Bài viết chuyên môn

Đau đầu căng cơ - Bệnh lý thường gặp ở dân văn phòng

Đau đầu căng cơ thường gặp ở người làm việc trong tư thế ngồi cúi lâu thường xuyên, cố định tư thế trong thời gian dài đặc biệt là người làm việc ở văn phòng ... khiến cho người bệnh có cảm giác giống như đầu đang bị siết chặt lại. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh mà còn khiến sức khỏe bị suy giảm. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, vậy khi bị đau đầu căng cơ phải làm sao? Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này

1. Đau đầu căng cơ là gì?

Đau đầu là một triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, nhức đầu căng cơ là tình trạng căng ra của các cơ trên vùng đầu và cổ, với một số đặc điểm sau:

  • Có thể là cơn đau đầu căng cơ nhất thời, sau đó tự khỏi;

  • Có thể là bệnh mạn tính, tái phát nhiều lần;

  • Thường gặp ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành;

  • Cơn nhức đầu căng cơ kéo dài từ 30 phút đến vài ngày;

  • Bệnh kéo dài có nguy cơ gây stress và trầm cảm.

Đối mặt với những cơn đau đầu căng cơ, nhiều bệnh nhân rất lo sợ cho rằng bản thân đang mắc một căn bệnh thần kinh - sọ não nghiêm trọng. Ngược lại, một số người chủ quan, tự tìm cách điều trị bằng thuốc đông/tây y hoặc thực phẩm chức năng. Cả hai trường hợp đều để lại hậu quả xấu cho người bệnh, cơn nhức đầu căng cơ không đỡ, tái diễn ngày càng trầm trọng dẫn đến căng thẳng kéo dài, thậm chí là suy kiệt thần kinh.

Đau đầu căng cơ được phân loại gồm:

  • Đau đầu căng cơ kịch phát: cảm giác nặng hai bên đầu, đau như siết chặt, không nôn, không có chiều hướng tăng mức độ đau khi hoạt động nhưng khi đau người bệnh thường sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng.

  • Đau đầu căng cơ mạn tính: đau cả hai bên đầu giống như đầu đang bị ép chặt, người bệnh có cảm giác như đang mang vật rất nặng trên đầu.

Xem thêm: Lưu ý những tác nhân khiến bạn bị đau đầu

2. Nguyên nhân nào dẫn đến đau đầu căng cơ?

Do chế độ ăn uống

Một trong những yếu tố khiến cơn đau đầu căng cơ khởi phát là do tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều các chất sau đây:

  • Tyramine: Có nhiều trong phô mai, nho khô, chế phẩm lên men của đậu nành và các loại men rượu;

  • Monosodium glutamate: Đây là loại chất dùng làm phụ gia thực phẩm, chẳng hạn như bột ngọt;

  • Cafein: Một lượng cafein nhất định có thể giúp con người tỉnh táo, song nếu nồng độ cafein trong cơ thể dao động bất thường dễ gây đau đầu.

Ngoài ra, những người thường bỏ ăn sáng hoặc ăn trưa thường hay bị đau đầu ngay sau khi dùng bữa do khoảng thời gian giữa các bữa ăn quá xa.

✅ Do thói quen sinh hoạt

Đau đầu do căng cơ cũng có thể là hậu quả của lối sống thiếu khoa học, chẳng hạn như:

  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều, dễ khiến đau đầu ngay sau khi thức giấc;

  • Tư thế cổ và vai khi làm việc không đúng, ngồi cúi đầu quá lâu;

  • Nằm nghỉ ngơi sai cách đầu, gối đầu quá cao;

  • Chấn thương tâm lý như stress, lo âu buồn phiền, mệt mỏi kéo dài.

Xem thêm: Đau thần kinh tọa - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?

3. Các triệu chứng thường gặp của đau đầu căng cơ

Một số biểu hiện được coi là dấu hiệu của chứng đau đầu căng cơ là:

  • Cơn đau xuất phát từ hai bên đầu, đau âm ỉ, mức độ tăng dần;

  • Không theo mạch đập, không tăng khi gắng sức;

  • Cảm thấy có áp lực thắt chặt quanh đầu;

  • Căng nhức các cơ ở vai và cổ;

  • Cảm giác nặng ở đầu và mắt.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác nhức đầu căng cơ phân biệt với những nguyên nhân gây đau đầu khác là:

  • Có ít nhất 8 - 10 cơn đau tương tự như trên;

  • Thời gian từng cơn kéo dài từ 30 phút đến 5 - 7 ngày;

  • Mỗi tháng không quá 15 ngày bị đau;

  • Không buồn nôn và ói mửa;

  • Không có triệu chứng sợ ánh sáng và/hoặc không sợ tiếng ồn;

4. Biện pháp điều trị đau đầu căng cơ

✅ Dùng thuốc

Một trong những cách giảm đau đầu căng cơ nhanh chóng và hiệu quả nhất là dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cần hỏi rõ ý kiến bác sĩ trước khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc nào. Điều này sẽ góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe cho bệnh nhân vì một số thuốc có đi kèm tác dụng phụ. Bệnh nhân nên lưu ý dùng thuốc theo chỉ định y tế để tránh nhầm thuốc, dùng quá liều hoặc lạm dụng thuốc. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai hoặc người có những vấn đề sức khỏe khác cần phải chú trọng trong việc dùng thuốc.

Phần lớn các trường hợp đau đầu căng cơ có thể điều trị dễ dàng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả bằng thuốc. Song cũng có một vài ca mạn tính khó điều trị, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ.

