Đau nhức xương khớp ở phụ nữ sau sinh - Lưu ý 7 nguyên nhân
Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến xảy ra ở 80 – 85% sản phụ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do áp lực từ quá trình sinh nở, ảnh hưởng của hormone thai kỳ, thiếu can.xi và vi chất dinh dưỡng. Mặc dù triệu chứng đau nhức xương khớp sau khi sinh không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân cơn đau sẽ giúp mẹ sớm tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp. Sau đây là 7 nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở phụ nữ sau sinh thường gặp phải.
1. Đau nhức XƯƠNG KHỚP ở PHỤ NỮ SAU SINH - Lưu ý 7 NGUYÊN NHÂN dưới đây
✅ Đau nhức xương khớp sau sinh do thiếu canxi
Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác như: acid folic, vitamin A, D, B1…. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống của chị em lúc này không thể đáp ứng nhu cầu canxi, cơ thể phải lấy từ mẹ để bù đắp cho thai nhi, gây ra loãng xương.
Sau khi sinh, sức khỏe của sản phụ chưa kịp phục hồi, hệ xương vẫn yếu ớt. Mặt khác, mẹ phải cho con bú thường xuyên khiến lượng canxi bị hao hụt. Đó là một trong các nguyên nhân quan trọng dẫn đến đau lưng.
Xem thêm: Xây dựng chế độ DINH DƯỠNG cho người bị ĐAU LƯNG
✅ Giãn dây chằng sinh lý
Trong quá trình mang thai, cơ thể sản sinh ra nhiều loại hormone giúp các dây chằng của khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời.
Điều này làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống khiến vùng lưng kém ổn định, gây đau nhức. Sau khi sinh, các dây chằng xương chậu còn lỏng lẻo. Do đó, đau lưng là điều không thể tránh khỏi.
✅ Đau nhức xương khớp sau sinh do tư thế cho con bú
Nhiều bà mẹ có tâm lý để bé bú thoải mái đã vô tình khiến cơ thể phải gồng, gập làm căng cơ khớp ở cổ và lưng, gây ra tình trạng đau lưng, đau mỏi vai gáy. Nguyên nhân này khá phổ biến trong 1-2 tháng đầu sau khi sinh con.
Không chỉ vậy, thói quen thường xuyên cúi người về phía trước, mắt chăm chú nhìn con bú cũng có thể dẫn đến chứng đau lưng sau sinh.
✅ Làm việc quá sức hoặc nằm im không vận động
Sau khi sinh, có 2 nhóm phụ nữ dễ bị đau lưng hơn cả. Một là nằm yên một chỗ cả ngày; hai là làm việc quá sức. Đối với trường hợp chỉ nằm trên giường, không đi lại vận động thì khí huyết tích tụ ở vùng chậu không được lưu thông, từ đó dẫn tới đau lưng. Ngược lại, một số trường hợp khi sức khỏe chưa hồi phục, chị em đã làm việc, đi lại nhiều khiến các dây chằng giãn ra và làm lưng đau ê ẩm.
✅ Đau nhức xương khớp sau sinh do nhiễm lạnh
Phụ nữ sau sinh cơ thể còn yếu ớt, vì vậy rất dễ bị tổn thương khí huyết. Nếu không chú ý để giữ ấm, sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến cơ thể thừa độ ẩm, đau vùng lưng, xương khớp. Hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ có tâm lý chủ quan, mặc quần áo không đủ ấm hoặc ra gió ngay khi vừa sinh nở.
✅ Đau nhước xương khớp sau sinh do thay đổi hormone trong quá trình mang thai
Trong quá trình mang thai, cơ thể sản sinh ra hormone relaxin, cho phép dây chằng ở vùng xương chậu được thư giãn. Đồng thời các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Từ đó dẫn tới tình trạng mất ổn định trục côt sống.
Sự thay đổi hormone còn có thể làm gia tăng nguy cơ viêm khớp và dây chằng, gây cảm giác đau lưng cho các chị em sau kỳ sinh nở.
✅ Loãng xương
Hiện tượng loãng xương thường xảy ra trong quá trình mang thai và cho con bú. Đặc biệt ở chị em phụ nữ sinh con khi đã lớn tuổi thì quá trình thoái hóa đĩa đệm cột sống càng làm tăng nguy cơ đau lưng.
Ngoài ra, một số chị em nằm đệm quá cứng, thường xuyên đi giày cao gót,… cũng dễ bị đau lưng sau sinh.
2. Đau nhức xương khớp sau sinh thường xuất hiện những dấu hiệu nào?
-
Đau âm ỉ hoặc nhức mỏi phần thắt lưng và khớp nối giữa xương cùng và xương chậu.
-
Đau dai dẳng cả ngày nhưng đau nhiều nhất là nửa đêm về sáng.
-
Đau nhiều hơn nếu ngồi cho con bú, ngồi làm việc hoặc đi lại nhiều.
-
Đau nhiều hơn khi thời tiết lạnh.
-
Tháng đầu sau sinh: đau nhiều nhất.
-
Mức độ đau giảm dần và có thể kéo dài dai dẳng từ 1 đến 3 năm sau đó.
3. Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không?
Đối với những bà mẹ sinh thường, các cơn đau sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn trong vài tháng đầu sau sinh, rất ít trường hợp kéo dài lâu hơn.
Trong trường hợp đau lưng sau sinh mổ, cột sống vùng thắt lưng của các chị em thường bị đau do quá trình tiêm thuốc gây tê vào tủy sống dẫn tới các cơn co thắt cấp tính của cơ bắp. Cảm giác đau sẽ xuất hiện sau khi thuốc tê hết tác dụng, khoảng 3-6 tiếng sau sinh và kéo dài liên tục sau đó.
