Gân là phần nói cơ bắp với xương đẻ bảo đảm phối hợp cử động. Gân rất chắc chắn nhưng lại có ít mạch máu dẫn tới để nuôi, vì vậy khi xảy ra tình trạng chấn thương gân thì sẽ mất thời gian khá lâu để bình phục. Khi phải chịu tải trọng hoặc các động tác chuyển hướng đột ngột thì dây chằng và gân có thể sẽ bị rách hoặc đứt.

◾ Chấn thương dây chằng do tập Gym

Cũng giống như gân, nhưng dây chằng có sự khác biệt là nó kết nối các phần xương lại với nhau. Vì vậy, chấn thương dầy chẳng ở mức độ năng như rách hay đứt sẽ không có khả năng phục hồi.

Đứt dây chằng sẽ khiến người tập Gym bị sưng và đau nhức đầu gối, cảm giác chân yếu đi so với bình thường.

◾ Chấn thương sụn chêm do tập Gym

Ở giữa các đầu xương như cột sống, đầu gối có phần sụn chêm để bảo vệ chúng. Nhưng khi sụn chêm phải chịu áp lực lớn hoặc sai hướng nó sẽ bị lệch nứt hoặc vỡ khiến bạn rất đau đớn. Đặc biệt là tình trạng chấn thương thoát vị đĩa đệm sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng về lâu về dài.

2. Những nguyên nhân nào gây ra các chấn thương khi tập Gym?

Theo phân tích của các huấn luyện viên chuyên nghiệp, thì người tập gym thường gặp phải chấn thương trong quá trình tập luyện là do 4 nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Do tập sai kỹ thuật của động tác
  • Do tập với khối lượng tạ nặng
  • Do tập trong thời gian dài dẫn tới cơ thể bị quá tải
  • Tập gym nhưng không lưu ý tới chế độ dinh dưỡng

3. Mách bạn 6 lưu ý giúp phòng tránh chấn thương trong quá trình tập Gym

◾ Lưu ý cần khởi động kỹ trước khi tập gym

Khởi động trước khi tập gym hay bất cứ một môn thể thao nào là một lưu ý cơ bản mà ai cũng phải biết để tránh chấn thương. Rất nhiều người đi thẳng vào tập tập luyện mà bỏ qua việc làm giãn và làm nóng các cơ bắp.

Ngay cả khi sức khỏe của bạn rất tuyệt vời, nhưng nếu không khởi động, cơ bắp và gân của bạn sẽ căng cứng và dễ bị chấn thương khi tập gym. Việc khởi động trước khi tập luyện giúp làm nóng cơ thể bạn, máu lưu thông đến các cơ bắp cần hoạt động và cũng là bước tự chuẩn bị cho các bài tập gym thực sự.

Bạn nhớ khởi động thật kỹ cơ thể trong khoảng 15 - 20 phút để đưa cơ thể từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động. Các động tác xoay khớp sẽ giúp dịch khớp tiết ra thật nhiều để bôi trơn nhằm hạn chế việc gặp chấn thương khi tập Gym.

◾ Bạn nên có huấn luận viên chuyên nghiệp nếu như là người mới bắt đầu tập Gym

Khi bạn không biết nên bắt đầu tập luyện từ đâu và như thế nào để an toàn và hiệu quả, gặp huấn luyện viên chính là một lựa chọn đúng đắn. Huấn luyện viên có thể giúp bạn tập luyện đúng cách, chỉ ra những lỗi thường gặp và lưu ý cụ thể để tránh chấn thương khi tập gym.

Ngoài ra, họ cũng có thể giúp bạn lên một lộ trình tập luyện để đạt được mục tiêu và tránh được chấn thương.

◾ Bạn lưu ý tăng dần cường độ cũng như độ khó của quá trình luyện tập và đa dạng hóa bài tập

Khi mới bắt đầu, không có gì lạ khi mọi người đều lao mình tập luyện với cường độ không những không bền vững mà còn có hại. Hãy thực tế với quá trình tập luyện của mình. Tập quá nhiều, quá sớm chính là một trong những lí do khiến bạn chấn thương khi tập gym. Lời khuyên cho bạn lã hãy bắt đầu với bài tập vừa phải khoảng 20 phút rồi dần dần xây dựng những bài tập khó hơn và đừng quên khởi động nhé.

Đặc biệt cần lưu ý, nếu phải tập với mức tạ nặng, hãy nhờ tới sự trợ giúp của người khác, có thể là huấn luyện viên, bạn bè đi cùng hoặc người ở phòng gym.

Đa dạng hóa các bài tập cũng là một cách giúp bạn tránh được chấn thương khi tập gym. Cơ thể của bạn sẽ thầm cảm ơn khi bạn thay đổi thói quen của mình bằng cách tham gia những hoạt động khác nhau. Điều này sẽ không chỉ giúp người tập tránh tình trạng tập luyện không ổn định mà còn cho các cơ của bạn thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Bên cạnh đó, không chỉ cơ thể bạn nhận được lợi ích từ việc đa dạng hóa thói quen tập luyện mà sự trao đổi chất trong cơ thể cũng có lợi. Các nghiên cứu cho thấy việc đa dạng bài tập mỗi ngày có thể đẩy nhanh quá trình đốt chất béo.

◾ Hãy lắng nghe cơ thể của bạn

Điều quan trọng nhất để tránh chấn thương khi tập thể hình chính là biết lắng nghe cơ thể. Không có thành công nào mà không trải qua đau đớn.

Mặc dù tập luyện chắc chắn có khó khăn nhưng đừng bao giờ biến nó thành nỗi đau ám ảnh. Nếu bạn cảm thấy đau vì lí do gì như chuột rút hay vẹo đột ngột, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.

Bạn có thể hạ thấp cường độ tập gym hoặc tập các nhóm cơ khác cho đến khi cơ thể bạn trở nên tốt hơn để xử lý căng thẳng. Hơn nữa, nếu bạn bị cảm lạnh hay cúm, đừng gây căng thẳng thêm cho cơ thể. Khi hệ miễn dịch thấp, nếu tiếp tục tập luyện, bạn có thể còn ốm nặng hơn.

Tập luyện quá sức có thể gây hại cho cơ thể của bạn. Khi bạn tập luyện vào buổi tối, hãy chú ý đến khả năng vận động của cơ thể vì bạn vừa trải qua một ngày làm việc mệt mỏi Vậy nên, hãy đối xử tốt với cơ thể bạn và để nó nghỉ ngơi khi cần.

◾ Không nên tham gia tập luyện Gym lúc đói

Một lưu ý không thể bỏ qua để bạn tránh chấn thương khi tập gym đó là nên ăn trước khi đi tập. Khi tập gym, bạn sẽ đốt cháy calorie và đổ mồ hôi. 

Mặc dù bạn không muốn tập luyện ngay sau khi ăn nhưng ăn cách 2 tiếng trước khi tập gym với các loại thực phẩm phù hợp, đảm bảo đủ nhiên liệu cho việc tập luyện. Bên cạnh đó, bạn nên đảm bảo mình đã uống khoảng nửa lít nước cách 2 tiếng trước khi tập luyện. Trong khi tập, người tập hãy bổ sung nước thường xuyên để bù nước cho cơ thể.

Bạn nhớ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nước trước, trong cũng như sau khi tập. Bạn hãy nhớ rằng cơ bắp của chúng ta không lớn lên trong phòng tập mà chúng chỉ lớn lên khi bạn bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp chúng phát triển. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là một trong những cách tốt nhất giúp đạt kết quả luyện tập tối đa và hạn chế chấn thương.

Xem thêm: Làm thế nào để tránh mất nước khi tập luyện thể thao?

◾ Bạn hãy nhớ mặc đồ tập phù hợp

Một số chấn thương khi tập gym xảy ra do trang phục tập luyện không phù hợp. Vì thế, khi tham gia bất cứ hoạt động nào, bạn hãy chắc chắn rằng mình được trang bị quần áo và giày dép phù hợp với loại hình đó.

Một lưu ý nhỏ cho người tập gym làm không cần bỏ ra một số tiền lớn để có được “đúng” thương hiệu, chỉ cần đồ tập giúp bạn thoải mái tập luyện, không bị tác động căng thẳng hay quá nóng trong quá trình luyện tập.

Tập gym là một hoạt động mang đến nhiều lợi ích về sức khoẻ và hình thể. Vì vậy hãy luôn đảm bảo quá trình tập luyện được an toàn, chọn đúng phương pháp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Chúc các bạn đạt được nhiều kết quả tốt 

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm