ĐAU KHỚP GỐI - Điều trị hiệu quả ngay lần đầu tiên
Đau khớp gối là dấu hiệu cho thấy xuất hiện tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Đồng thời, do đầu gối có cấu tạo phức tạp lại chịu áp lực lớn cùng tần suất hoạt động nhiều nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Vậy ĐAU KHỚP GỐI điều trị thế nào? Hãy cùng trung tâm y học thể thao Starsmec tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này.
1. Nguyên nhân và triệu chứng của đau khớp gối là gì?
Đau khớp gối là một loại bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với những người lớn tuổi. Nguyên nhân là do những thói quen sinh hoạt sai lầm mắc phải hàng ngày. Tính nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người, có trường hợp có thể tự khỏi hoặc gây tàn tật nếu như không điều trị kịp thời.
Tình trạng đau nhức của vùng gối xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một vài yếu tố phải kể đến là:
- Tổn thương khớp gối
- Vấn đề cơ học
- Các bệnh viêm khớp
Ngoài ra, trường hợp gây nhức đầu gối cũng có thể sẽ xuất hiện bởi một vài nhóm nguyên nhân khác. Cụ thể như do tình trạng tái phát của chấn thương trước đó, cơ thể thiếu linh hoạt khi vận động, bị suy giảm đi sức mạnh cơ bắp, trường hợp thừa cân hay béo phì gây ra căng thẳng cho khớp gối...
Đau khớp gối sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Đau nhức, sưng đỏ quanh khớp
- Cứng khớp gối
- Khó vận động khớp gối
- Đau đầu gối.
2. ĐAU KHỚP GỐI điều trị thế nào?
Tùy vào nguyên nhân gây đau đầu gối ở các bệnh nhân mà bác sĩ cơ xương khớp sẽ đưa ra những chỉ định điều trị khác nhau. Có nhiều phương pháp điều trị đau đầu gối, đau khớp gối như:
✅ Dùng thuốc
Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng đau, giảm viêm, giảm sưng nhằm cắt giảm triệu chứng đau khớp gối hoặc các loại thuốc hỗ trợ điều trị. Có nhiều loại thuốc tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, thuốc chống viêm nhóm NSAIDS có tác dụng cắt đứt phản ứng viêm, thuốc giảm đau Paracetamol có tác dụng giảm đau, thuốc chống thoái hoá kéo dài, canxi...
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc sai cách có thể gây ra tác dụng phụ.
✅ Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
Các bài tập vật lý trị liệu dành cho đầu gối có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp chân trên như cơ tứ đầu đùi (có tác dụng bảo vệ khớp gối), từ đó hạn chế đau nhức đầu gối. Bạn nên luyện tập dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia để tránh chấn thương và đạt được hiệu quả cao nhất.
Điều trị vật lý trị liệu cho khớp gối gồm 2 loại: Vật lý trị liệu khớp gối thụ động và vật lý trị liệu tích cực. Liệu pháp vật lý trị liệu khớp gối thụ động bao gồm liệu pháp làm lạnh, liệu pháp làm nóng và bài tập dưới nước. Liệu pháp vật lý trị liệu tích cực bao gồm các bài tập linh hoạt và bài tập tăng cường.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể lựa chọn các hình thức trị liệu khác như: nắn chỉnh các khớp xương, chiếu tia laser cường độ cao nhằm kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào, chỉnh hình bàn chân,...
✅ Liệu pháp tiêm
-
Tiêm tế bào gốc: Công nghệ tiêm tế bào gốc là một trong những phương pháp điều trị đau đầu gối viêm khớp, thoái hóa khớp tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này không yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, không phẫu thuật xâm lấn. Tế bào gốc khi được đưa vào bên trong khớp gối sẽ giúp giảm đau và tăng sinh sụn khớp nhanh chóng.
-
Tiêm chất nhờn nhân tạo: Bổ sung chất nhờn cho khớp bị khô, giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp.
-
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: Cung cấp các yếu tố tăng trưởng từ máu của chính bệnh nhân vào khớp bị tổn thương. Các yếu tố tăng trưởng là các protein giúp kích thích quá trình sửa chữa và tái tạo mô.
✅ Phẫu thuật
Phẫu thuật khớp gối thường được chỉ định trong các trường hợp đau đầu gối do chấn thương nhằm tái tạo lại dây chằng chéo và sửa lại sụn chêm giúp người bệnh có thể đi lại bình thường sau khi bình phục.
Ngoài ra, để biết thêm thông tin chi tiết ĐAU KHỚP GỐI điều trị thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thuỷ
3. Những phương pháp điều trị tại nhà nào giúp giảm đau khớp gối hiệu quả?
Đau khớp gối là một trong các triệu chứng thường gặp, báo hiệu tình trạng tổn thương ở đầu gối và những dây chằng xung quanh.
Đối với các tình trạng đau mới người bệnh có thể áp dụng các biện pháp trị đau khớp gối tại nhà dưới đây để giảm đau nhanh chóng:
✅ Chườm nóng hoặc lạnh
Phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh thường sẽ được ưu tiên áp dụng khi xuất hiện cơn đau của khớp gối. Đối với chườm đá, người bệnh nên dùng một chiếc khăn để có thể bọc đá ở bên trong rồi chườm lên vết thương, cách này có thể sẽ phù hợp với tình trạng đau khớp gối do chấn thương gây ra.
