3 TÁC DỤNG khi sử dụng VẬT LÝ TRỊ LIỆU khi điều trị bệnh XƯƠNG KHỚP
Tập vật lý trị liệu xương khớp đúng cách mang đến rất nhiều lợi ích. Không chỉ hỗ trợ giảm đau, khôi phục chức năng vận động nhằm giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường, các bài tập vật lý trị liệu này còn có tác dụng ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp trong tương lai. Sau đây là 3 TÁC DỤNG khi sử dụng VẬT LÝ TRỊ LIỆU khi điều trị bệnh XƯƠNG KHỚP.
1. Vật lý trị liệu là gì?
Nói một cách đơn giản, vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hoặc dự phòng cho các bệnh nhân, giúp giảm đau và chữa trị các chấn thương điển hình như vật lý trị liệu xương khớp, nhưng cũng có thể cải thiện các vấn đề về thần kinh, nội tiết...
Ngoài sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên vật lý trị liệu, phương pháp này còn có sự phối hợp của các tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo như: nước, không khí, nhiệt độ, tia cực tím, tia hồng ngoại, các chất đồng vị phóng xạ...
Vật lý trị liệu giúp phục hồi các chức năng thể chất và khả năng vận động của người bệnh, duy trì các chức năng hiện có và thúc đẩy các bộ phận có liên quan hoạt động hiệu quả. Song song đó, vật lý trị liệu còn có vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân trở lại vận động bình thường và cải thiện tâm trạng, đem đến cơ hội chữa khỏi bệnh một cách triệt để. Từ hiệu quả kể trên, vật lý trị liệu được công nhận và đánh giá cao trong việc chăm sóc sức khỏe của con người.
2. Khi nào cần thực hiện vật lý trị liệu?
Hầu hết các tổn thương, chấn thương, tai nạn khiến con người suy giảm thể chất, hạn chế hoặc mất chức năng ở một hay nhiều bộ phận của cơ thể đều có thể được điều trị thông qua phương pháp vật lý trị liệu. Đặc biệt, trong một số trường hợp phương pháp này còn được áp dụng nhằm mục đích điều trị bảo tồn và ngăn ngừa nguy cơ, giúp tăng cường chất lượng cuộc sống.
Các trường hợp sau đây rất cần được áp dụng phương pháp vật lý trị liệu để chăm sóc sức khỏe:
-
Người có vấn đề về tim phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), xơ nang (CF) và nhồi máu tim cấp tính (MI)
-
Người mắc hội chứng ống cổ tay và ngón tay kích hoạt
-
Người bị rối loạn chức năng cơ xương như đau lưng, rách cổ tay quay và rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)
-
Người gặp các vấn đề về thần kinh như đột quỵ, chấn thương tủy sống, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, rối loạn chức năng tiền đình, chấn thương sọ não...
-
Một số trẻ gặp tình trạng chậm phát triển, bại não và loạn dưỡng cơ
-
Vận động viên gặp chấn thương liên quan đến thể thao, hội chứng ống cổ tay
-
Phụ nữ bị rối loạn chức năng sàn chậu như tiểu không kiểm soát và phù bạch huyết
-
Người gặp các vấn đề như bỏng, loét do tiểu đường... (xem thêm: Thời điểm tập luyện tốt nhất cho người bị tiểu đường)
3. Có những phương pháp vật lý trị liệu nào?
Xuất phát từ những bệnh lý khác nhau, chuyên gia chia các phương pháp vật lý trị liệu khác nhau. Tuy nhiên, dựa trên sự phổ biến của các bệnh lý, vật lý trị liệu được phân loại thành các nhóm dưới đây:
- Vật lý trị liệu xương khớp: Đây là phương pháp phổ biến và được nhiều người biết đến nhất. Với vật lý trị liệu xương khớp, người bệnh sẽ được điều trị các chấn thương thường gặp như gãy xương, bong gân hay phục hồi chức năng sau phẫu thuật và phối hợp với một số loại hình điều trị khác.
- Vật lý trị liệu lão khoa: Với đối tượng có nhiều vấn đề về sức khỏe như người cao tuổi, vật lý trị liệu sẽ giúp phục hồi khả năng vận động, giảm đau và tăng cường thể chất. Cụ thể, người cao tuổi mắc các bệnh lý như loãng xương, viêm khớp, Alzheimer, rối loạn khả năng thăng bằng, người thay khớp háng hay tiểu không kiểm soát... sẽ được thực hiện các bài vật lý trị liệu lão khoa.
Xem thêm: Đau nhức xương khớp ở người cao tuổi ảnh hưởng đến cuộc sống thế nào?
- Vật lý trị liệu thần kinh: Phương pháp này được thực hiện nhằm cải thiện sức khỏe cho đối tượng gặp các vấn đề về hệ thần kinh như: bệnh Alzheimer, Parkinson, bại não, chấn thương não, đa xơ cứng, đột quỵ... Nhờ sự hỗ trợ của vật lý trị liệu, bệnh nhân có thể tăng cường khả năng vận động, ngăn ngừa tình trạng teo cơ, tăng sức mạnh cho cơ bắp...
- Liệu pháp tiền đình: Khi mắc các bệnh lý ở tai trong, vùng nằm trong khu vực xương đá của xương thái dương, bệnh nhân sẽ gặp các rắc rối về sự cân bằng và tư thế. Phương pháp này ra đời nhằm mục đích cải thiện các vấn đề về thăng bằng và sự phối hợp thông qua các bài tập và kỹ thuật thủ công.
- Phục hồi chức năng sàn chậu: Các vấn đề về sàn chậu có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên phụ nữ lớn tuổi và phụ nữ sau sinh thường gặp các rắc rối về sàn chậu nhiều hơn. Nguyên nhân được giải thích là do các khối cơ và dây chằng vùng sàn chậu bị lão hóa nên không giữ được các cơ quan vùng chậu ở đúng chỗ. Tình trạng này gây nên chứng són tiểu, sa các cơ quan vùng chậu như bàng quang, tử cung hay trực tràng... Phương pháp phục hồi chức năng sàn chậu giúp kiểm soát việc tiểu tiện, đại tiện, cải thiện sức khỏe vùng chậu.
4. 3 TÁC DỤNG khi sử dụng VẬT LÝ TRỊ LIỆU khi điều trị bệnh XƯƠNG KHỚP
-
Hỗ trợ giảm đau mà không cần dùng thuốc để tránh những tác động bất lợi cho cơ thể, đặc biệt sau khi bị chấn thương xương khớp hoặc sau phẫu thuật.
-
Cải thiện và phục hồi khả năng vận động sau phẫu thuật, giúp người bệnh sớm trở lại hoạt động bình thường.
-
Những bệnh xương khớp có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu như: Bàn chân phẳng, viêm khớp, chấn thương gân - cơ - khớp, Thoát vị đĩa đệm,...
5. Khi tập vật lý trị liệu cần lưu ý điều gì?
Trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dành cho xương khớp, bạn cần lưu ý:
-
Khi mới bắt đầu, bạn nên tập cùng chuyên viên vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn cũng như giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
-
Tần suất và mức độ của các bài tập nên từ thấp đến cao.
-
Nên chia tần suất tập thành 2 – 3 lần/ ngày, không nên tập dồn vào một lúc.
-
Nếu sau một buổi tập thấy đau tăng lên hoặc xuất hiện dấu hiệu sưng khớp gối thì ngày hôm sau phải giảm thời gian tập xuống.
-
Liên hệ ngay với bác sĩ nếu các bài tập khiến bạn đau nhức, khó chịu.
-
Lựa chọn những phòng khám vật lý trị liệu – phục hồi chức năng đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chuyên môn và trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị và hồi phục nhanh chóng.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!