Bài viết chuyên môn

Đau vai do tập tạ - Chăm sóc và điều trị như thế nào?

Bạn có biết, tập GYM mang lại những lợi ích không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần. Trong quá trình tập luyện ở cường độ cao, vai thường là một trong những vị trí dễ bị chấn thương nhất. Việc tập luyện không đúng kỹ thuật hoặc tập quá sức có thể khiến các khớp, cơ và gân của vai bị hao mòn, và đau nhức bả vai trái là điều không thể tránh khỏi. Vậy khi tập gym nếu bị đau vai do tập tạ - Chăm sóc và điều trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này.

1. Những chấn thương vai nào thường gặp khi tập tạ?

Đau vai cho chơi tennis, do tập tạ, khi squat, khi đánh bóng chuyền là những cơn đau thường gặp và phổ biến, dễ gặp ở người tập. Sở dĩ việc thường xuyên xảy ra sự cố này là bởi vì các bộ môn này đòi hỏi sự linh hoạt, vận động của vai và cánh tay khá nhiều, nhất là khi bộ phận này lại có nhiều dây chằng, gân cơ và bao khớp rất dễ tổn thương khi gặp áp lực lớn.

Hầu hết người tập thường gặp các dạng trấn thương như:

  • Trật khớp: Do quá trình đang tập luyện thì bị té ngã, sử dụng tay bất ngỡ chống đỡ thân người nên bị trật khớp

  • Gãy xương vùng vai: thường xảy ra khi người tập bị té ngã hoặc va đập mạnh, thường xảy ra đối với những người tập tạ, nâng đẩy nặng, quá sức…

  • Tình trạng rách sụn viền, bao khớp vai: Do người tập gym xoay chuyển mạnh, đột ngột, bị ngã trong lúc tập khiến chúng bị rách, tróc khỏi xương.

  • Viêm rách gân và chóp xoay: Do tập luyện quá sức, tần suất nhiều dẫn đến chấn thương trong quá trình tập gym.

Đối với những bệnh nhân gặp chấn thương vùng khớp vai do tổn thương lâu ngày, thoái hóa không điều trị dứt điểm rất khó để hồi phục hoàn toàn, không chỉ khiến cho bệnh nhân không thể tiếp tục tham gia tập tạ hoặc các môn thể thao như cầu lông, quần vợt (bộ môn thể thao có tư thế vung tay qua khỏi đầu) mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm: Đau bả vai khi chơi Tennis - Điều trị và chăm sóc thế nào?

2. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau nhức bả vai khi tập tạ?

Hầu hết nguyên nhân đau vai khi tập gym đến từ những tổn thương, chấn thương do con người gặp phải khi tập luyện. Trong đó phổ biến có những nguyên nhân sau:

 Không khởi động kỹ trước khi tập tạ.

Khởi động là một trong những bước cực kỳ quan trọng trước khi bạn bắt đầu bài tập thể dục nào. Việc khởi động sẽ giúp cho các khớp xương được giãn ra và làm quen từ từ với cường độ của các bài tập. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều người đã bỏ qua các bước khởi động trước khi tập luyện thể thao, điều này vô tình khiến cho họ dễ dàng gặp những tổn thương khi tập hơn bình thường. Do không khởi động trước, các khớp vai còn cứng, việc tập luyện đột ngột, với sức nặng, các cơ chưa kịp co giãn và chuyển động đã bị chịu áp lực rất lớn, bất ngờ nên dẫn theo các cơn đau vai.

✅ Tập luyện nâng tạ sai kỹ thuật

Tập tạ luôn đòi hỏi người tập phải thực hiện các bài tập đúng kỹ thuật. Điều này sẽ giúp đảm bảo người tập tránh được những rủi ro ngoài ý muốn. Việc tập luyện không đúng kỹ thuật không những không đem lại hiệu quả mà còn khiến cho khớp xương bị đau nhức. Đặc biệt là với các bài tập dành cho cơ vai, việc thực hiện các động tác sai kỹ thuật dẫn đến đau nhức vai, thậm chí trật khớp.

Xem thêm: 6 lưu ý giúp phòng tránh chấn thương trong quá trình tập gym

✅ Tập tạ không đúng cách hoặc chọn tạ quá nặng

Một lý do phổ biến khác khiến đau nhức vai sau khi tập thể hình là do tập tạ không đúng cách. Nếu vai của bạn bị đau sau khi tập tạ, bạn có thể đã bị chấn thương nhẹ ở vai. Tập tạ tạo ra áp lực lớn lên khớp vai, cũng là khớp kém ổn định nhất trong cơ thể do tính linh hoạt của nó. Sử dụng tạ quá nặng sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên khớp vai, đặc biệt là khi không có người hỗ trợ sẽ rất dễ khiến khớp vai bị đau nhức

✅ Tổn thương cơ

Các hoạt động liên quan đến xoay tay, giang cánh tay đều phụ thuộc vào nhóm cơ Delta, việc sử dụng lực quá mạnh sẽ khiến dây chằng của nhóm cơn này bị kéo dãn quá sức, bị bong ra, gây nên cơn đau dữ dội, tê buốt từng cơn, không thể hoạt động lại bình thường. Đối với những trường hợp này bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và trị liệu phù hợp.

✅ Tổn thương dây chằng

Tình trạng dây chằng bị kéo dãn, rách dây chằng cũng gặp phổ biến ở những người tập gym. Tổn thương này được xếp lại vào loại khá nghiêm trọng, dễ bị lặp đi lặp lại. Để phục hồi dây chằng, người bệnh đòi hỏi cần phải nghỉ ngơi trong thời gian dài, tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho dây chằng, tuân theo các chỉ định, phác đồ điều trị của bác sĩ với tình trạng tổn thương nặng. Bên cạnh đó, ngay cả khi cơ thể đã phục hồi, trong quá trình tập luyện tiếp tới bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của người có kinh nghiệm, nên tập vừa sức đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học cho dây chằng khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

✅ Người tập gặp các vấn đề về xương khớp

Mặc dù đã chuẩn bị khởi động cẩn thận, tập luyện phù hợp đúng cách và tư thế nhưng bạn vẫn cảm thấy bị đai vai khi tập gym, cơn đau dai dẳng, khó chịu, bứt rứt, âm ỉ, đây rất có thể là biểu hiện của bệnh lý xương khớp bạn đang mắc phải. Trong đó một số bệnh lý gây đau khớp vai phổ biến như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm quanh khớp vai…bởi vậy khi thấy biểu hiện bất thường khi luyện tập bạn nên dừng lại, đồng thời nên theo dõi tình trạng bệnh, tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và điều trị sớm.

Bên cạnh đó trong quá trình luyện tập gym, bạn cũng nên bổ sung đầy đủ nước và dưỡng chất, tập luyện với cường độ vừa phải tránh trường hợp cơ thể bị mệt mỏi, yếu cơ dẫn đến tổn thương không mong muốn.

Xem thêm: Dinh dưỡng phục hồi sau tập luyện: Nhiều hậu quả lâu dài nếu không thực hiện đúng cách

3. Đau vai do tập tạ - Chăm sóc và điều trị như thế nào?

Mặc dù những chấn thương nhẹ vùng vai do tập tạ xảy ra khá thường xuyên ở những người tập luyện, tuy nhiên chúng ta cũng không nên chủ quan trước tình trạng này. Đau khớp vai khi tập gym đôi khi là tiêm ẩn những bệnh lý nguy hiểm về xương khớp, đôi khi là những tiếng nói của cơ thể cho thấy bạn đang gặp vấn đề quan trọng khác, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng, khó phục hồi, gây tổn thương vĩnh viễn ảnh hưởng đến cử động của vai và cánh tay…

Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng khi bị đau vai do tập tạ ở thể nhẹ