✅ Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng góp phần không nhỏ trong cải thiện cơn đau đầu căng cơ. Các liệu pháp thường được áp dụng như: kích thích từ trường xuyên sọ, kích thích điện dây thần kinh qua da, vận động trị liệu, xoa bóp, laser và siêu âm,...

Người bị đau đầu căng cơ cần có chế độ nghỉ ngơi khoa học để không bị căng thẳng kéo dài, chú ý ngủ đủ giấc và luôn có giấc ngủ trưa ngắn.

✅ Biện pháp hỗ trợ

Luyện tập thư giãn và vận động thể chất

Các bài tập thư giãn và hoạt động thể chất được thực hiện đều đặn là cách đau đầu căng cơ hiệu quả. Bạn có thể chọn lựa bài tập hoặc bộ môn vận động phù hợp với mình như: thiền, yoga, xoa bóp, dưỡng sinh, massage, tập thể dục,...

Hoạt động đúng tư thế

Những người làm công việc có tính chất giữ lâu một tư thế nên chú ý đến tư thế ngồi sao cho đầu thẳng giữa hai vai, không quá cúi xuống, lưng không bị võng lưng, cách mỗi 30 phút ngồi nên đứng dậy đi lại. Đặc biệt, luôn duy trì tư thế ngồi đúng là cách tốt nhất để đẩy lùi đau đầu căng cơ do tư thế ngồi sai.

Kiểm soát cảm xúc 

Suy nghĩ tiêu cực, lo âu, căng thẳng,... là những trạng thái tâm lý tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và gây đau đầu căng cơ. Vì thế, hãy cố gắng thả lỏng cơ thể, tiết chế cảm xúc, tìm đến bác sĩ tâm lý,... để tạo cho mình thói quen sống tích cực, có trạng thái tinh thần thoải mái. 

5. Các giảm đau đầu căng cơ tại nhà

✅ Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý

Dù nhức đầu căng cơ cấp tính hay mạn tính thì người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp thư giãn tại nhà sau đây:

  • Lựa chọn nghỉ ngơi tại không gian yên tĩnh, có thể áp dụng xông tinh dầu để thư giãn.

  • Hãy chọn một nơi có luồng ánh sáng vừa phải, không mạnh để nghỉ ngơi mỗi khi cơn đau kéo đến.

  • Thả lỏng cơ thể, đặc biệt phần cổ, vai, lưng.

  • Tạm thời ngưng sử dụng laptop, tivi, điện thoại, iPad,…

  • Đắp mặt nạ có tác dụng làm ấm vùng mắt để thư giãn.

  • Thực hiện vỗ nhẹ vào vùng trán, massage 2 bên thái dương kết hợp.

✅ Hít thở đúng cách

Hít thở sâu đúng cách sẽ giúp kích thích khả năng giải phóng endorphin trong cơ thể. Hormone này sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau đầu căng cơ, giảm bớt các phản ứng căng thẳng của cơ thể. Người bệnh có thể học cách hít thở như sau:

  • Người bệnh cần chọn một nơi có không gian thoáng đãng, yên tĩnh để chắc chắn rằng không ai có thể làm phiền trong suốt quá trình thực hiện.

  • Hãy giữ cho vùng lưng luôn thẳng hoặc tựa lưng vào tường một cách thoải mái.

  • Hít 1 hơi thật chậm bằng mũi, giữ lại trong 5 giây và từ từ thở ra qua đường miệng. Lặp lại động tác này nhiều lần, cho đến khi cơ thể đã quen với nhịp thở này.

Người bệnh cần thực hiện bài tập hít thở này trong ít nhất 10 phút để cơ thể có thể tự điều chỉnh cơn đau đầu căng cơ.

✅ Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng xuất hiện cơn đau

Người bệnh có thể chọn chườm lạnh hoặc chườm nóng tại nhà để làm dịu những cơn nhức đầu căng cơ.

  • Chườm lạnh: Dùng khăn mềm hoặc gạc cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 30 phút. Sau đó dùng khăn hoặc gạc này để chườm lên vùng trán hoặc đỉnh đầu.

  • Chườm nóng: Làm ấm khăn hoặc gạc bằng cách nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước và tiến hành chườm lên vùng trán hoặc thái dương để giảm bớt căng thẳng.

Xem thêm: Những lưu ý đối với người bị tràn dịch khớp gối khi chườm nóng - chườm lạnh

6. Cách phòng ngừa đau đầu căng cơ hiệu quả

Nhức đầu căng cơ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Để có thể phòng ngừa nhức đầu căng cơ, mọi người nên thực hiện những điều sau đây:

  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết, duy trì cân bằng chế độ dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Tránh xa các tác nhân gây hại cho cơ thể: môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn, chất kích thích,…

  • Đảm bảo rằng luôn ngủ đủ giấc (6 – 8 giờ/ngày). Nếu gặp phải các vấn đề: ngủ chập chờn không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ,… hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám điều trị sớm nhất.

  • Tạo môi trường sống thoải mái, tránh xa các tác nhân tiêu cực từ môi trường hoặc từ người khác.

Duy trì cơ thể khỏe mạnh và tránh các yếu tố nguy cơ có thể giúp mọi người phòng ngừa những cơn đau đầu căng cơ hiệu quả. Trên đây là những thông tin y khoa góp phần giải đáp các thắc mắc của bạn về đau đầu căng cơ có nguy hiểm không, đau đầu căng cơ là bệnh gì, điều trị đau đầu căng cơ bằng cách nào. Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang gặp phải tình trạng đau đầu căng cơ hay nhức đầu căng cơ, nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm