ĂN KIÊNG KHÔNG KHOA HỌC sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như nào?
Ăn kiêng để có một vóc dáng hoàn hảo luôn là sự lựa chọn của nhiều người. Tuy vậy, ăn kiêng giảm cân thiếu khoa học lại chứa nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu việc ĂN KIÊNG KHÔNG KHOA HỌC sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như nào?
1. ĂN KIÊNG KHÔNG KHOA HỌC sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như nào?
1.1. Ăn kiêng không khoa học sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu
Nếu chúng ta ăn ít thức ăn hơn, cơ thể có ít năng lượng để đốt cháy hơn và từ đó luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi.
Lượng tinh bột bị cắt giảm có sự liên kết với nguy cơ của sự mệt mỏi. Ngoài ra, chế độ ăn kiêng hạn chế các chất vitamin, chất sắt cũng gây tình trạng mệt mỏi, thiếu máu.
Điều chúng ta cần phải biết về tác hại của thói quen nhịn ăn để giảm cân là việc cơ thể sẽ thiếu hụt trầm trọng nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Rất nhiều vitamin và dưỡng chất quan trọng sẽ không được cung cấp đầy đủ khi bạn nhịn ăn. Cứ duy trì thói quen nhịn ăn từ đó sẽ gây ra những tác hại cho sức khỏe như loãng xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng...
1.2. Ăn kiêng không khoa học khiến chúng ta khó kiểm soát cân nặng, dễ bị tăng cân
Khi bạn không ăn đủ hoặc không ăn gì trong một khoảng thời gian dài, cơ thể sẽ trở nên đói. Đó là một cơ chế tự nhiên của cơ thể để yêu cầu bạn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết. Khi cơ thể cảm thấy đói, nó sẽ tự động kích hoạt cơ chế tiết hormone ghrelin, làm tăng cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn.
Khi bạn nhịn ăn, cơ thể sẽ cố gắng tiết kiệm năng lượng để duy trì hoạt động cơ bản. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn thông qua quá trình trao đổi chất cơ bản (BMR). Khi BMR giảm, cơ thể sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn và dễ dàng tích trữ năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo.
Việc nhịn ăn không khoa học khiến cơ thể cố gắng tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm tỷ lệ trao đổi nhiệt và giảm hoạt động cơ bản. Kết quả là, khi bạn tiếp tục ăn đều sau giai đoạn nhịn ăn, cơ thể dễ dàng tiếp thu và tích trữ năng lượng dư thừa, dẫn đến tăng cân.
Xem thêm: Gợi ý cho bạn những thực phẩm giúp no lâu - giảm cân hiệu quả
1.3. Ăn kiêng không khoa học khiến tóc bạn rụng nhiều
Chế độ ăn uống ít calo có liên quan rất nhiều đến việc rụng tóc. Thiếu chất dinh dưỡng khiến quá trình trao đổi chất ở các nang tóc bị gián đoạn, ảnh hưởng đến cấu trúc và sự phát triển của tóc.
Việc rụng tóc là một trong những tín hiệu của sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, qua đó nên điều chỉnh chế độ ăn uống một cách khoa học hơn.
1.4. Ăn kiêng không khoa học dễ khiến bạn suy giảm trí nhớ
Có thể bạn chưa biết, khi không nhận được đủ năng lượng từ việc ăn uống đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ hoạt động. Các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chức năng não bộ. Thiếu hụt các chất này có thể gây ra sự suy giảm trí nhớ, khó khăn trong việc hình thành và lưu giữ thông tin. Việc nhịn ăn không khoa học có thể gây ra sự mất cân bằng hoocmon trong cơ thể, đặc biệt là cortisol, hoocmon chống căng thẳng. Các mức cortisol tăng cao có thể ảnh hưởng đến chức năng trí nhớ và học tập. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tăng cortisol có thể gây suy giảm trí nhớ ngắn hạn và khả năng tập trung.
1.5. Ăn kiêng không khoa học dễ khiến bạn vị viêm loét dạ dày
Khi dạ dày bị bỏ đói nó sẽ phải co bóp nhiều hơn, dịch vị được tiết ra nhưng do không có gì để tiêu hóa nên sẽ bị viêm loét dạ dày. Một điều không thể bỏ qua nữa là nhịn ăn sẽ làm cho việc sản xuất axit trong dạ dày giảm xuống.
Khi bị bỏ đói càng lâu thì hoạt động của enzym trong dạ dày càng kém, thậm chí còn có thể ngừng hoàn toàn. Nếu dạ dày không tiết ra axit nữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng.
1.6. Ăn kiêng không khoa học dễ khiến bạn bị mất ngủ
Khi bị bỏ đói, thay vì dùng glucose để cung cấp năng lượng thì cơ thể lại đốt cháy chất béo. Lý giải về vấn đề nhịn ăn có tác hại gì với giấc ngủ như sau: nhịn ăn lâu ngày dễ khiến cho lượng insulin suy giảm, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tăng lượng enzyme orexin tạo ra năng lượng tạm thời cho các hoạt động sống.
Mặt khác, khi đói não cũng sẽ phát ra tín hiệu cho cơ thể tiết ra quá mức adrenaline. Tất cả những điều này sẽ gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ kém.
2. Một số gợi ý giúp bạn thực hiện một chế độ ăn kiêng an toàn
Một nguyên tắc mà chắc chắn bạn đã nghe qua khi quyết định giảm cân đó chính là tổng lượng calories nạp vào cơ thể phải bằng hoặc ít hơn năng lượng mà bạn tiêu thụ. Trong đó, tổng lượng calories nạp vào cơ thể là phần năng lượng có chứa trong các loại thực phẩm hàng ngày mà bạn đã ăn. Còn năng lượng tiêu thụ là phần năng lượng mà bạn tiêu hao khi có sự hoạt động của cơ thể như: tập thể dục, tiêu hóa, trao đổi chất,…
Chiều người lầm tưởng, hiểu sai nguyên tắc này nên thường nhịn ăn hoặc ăn ít để giảm lượng calories nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, bạn không được cắt giảm quá 1200 calo mỗi ngày bởi vì cơ thể cần có năng lượng để sống. Nếu bạn nạp ít hơn, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, suy nhược cơ thể,…
2.1. Hạn chế tinh bột
Bạn nên hạn chế ăn tinh bột hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều đường. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 500 gram tinh bột. Đồng thời, bạn có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng các loại hạt hoặc ngũ cốc.
Xem thêm: Chế độ ăn quá nhiều tinh bột ảnh hưởng đến hệ xương khớp của bạn thế nào?
2.2. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, protein
Để giảm lượng mỡ thừa của cơ thể, trong chế độ ăn giảm cân của bạn nên thay thế các loại protein thông thường từ thịt heo, thịt bò sang các loại thịt trắng như gà, cá,… Vì các loại thịt trắng sẽ dễ chuyển hóa thành cơ, đồng thời đạm từ thực vật sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn, giảm cảm giác đói thèm ăn.
Đồng thời, một trong các chế độ ăn giảm cân lành mạnh được các bác sĩ khuyên dùng đó chính là ăn nhiều rau củ quả, chất xơ. Bởi vì, các loại rau củ chứa rất ít năng lượng mà lại giàu vitamin và các chất cần thiết khác tốt cho hệ tiêu hóa. Vậy nên, để giảm cân hiệu quả, bạn nên nạp khoảng 400 gram đến 500 gram rau củ quả tương đương với 25 gram – 38 gram chất xơ.
Xem thêm: CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH?
2.3. Chia nhỏ bữa ăn
Một cách giảm cân khoa học khác đó chính là chia nhỏ bữa ăn. Thông thường, các bữa ăn chính sẽ cách nhau khoảng 6 tiếng và người thừa cân hoặc béo phì sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn trong bữa ăn tiếp theo khiến lượng calories nạp vào bị vượt quá lượng tiêu thụ.
Vậy nên, bạn có thể chia nhỏ 3 bữa chính thành 6 bữa phụ. Qua một thời gian, dạ dày sẽ có xu hướng thu nhỏ lại khiến cho bạn không còn thèm ăn nhiều nữa.
2.4. Uống đủ lượng nước mỗi ngày, kết hợp vận động thể chất
Nước giúp cơ thể vận chuyển và chuyển hóa chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Do đó, trong chế độ ăn giảm cân lành mạnh, bạn cần phải nạp ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Xem thêm: Chạy bộ giảm cân
Ngoài kết hợp các chế độ ăn giảm cân, bạn cần phải lên kế hoạch tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút/ngày. Việc vận động sẽ giúp cơ thể chuyển hóa và đào thải năng lượng nhanh hơn, giúp cho việc giảm cân thêm hiệu quả. Ngoài ra, duy trì việc việc vận động còn giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức bền, giúp nâng cao sức khỏe.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!