✅ Chườm nóng - lạnh vùng bả vai bị đau

Chườm ấm vùng vai đau nhức sẽ giúp cho người tập cảm thấy dễ chịu hơn, phương pháp này áp dụng với các trường hợp tổn thương vai không đi kèm hiện tượng sưng viêm. Tuy nhiên trong trường hợp vùng đau có dấu hiệu sưng tấy thì bạn nên áp dụng phương pháp chườm lạnh. 22. 
Dán cao lên vùng đau

Cũng tương tự như phương pháp chườm nóng hoặc lạnh lên bả vai, dán cao là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, nhanh chóng xua tan đi những cơn đau mỏi vùng vai gáy.

✅ Thả lỏng, thư giãn khớp vai

Việc tập gym trong nhiều giờ, thường xuyên khiến cho khớp vai của bạn chịu quá nhiều áp lực, bởi vậy bạn cần điều tiết các hoạt động sao cho phù hợp, chủ động nghỉ ngơi, thư giãn các khớp vai bằng cạnh thả lỏng khớp, xoay chuyển nhẹ nhàng 10 phút. Điều này giúp cơ thể giảm áp lực lên dây thần kinh và dây chằng vùng vai. Các cơn đau nhức, tình trạng căng cứng vùng cơ cũng được cải thiện nhanh chóng.

✅ Massage trị liệu

Massage là biện pháp được nhiều người tập gym nói riêng hay chơi thể thao nói chung lựa chọn nhằm cải thiện tình trạng đau khớp vai, đồng thời là cũng là phương pháp chăm sóc sức khỏe, hệ cơ xương khớp dẻo dai hơn. Với những tác động lực vừa phải lên huyệt đạo và khớp cơ, sẽ giúp cho chúng được thư giãn, thoát khỏi tình trạng căng bó, lưu thông tuần hoàn hơn.

✅ Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Ngoài những liệu pháp trên, bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau nhức xương khớp không kê đơn với thành phần paracetamol như Hapacol hay thuốc giảm đau không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen để giảm đau nhức vai trái. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần theo đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng của thuốc, không uống thuốc quá liều để tránh gặp phải tình trạng xuất huyết tiêu hóa và loét dạ dày. Đặc biệt nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

4. Những việc cần ghi nhớ khi tập tạ để tránh những cơn đau vai đáng tiếc

Để tránh những chấn thương đáng tiếc trong quá trình tập gym hãy lưu ý những điều dưới đây:

  • Khởi động trước khi tập luyện với các động tác thả lỏng, co giãn cơ trong 15 phút.

  • Tập luyện theo hướng dẫn của những người có kinh nghiệm, huấn luyện viên, cần dừng tập khi cảng thấy bị đau, quá sức.

  • Trong quá trình tập luyện càn xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, với những người tập tạ hoặc các bài tập nặng cần chú ý bổ sung thêm protein và năng lượng bù vào năng lượng tiêu hao.

  • Nên duy trì tập ở cường độ phù hợp, vừa sức. Không nên tập gym vào thời điểm quá sớm, hay quá muộn của ngày, để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi hồi sức.

  • Chỉ nên ăn nhẹ trước khi tập cách khoảng 1-2h, không nên ăn quá no ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

  • Bổ sung nước đầy đủ trong quá trình tập luyện

  • Không nên tắm ngay khi vừa tập xong, và tuyệt đối không tắm nước lạnh sau khi tập gym.

Xem thêm: 7 bài tập giảm đau mỏi vai gáy tại nhà

Đau vai khi tập tạ là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người, nhất là người mới bắt đầu với bộ môn. Bởi vậy việc bổ sung cho mình những thông tin kiến thức hữu ích khi tập là một điều cần thiết. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ nắm bắt rõ hơn những vấn đề đau vai xoay quanh tập tạ nói riêng và tập gym nói chung để có những ứng biến, điều chỉnh phù hợp với bản thân, tránh khỏi những tổn thương không đáng có, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thường nhật.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm