Bài viết chuyên môn

Đau khớp khuỷu tay - Điều trị như thế nào?

Khớp khuỷu tay là một khớp thường xuyên chịu các lực tác động cơ học tì đè trong các hoạt động của con người, vì vậy nó rất dễ bị tổn thương. Khi khớp khuỷu tay bị đau sẽ gây nhiều phiền phức và khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong vận động ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Đau khớp khuỷu tay - Điều trị như thế nào? chúng ta sẽ tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết sau đây.

1. Khớp khuỷu tay có cấu tạo như thế nào?

Khuỷu tay là bộ phận nối liền giữa cánh tay và cẳng tay. Khuỷu tay có khả năng cử động linh hoạt, xoay chuyển 180° nhờ vào cấu tạo gồm:

  • Phần bên ngoài (mỏm trên cầu lồi ngoài): Đây là nơi bám của những nhóm cơ duỗi các ngón tay, cổ tay.

  • Phần bên trong (mỏm trên cầu lồi trong): Đây là nơi bám của những nhóm cơ gập các ngón tay, cổ tay.

  • Phần xung quanh: Đây là nơi bám của hệ thống dây chằng, bao khớp.

2. Đau khớp khuỷu tay là gì?

Khớp khuỷu tay là một khớp phức tạp của cơ thể, nằm giữa hai cấu trúc lớn là phần cánh tay và phần cẳng tay. Khớp có cấu trúc đặc biệt khi có tới ba xương tham gia cử động đó là xương canh tay, xương trụ và xương quay. Phần xương lồi ra của khuỷu tay là phần đầu tròn của xương cánh tay, đây là nơi các cơ và gân nối xương cánh tay. Cấu trúc này giúp cánh tay có thể gập và duỗi ra dễ dàng.

Đau khớp khuỷu tay là tình trạng viêm hoặc rách, đứt, giãn nhóm gân cơ duỗi tại chỗ bám vào mỏm trên lồi cầu phía ngoài xương cánh tay. Bệnh đau khớp khuỷu tay thường gặp ở hai nhóm đối tượng:

  • Nhóm thứ nhất: vận động viên, người hay chơi thể thao như golf, tennis. Người chơi tennis thường bị tổn thương phần ngoài của khuỷu tay, loại đau này dễ chữa trị. Người chơi golf thường bị tổn thương phần trong của khuỷu tay.

  • Nhóm thứ hai: nhân viên văn phòng, những người phải ngồi sử dụng máy tính làm việc thường xuyên gây ra đau khuỷu tay.

Xem thêm: Đau cổ tay - Chăm sóc và điều trị như thế nào?

3. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau khớp khuỷu tay?

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây bệnh đau khớp khuỷu tay đó là nhóm nguyên nhân bệnh lý và nhóm nguyên nhân do tác động bên ngoài.

Nhóm nguyên nhân bệnh lý

Đa phần các trường hợp đau khớp khuỷu tay là do các mô mềm bị căng hoặc viêm như gân hoặc dây chằng. Đây có thể là hậu quả của một số bệnh lý như:

  • Viêm khớp khuỷu tay: tình trạng này xảy ra khi khớp khuỷu tay bị đau và sưng. Trên thực tế viêm khớp khuỷu tay không xảy ra phổ biến trừ khi trước đó bị chấn thương như bị gãy xương,...

  • Viêm gân, viêm bao hoạt dịch: bao hoạt dịch mỏm khuỷu nằm ở mặt sau của khớp khuỷu tay nó có thể bị viêm do các chấn thương trực tiếp hoặc sử dụng khớp quá mức.

  • Các bệnh lý xương khớp khác như: viêm khớp dạng thấpbong gân chấn thương gân, cơ, dây chằng, viêm dây thần kinh cánh taytrật khớp,... dễ dẫn tới tình trạng đau khớp khuỷu tay.

Xem thêm: VIÊM XƯƠNG: Dấu hiệu đơn giản để nhận biết và phương pháp chữa trị

✅ Nhóm nguyên nhân do tác động bên ngoài

  • Do chơi thể thao quá mạnh

  • Do chơi tennis: do sử dụng cánh tay quá mức hoặc vận động sai kỹ thuật khi chơi.

  • Do chơi golf: do các động tác như ném, đánh bóng không đúng kỹ thuật có thể khiến người chơi bị đau khớp khuỷu tay.

  • Do đặc thù nghề nghiệp: đặc thù công việc của một số nghề yêu cầu khớp khuỷu tay vận động nhiều hay lặp đi lặp lại một động tác ở tay sẽ dễ gây đau khớp khuỷu tay như nghề thợ mộc, công nhân xí nghiệp thợ sửa ống nước,...

Ngoài ra, đau khớp khuỷu tay cũng có thể là hậu quả của các tác động khác như phẫu thuật hoặc chấn thương mô mềm có thể dẫn tới hình thành mô sẹo.

4. Triệu chứng đau khớp cổ tay biểu hiện như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau khớp khuỷu tay, đau dây chằng khuỷu tay cũng khác nhau.

Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng đau khuỷu tay tennis), triệu chứng bắt đầu là những cơn đau nhẹ, từ từ nặng lên sau vài tuần. Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc rát phần ngoài của khuỷu tay, mất dần dần sức cầm nắm. Đặc biệt, các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng khi người bệnh thực hiện các hoạt động liên quan đến cánh tay, cẳng tay.

Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu trong (hội chứng golf), người bệnh sẽ bị đau dọc bên trong khuỷu tay, đau tại điểm bám gân cơ bên trong khuỷu tay, thường có cảm giác căng cơ.

5. Những đối tượng nào dễ bị đau khớp cổ tay?

✅ Những người chơi một số môn thể thao có thể gặp các vấn đề ở khuỷu tay, có nguy cơ dẫn tới đau khuỷu tay như:

  • Người chơi golf

  • Người chơi ném bóng chày

  • Người chơi tennis

  • Người tập tạ

  • Võ sĩ quyền anh

✅ Những người làm nghề đòi hỏi phải dùng cơ tay nhiều như:

  • Đầu bếp

  • Họa sĩ

  • Thợ mộc

  • Công nhân xí nghiệp

  • Thợ điện nước

Những người này có đặc trưng là lặp đi lặp lại một chuyển động có thể gây ra tình trạng đau khớp khuỷu tay. Họ thường gặp phải tổn thương viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay do lặp lại động tác ở cổ tay nên dẫn tới tổn thương khớp khuỷu tay gây đau.

6. Đau khớp khuỷu tay - Điều trị như thế nào?

Tùy theo tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

  • Điều trị tại nhà: với những trường hợp mới bị bệnh, mức độ tổn thương không nhiều có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp sau đây:

  • Nghỉ ngơi: cần để cho khớp khuỷu tay nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt giúp giảm đau, giảm sưng. Cần dừng các hoạt động gây đau trong 1 - 2 tuần hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng tổn thương. Sau đó có thể vận động trở lại bình thường.

  • Chườm lạnh: chườm lạnh giúp giảm sưng, giảm đau và ngăn ngừa tổn thương mô. Cách làm: sử dụng một túi nước đá hoặc để đá trong chai nhựa chườm lên khuỷu tay trong vòng 15 - 20 phút, mỗi ngày làm 3 - 4 lần.

  • Dùng nẹp hoặc băng khuỷu tay: sử dụng băng đàn hồi quấn quanh khuỷu tay để giữ ấm và giúp chuyển động khớp không bị vượt quá giới hạn. Sử dụng nẹp giúp giảm áp lực lên cánh tay khi thực hiện một số hoạt động nhất định.

  • Kê cao khuỷu tay: việc nâng khuỷu tay ngang mức sẽ giúp giảm sưng và đau. Có thể chống khuỷu tay trên gối hoặc chân để việc nâng lên dễ dàng và thoải mái hơn.

  • Sử dụng thuốc: việc sử dụng thuốc giúp làm giảm đau và kiểm soát các triệu chứng khác. Việc lựa chọn thuốc tùy vào mức độ của từng bệnh nhân.

  • Thuốc giảm đau.

  • Thuốc chống viêm không steroid.

  • Thuốc giãn cơ.

  • Corticosteroid.

  • Các biện pháp vật lý trị liệu: các phương pháp vật lý trị liệu cũng giúp làm giảm đau khớp khuỷu tay và các triệu chứng khác. Phương pháp này sẽ tốn nhiều thời gian hơn để có hiệu quả nhưng tác dụng sẽ kéo dài hơn, ít phát sinh rủi ro hơn so với việc sử dụng thuốc tây. Các phương pháp vật lý trị liệu có thể sử dụng như là:

  • Kích thích dòng điện qua da.

  • Siêu âm trị liệu

  • Nhiệt trị liệu

  • Massage giảm đau

  • Phẫu thuật: chỉ được chỉ được chỉ định khi các triệu chứng không được cải thiện khi điều trị bằng các phương pháp trên. Có thể phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở để loại bỏ mô chết gây áp lực lên vùng khuỷu tay.

Vậy điều trị và chăm sóc Đau khớp khuỷu tay thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.

7. Làm thế nào để phòng ngừa đau khớp cổ tay?

Một số cách dưới đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp khuỷu tay, cụ thể:

  • Cân bằng thời gian giữa vận động, làm việc và nghỉ ngơi; tránh tình trạng vận động và làm việc gắng sức.

  • Hạn chế chấn thương bằng cách thận trọng khi sinh hoạt và chơi thể thao.

  • Khởi động kỹ trước khi làm việc nặng hay chơi thể thao.

  • Tránh lặp đi lặp lại một động tác tăng áp lực lên khuỷu tay.

  • Điều trị chấn thương dứt điểm.

  • Dành 30-60 phút mỗi ngày để vận động cơ thể như tập yoga, thái cực quyền, bơi lội…

  • Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng: Bạn nên đảm bảo bổ sung đầy đủ những nhóm chất như vitamin, khoáng chất, chất béo, tinh bột và protein. Điều này sẽ giúp duy trì khung xương và mô chắc khỏe, giảm nguy cơ viêm khớp khuỷu tay.

8. Đau khớp khuỷu tay - Khi nào cần đi gặp Bác sĩ?

Người bệnh nên đi khám ngay khi có các triệu chứng như:

  • Xuất hiện các cơn đau nhức dữ dội, kèm theo những vết bầm tím và sưng đỏ quanh khuỷu tay.

  • Sốt cao kéo dài, những biện pháp hạ sốt không hiệu quả.

  • Không thể cử động cánh tay, hay đau khi cử động.

  • Khớp biến dạng, hoặc có cử động bất thường.

Bệnh đau khớp khuỷu tay tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó khiến cho bạn khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của bạn. Chính vì vậy nên phát hiện và điều trị kịp thời để đạt được hiệu quả tốt.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm