Đau khớp vai do chơi thể thao - Điều trị thế nào?
Đau vai do chơi thể thao có thể là do chấn thương chóp xoay vai, chấn thương cơ, gân hoặc dây chằng khớp vai. Cơn đau có thể diễn ra dai dẳng, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Vậy đau khớp vai do chơi thể thao - Điều trị thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
1. Đau khớp vai khi chơi thể thao là gì?
Chấn thương khớp vai khi vận động mạnh là một dạng chấn thương phổ biến, thường gặp ở những người hay chơi thể thao. Trường hợp chấn thương vai nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm không ngờ như cứng khớp, teo cơ, đau vai,... gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như sức khoẻ toàn cơ thể của người bệnh.
✅ Các loại đau khớp vai khi chơi thể thao
Dựa theo mức độ tổn thương và cấu trúc, các chuyên gia phân thành 4 loại đau khớp vai như sau:
-
Trật khớp, giãn dây chằng: Xảy ra do bị té ngã hoặc vận động quá mạnh làm cho các khớp ở cánh tay rất dễ bị giãn ra và các dây chằng bao quanh khớp bị tổn thương, không còn đủ vững chắc nữa. Trật khớp vai có khả năng tái phát lại rất cao nếu không được điều trị kịp thời vì khớp vai lúc này rất yếu.
-
Chấn thương phần mềm, bầm tím vì tụ máu: Bị tổn thương cơ và các mô dưới da do xảy ra quá trình va chạm mạnh.
-
Gãy, nứt xương: Xảy ra khi bị ngã đập, hoặc chống tay mạnh khi ngã và dẫn đến tình trạng gãy xương cánh tay, gãy xương đòn…
-
Viêm, rách gân cơ xoay: Gây ra tình trạng đau vai cấp và mạn tính, đồng thời cũng gây khó chịu cho người bệnh.
✅ Đối tượng nào thường xuyên bị đau khớp vai?
Đối tượng phổ biến nhất là những người hay chơi thể thao với các môn phổ biến như bơi lội, quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, tập thể hình, đánh golf,… Lý do là vì những môn này yêu cầu cánh vai thường xuyên phải hoạt động mạnh nên rất dễ bị chấn thương.
Ngoài ra, đau khớp vai cũng có thể xảy ra do bị té ngã, tập luyện vận động không đúng cách hoặc va chạm mạnh. Nếu như người bệnh cứ để tình trạng này kéo dài và không đi chữa bệnh sớm thì rất dễ xảy ra các tình trạng teo cơ, đau mãn tính, làm cứng khớp hoặc mất đi khả năng hoạt động của vai.
Xem thêm: Đau vai do tập tạ - Chăm sóc và điều trị như thế nào?
2. Nguyên nhân nào gây ra đau khớp vai?
✅ Gân cơ xoay bị rách hoặc viêm
Do vận động khớp vai quá sức trong một khoảng thời gian dài gây ra hiện tượng quá tải khớp vai, do bị ngã và chống tay hoặc đập vai xuống mặt đất. Ngoài ra, chơi thể thao nhưng thực hiện không đúng kỹ thuật cũng là một trong số những nguyên nhân làm cho gân cơ xoay bị rách hoặc viêm.
Ở nhóm gân cơ xoay vùng vai gồm có 4 gân cơ và nằm bọc xung quanh khớp vai, có khả năng làm cho vai chắc chắn hơn, giúp ta thực hiện dễ dàng các động tác giơ tay lên, đưa tay ra trước hoặc ra sau và có thể xoay được vai.
✅ Mang vác vật nặng thường xuyên
Có thể thấy những người phải mang vác vật nặng trên vai thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh đau khớp vai có hơn so với người bình thường. Bên cạnh đó, những người tập thể hình sai cách hoặc chơi các môn thể thao liên quan đến cách vai nhiều như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt,... cũng sẽ mắc bệnh đau khớp vai nếu tập luyện với cường độ mạnh.
✅ Viêm túi hoạt dịch
Hiện tượng này xảy ra là do túi hoạt dịch bị sưng to hoặc tụ dịch gây nên cảm giác đau đớn ở người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần phải được phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời. Nếu không sẽ để lại những di chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như xương khớp lỏng lẻo, teo cơ, cứng khớp, lệch xương, mấy đi khả năng hoạt động ở vai,...
3. Đau khớp vai do chơi thể thao - Điều trị thế nào?
Để có một sức khỏe thật tốt, người bệnh nên làm theo một số lời khuyên sau:
✅ Nên làm:
-
Ngừng chơi, hoặc hạn chế vận động các bài tập liên quan đến vai, cánh tay cho đến khi vết thương được ổn định trở lại.
-
Lấy túi chườm lạnh ở vùng vai bị đau khoảng 2-3 lần trong ngày, mỗi lần từ 15-20 phút.
-
Có thể sử dụng thêm gel kháng viêm để giảm đau nhanh. Bạn thoa ở vết thương 2-3 lần/ngày để giảm sưng, đau, và làm tan máu bầm tích tụ tại chỗ viêm.
-
Ngủ thẳng người, không đè lực lên vai đau khi ngủ, không ngủ tư thế treo cánh tay lên nếu bị đau nhiều.
-
Uống thuốc kháng viêm, giảm đau để mau lành vết thương.
-
Nếu sau 1 tuần áp dụng những phương pháp trên mà bạn vẫn còn thấy đau, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách.
✅ Không nên làm:
-
Sử dụng dầu nóng hoặc thuốc rượu gia truyền để xoa bóp vào vai đau vì trong những sản phẩm đó có tính nóng sẽ làm tăng sưng, phù nề và làm tụ máu bầm nơi phần gân bị tổn thương.
-
Tiếp tục chơi thể thao vì điều này có thể làm vùng chấn thương càng tổn thương nghiêm trọng do rách gân nặng hơn, máu bầm sẽ tích tụ nhiều hơn.
-
Tự ý nắn xương khớp, bởi nếu không thực hiện đúng cách sẽ làm cho tình trạng trật khớp hay rách gân trở nên nặng thêm.
Ngoài ra, để biết cách điều trị đau vai do chơi thể thao thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.
Đau khớp vai khi chơi thể thao rất phổ biến. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh mà người bệnh có thể điều trị ngay tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ để điều trị. Dù có thế nào đi chăng nữa nếu cảm thấy tình trạng vai đau diễn ra dai dẳng thì người bệnh nên có những biện pháp phòng tránh kịp thời để không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bản thân nhé.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!