Mặt khác thì chườm nóng có thể phù hợp với nguyên nhân đau cơ hoặc là đau khớp mạn tính, tuy nhiên nếu người có vết thương hở, hay da bị viêm thì không nên chườm nóng. Ngoài ra, việc chườm nóng và lạnh cũng là cách trị đau khớp gối ở người già tại nhà.
Xem thêm: Những lưu ý đối với người bị tràn dịch khớp gối khi chườm nóng - chườm lạnh
✅ Lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Việc ăn uống khoa học và lành mạnh cũng là một cách chữa bệnh đau khớp gối hiệu quả. Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn giàu vitamin; omega-3 như những loại cá, hạt lanh, đậu nành, bơ, gừng, hay quả mọng.
Nên tránh một số các thực phẩm có chứa saponin (chất này không tốt cho những người đau khớp gối) như là hạt tiêu, cà chua, khoai tây, ớt và nên hạn chế ăn đồ ăn mặn.
✅ Kiểm soát cân nặng
Trường hợp thừa cân, béo phì là một trong các nguyên nhân gây ra đau khớp gối. Việc cơ thể quá nhiều mỡ thừa tích tụ sẽ khiến người bệnh mệt mỏi và chậm chạp hơn, gây ra áp lực lên đầu gối, lâu dần khiến các khớp gối bị thoái hóa. Chính vì vậy, điều chỉnh cân nặng hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu của đau khớp gối.
Xem thêm: 3 ẢNH HƯỞNG đối với XƯƠNG KHỚP khi bạn bị THỪA CÂN BÉO PHÌ
✅ Lưu ý các tư thế sai
Về cách chữa đau khớp gối tại nhà này khá đơn giản, người bệnh chỉ cần chú ý những tư thế của mình khi ngồi, hay đứng hoặc là vận động như: Nên ngồi thẳng lưng, không được vắt chéo chân, ngồi lên ghế có độ cao phù hợp với cơ thể; tránh những hoạt động phải sử dụng đầu gối quá nhiều; không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu; dùng những loại giày thoải mái và chất liệu mềm mại, hạn chế việc mang giày cao gót.
✅ Bổ sung các loại thực phẩm chức năng
Chondroitin và Glucosamine là 2 loại hợp chất được điều chế ở dưới dạng thực phẩm chức năng, hỗ trợ người đau khớp gối giảm sưng viêm, đau nhức, cải thiện khả năng vận động của cơ thể.
2 hoạt chất này được chỉ định cho những trường hợp bị đau khớp gối từ nhẹ đến trung bình, còn những vị trí đau khớp khác thì sẽ không được khuyến cáo. Tuy nhiên, vì không phải là loại thuốc điều trị nên hiệu quả của Chondroitin và Glucosamine không được cao. Nếu vẫn muốn sử dụng những cách giảm đau khớp gối này, tốt nhất là người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
✅ Thực hiện những bài tập giảm đau khớp gối:
Khi người bệnh bị đau khớp gối, nên tập một vài bài tập sau đây để cải thiện cơn đau, tăng cường sức mạnh của cơ bắp và giúp khớp gối trở nên dẻo dai hơn.
Bài tập về kéo giãn cơ bắp chuối: Người bệnh nên đứng thẳng lưng, hai chân đặt song song với nhau. Bước chân trái lên phía trước, tiếp đến ngả người về phía trước, hai tay vịn vào lưng ghế. Đầu gối chân trái khuỵu xuống đất và chân phải duỗi thẳng ra. Giữ đúng tư thế như vậy trong khoảng 20 giây rồi có thể quay lặp lại tư thế ban đầu. Người bệnh nên tập động tác này 5 lần cho mỗi chân.
Bài tập làm tăng sức mạnh của cơ đùi trước: Người bệnh nằm ngửa và một chân duỗi thẳng ra và một chân co lại. Đưa chân duỗi thẳng lên trên cao với góc khoảng 60 độ. Để nguyên tư thế đó trong vòng 5 giây rồi hạ chân xuống. Tập bài tập này từ 5 đến 10 lần 1 đợt, tổng cộng có 3 đợt tập và nên nhớ là đổi chân.
Bài tập làm tăng sức mạnh vùng cơ tam đầu đùi: Người bệnh nằm sấp, và đưa một chân lên cao, rồi duỗi thẳng, mũi chân hướng vào người để có thể kéo giãn cơ đùi. Có tổng là 3 đợt tập, nên giữ tư thế đó như vậy trong vòng 5 giây rồi từ từ hạ chân xuống, lặp lại khoảng 5 đến 10 lần 1 đợt và đổi sang chân khác để tập tiếp.
Các phương pháp nêu trên chỉ có thể làm giảm đau tạm thời tại nhà và có thể sẽ tái phát lại trong tương lai. Thực tế thì vẫn có các trường hợp bị đau khớp gối do những bệnh lý về xương khớp gây ra như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, hay là viêm khớp dạng thấp, bàn chân bẹt hoặc bệnh gout. Nếu như chủ quan không điều trị dứt điểm thì có thể dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Với trường hợp người bệnh đau khớp gối do bệnh lý xương khớp, thì cơn đau sẽ ngày càng tăng lên, cứng khớp khó vận động, về lâu dài sẽ có thể bị dính khớp hoặc gây ra biến dạng khớp. Vì vậy, khi người bệnh bị đau khớp gối, nếu những phương pháp đã đề cập ở trên không có hiệu quả thì hãy đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra hướng điều trị thích hợp.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!