Đau lưng sau sinh nói chung có thể tự khỏi sau thời gian ngắn, thông thường tình trạng này sẽ chấm dứt sau khoảng một tháng. Tuy nhiên cũng có trường hợp cơn đau kéo dài trong nhiều nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Với hiện tượng đau lưng sau sinh kéo dài, các chị em nên tới những cơ sở y tế để thăm khám.
4. Đau nhức xương khớp sau sinh đẻ để lâu có nguy hiểm không?
Nếu không điều trị dứt điểm tình trạng đau lưng sau sinh, sản phụ có thể gặp các vấn đề xương khớp mãn tính. Đồng thời đau lưng còn ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, đặc biệt trong thời gian đầu khi em bé mới sinh ra. Điều này càng làm tăng stress, mệt mỏi sau sinh của bà bầu.
Mặc dù đau lưng sau sinh không quá nguy hiểm và không khó để cải thiện, chị em phụ nữ cũng không nên chủ quan để tình trạng kéo dài.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng nào tốt nhất cho người bị đau lưng?
5. Những phương pháp điều trị nào giúp giảm đau nhức xương khớp sau sinh đẻ cho chị em phụ nữ?
Phần lớn trường hợp, tình trạng đau nhức xương khớp sau khi sinh chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và mau chóng biến mất. Tuy nhiên, đôi khi các mẹ có thể phải chịu đựng trong nhiều tháng hoặc lâu hơn.
Mặc dù triệu chứng hậu sản trên là điều tất yếu nhưng nếu không kiểm soát, điều trị tốt, các cơn đau có nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy như:
-
Tổn thương xương, khớp và tạo điều kiện cho tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đây
-
Tác động nặng nề đến mạch máu và các dây thần kinh xung quanh, lâu ngày có nguy cơ dẫn đến tê liệt
-
Giới hạn khả năng vận động, cản trở quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ
-
Ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo
Với những rủi ro tiềm ẩn trên, các bác sĩ khuyến khích phụ nữ nên sớm tìm cách giải quyết triệt để vấn đề đau nhức xương khớp sau khi sinh. Tùy vào nguyên nhân gây đau, phụ nữ có thể lựa chọn cách điều trị hiệu quả và phù hợp nhất. Các giải pháp có thể bao gồm:
✅ Cách giảm đau nhước xương khớp sau sinh tại nhà
Nếu nguyên nhân đau nhức xương khớp sau khi sinh đến từ các vấn đề thiếu hụt chất dinh dưỡng, thừa cân hoặc thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể, phụ nữ có thể dễ dàng khắc phục bằng cách cải thiện lối sống theo hướng tích cực, lành mạnh hơn, chẳng hạn như:
-
Nghỉ ngơi đầy đủ để không ảnh hưởng tới vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ.
-
Cho con bú đúng tư thế, tránh gập người, cúi người quá lâu.
-
Thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú kết hợp vận động cơ thể nhẹ nhàng như xoay, lắc cổ, vặn mình để giảm đau nhức.
-
Không mang vác vật nặng khi mới sinh.
-
Giảm cân để giảm áp lực lên cột sống, tuy nhiên không nên nôn nóng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
-
Giữ tâm lý thoải mái…
-
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất:
-
Vitamin D và canxi: sữa cùng các sản phẩm làm từ sữa (phô mai, sữa chua…), cá hồi, ngũ cốc…
-
Sắt: cải bó xôi, gan, thịt bò, hạt bí…
-
Magie: trái cây, các loại đậu và hạt, hải sản…
-
-
Chia các bữa ăn chính trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, khẩu phần mỗi bữa nên vừa đủ
-
Uống nhiều nước
-
Ngủ đủ giấc
Xem thêm: Hướng dẫn 3 TƯ THẾ NGỦ tốt cho người bị ĐAU LƯNG
✅ Phương pháp giảm đau nhức xương khớp sau sinh bằng vật lý trị liệu
Phương pháp này được giới chuyên gia đánh giá là cách an toàn nhất cho mẹ giúp giảm các cơn đau lưng sau sinh. Vật lý trị liệu có thể dùng để thay thế cho thuốc giảm đau, giúp kiểm soát cơn đau lưng của chị em. Bạn nên đến các trung tâm vật lý trị liệu uy tín để được điều trị một cách tốt nhất.
Những phương pháp thường được các mẹ áp dụng như:
-
Liệu pháp thủy sinh.
-
Dùng sóng âm, điện xung hoặc laser để kích thích dây thần kinh.
-
Liệu pháp nhiệt nóng lạnh.
-
Dùng máy áp lực hơi hoặc massage, xoa bóp bằng tay để các cơ và cột sống được thư giãn.
Xem thêm: 3 TÁC DỤNG khi sử dụng VẬT LÝ TRỊ LIỆU khi điều trị bệnh XƯƠNG KHỚP
✅ Điều trị bằng Tây y
Đây là biện pháp mà các mẹ bỉm sau sinh nên hạn chế tối đa, bởi can thiệp Tây y sẽ ít nhiều gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc Tây còn khiến giảm hoặc mất sữa.
Trong trường hợp bệnh tình nghiêm trọng, các cơn đau có xu hướng tăng dần về cường độ và biến chứng thành các bệnh lý xương khớp mãn tính, chị em có thể được chỉ định áp dụng điều trị bằng Tây y. Các phương pháp phổ biến là sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, điều trị bằng sóng cao tần, sóng laser hay phẫu thuật.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!