KHÔ KHỚP VAI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
Khô khớp vai gây ra sự không thoải mái và làm cho việc di chuyển phần thân trên trở nên khó khăn. Khô khớp vai là căn bệnh đang dần trẻ hóa do lỗi sống sinh hoạt thường ngày chưa hợp lý và một số nguyên nhân khác. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh khô khớp vai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Vậy khô khớp vai là gì? Điều trị và chăm sóc như thế nào?
1. Khô khớp vai là gì?
Khô khớp vai là một trong những loại “khô khớp” phổ biến. Xảy ra khi khớp không sản xuất đủ dịch nhầy cũng như độ nhớt của dịch khớp giảm, dẫn đến giảm khả năng bôi trơn, làm giảm độ linh hoạt của khớp, gây ra những tiếng lục cục mỗi khi cử động.
Khô khớp vai có thể là bệnh nguyên phát, tiền đề của thoái hóa khớp vai. Bị khô khớp cũng có thể là bệnh thứ phát do viêm bao hoạt dịch khớp vai gây ra. Bao hoạt dịch khớp chứa lượng chất nhầy bôi trơn giúp vai thực hiện các chuyển động mượt mà. Viêm bao hoạt dịch làm giảm lượng chất nhầy hoạt dịch khiến cho vùng khớp vai bị khô cứng, khó khăn trong cử động.
Xem thêm: Đau khớp vai do chơi thể thao - Điều trị thế nào?
Khớp vai là một trong những khớp lớn của cơ thể. Có biên độ vận động rộng và tần suất vận động nhiều. Khi khô khớp vai xảy ra, người bệnh sẽ gặp nhiều cản trở trong vận động và sinh hoạt. Đặc biệt là cơn đau khớp thường nặng hơn vào mỗi buổi sáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Khớp vai bị khô không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài hoặc tái phát nhiều lần sẽ suy giảm chức năng xương khớp, tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai sớm ở người trẻ và những vấn đề phức tạp khác.
2. Khô khớp vai do những nguyên nhân nào?
Những nguyên nhân thường gặp gây khô khớp vai bao gồm:
2.1. Khô khớp vai do lão hóa
Khô khớp vai do lão hóa là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Lúc này, chức năng khớp dần suy yếu, bao khớp không sản xuất đủ lượng chất nhầy hoạt dịch để nuôi dưỡng sụn khớp và bôi trơn chuyển động giữa các xương, gây tình trạng khô khớp ở người lớn tuổi.
2.2. Khô khớp vai do thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng rối loạn mạn tính thường gặp ở người lớn tuổi nhưng đang có xu hướng trẻ hóa. Thoái hóa khớp làm tổn thương sụn và các mô quanh khớp, làm giảm lượng dịch nhầy bôi trơn, gây bệnh khô khớp vai.
2.3. Khô khớp vai do chấn thương
Tai nạn gây chấn thương vai gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Dù một trong những chức năng của khớp là bảo vệ xương và ổn định cấu trúc. Tuy nhiên khi bị tác động một lực quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng khớp. Chấn thương nhẹ, người bệnh sẽ có triệu chứng khô khớp vai, cứng khớp vai do bị giảm tiết chất nhầy hoạt dịch. Chấn thương nặng hơn có thể gây biến dạng cấu trúc, gãy xương… cần được can thiệp y khoa nhanh chóng.
Ngoài ra, vận động viên và người lao động tay chân có nguy cơ mắc bệnh khô khớp vai cao hơn người khác do tần suất hoạt động vai cao, cường độ vượt ngưỡng, liên tục lặp đi lặp lại tác động làm tích tụ vi chấn thương khớp vai. Đây cũng là nguyên nhân gây khô khớp vai và những vấn đề về xương khớp khác.
Xem thêm: Calcium Max D3 - Ngăn ngừa được các bệnh về xương
2.4. Khô khớp vai do viêm bao khớp
Viêm bao khớp, hoặc viêm bao hoạt dịch chủ yếu xảy ra ở những khớp vận động thường xuyên của cơ thể, bao gồm khớp vai. Khi khớp bị viêm sẽ làm chất nhầy hoạt dịch tăng lên đột ngột, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng tại chỗ như sau:
-
Cứng khớp vai do chức năng bôi trơn khớp bị hạn chế.
-
Đau nhức khớp vai, đặc biệt là khi vận động vai hoặc ấn vào vị trí khớp viêm.
-
Sưng nóng, đỏ tại khớp vai.
2.5. Khô khớp vai do các thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Những thói quen sinh hoạt sai cách không trực tiếp gây ra khô khớp vai nhưng có thể tiềm ẩn yếu tố rủi ro tăng cao khả năng khô khớp vai và thoái hóa khớp vai ở người trẻ.
Những thói quen sinh hoạt làm tăng khả năng bị khô khớp vai bao gồm:
-
Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng
-
Lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá
-
Lười vận động
-
Ngồi sai tư thế, vận động sai tư thế
3. Khô khớp vai có các triệu chứng như thế nào?
3.1. Đau nhức xương khớp
Khô khớp vai gây đau nhức khớp xảy ra do thiếu chất nhầy hoạt dịch. Sụn khớp không được nuôi dưỡng tốt, túi màng hoạt dịch cũng không thực hiện được hết công năng. Điều này làm tăng ma sát giữa các xương, gây đau nhức khớp vai, đặc biệt là khi người bệnh cố gắng vận động khớp vai.
Xem thêm: Chế độ DINH DƯỠNG giúp GIẢM ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP lúc giao mùa
3.2. Cứng khớp
Cứng khớp là một triệu chứng đặc hiệu của các bệnh xương khớp. Vào buổi sáng, hoặc sau thời gian bất động khớp lâu, người bệnh cảm thấy khó cử động khớp vai. Thông thường, cứng khớp do thoái hóa sẽ tự hết sau 15 -30 phút vận động. Người bệnh có thể mát xa vùng vai nhẹ nhàng để hỗ trợ thuyên giảm cứng khớp. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể tạm thời mất khả năng vận động cả vùng khớp vai và chi bị ảnh hưởng.
Xem thêm: Cứng khớp sau khi ngủ dậy - Cảnh báo một số bệnh lý xương khớp
3.3. Hạn chế vận động
Khô khớp vai gây co cứng, giảm lượng chất nhầy, gây giảm tầm vận động. Độ linh hoạt của khớp vai cũng không tốt như khi khỏe mạnh. Triệu chứng này thường xuất hiện đồng thời với những tình trạng khác như sưng tấy, nóng khớp…
3.4. Khớp vai phát ra tiếng lục cục
Khớp phát tiếng lục cục mỗi khi cử động vai, thực hiện các động tác như giơ tay lên xuống, vươn ra trước, xoay vai. Giai đoạn đầu tiên, khớp chỉ phát ra tiếng động nhưng không gây đau đớn. Sau thời gian bệnh tiến triển, tổn thương tại khớp nặng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau khớp vai rõ ràng hơn khi chuyển động.
Xem thêm: Khớp gối kêu lục cục khi đi cầu thang - Điều trị như thế nào?
3.5. Phần vai có triệu chứng sưng đỏ
Người bệnh khô khớp vai có thể xuất hiện tình trạng sưng đỏ, khi chạm vào thấy ấm và đau. Đây là phản ứng viêm thường gặp khi khớp vai bị tổn thương. Khi khô khớp vai gây viêm, cảnh báo bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh cần được điều trị nhanh chóng.
4. KHÔ KHỚP VAI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
4.1. Chữa khô khớp vai bằng thuốc uống
Dùng thuốc là phương pháp điều trị nội khoa đơn giản, dễ áp dụng để kiểm soát và thuyên giảm các triệu chứng lâm sàng. Các loại thuốc giảm đau, chống viêm thường được chỉ định. Tùy vào đặc điểm sức khỏe của từng người sẽ có những chỉ định và chống chỉ định về thuốc giảm đau, chống viêm. Người bệnh cần uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.
4.2. Chữa khô khớp vài bằng tiêm thuốc điều trị triệu chứng
Những loại thuốc tiêm đang được dùng trong điều trị các bệnh lý xương khớp, bao gồm khô khớp vai:
-
Corticosteroid
-
Acid hyaluronic
-
Tiêm PRP
Phổ biến nhất là tiêm corticosteroid với những ưu điểm nổi bật như giảm sưng viêm nhanh, hiệu quả kéo dài đến vài tháng, tần suất tiêm ít… Tuy nhiên, tùy vào mục đích điều trị, những triệu chứng lâm sàng cũng như là khả năng đáp ứng thuốc của mỗi cá nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc tiêm phù hợp.
Xem thêm: Canxi LITHOTHAMNE - Hỗ trợ chắc khỏe xương, răng
4.3. Chữa khô khớp vai bằng tiêm chất nhờn hyaluronic acid
Chất nhờn acid hyaluronic là thành phần có trong dịch khớp, đặc tính nhớt và đàn hồi giúp bôi trơn mô mềm, bao phủ sụn khớp, hỗ trợ chuyển động xương nhịp nhàng. Tiêm chất nhờn hyaluronic acid không chỉ giúp làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh khô khớp vai mà còn cải thiện chức năng khớp vai, thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.
4.4. Chữa khô khớp vai bằng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng gồm các chuỗi bài tập vận động có tác dụng cải thiện chức năng xương khớp, thường được áp dụng đồng thời với các phương pháp điều trị khác. Ngoài ra các thiết bị vật lý trị liệu như máy xung kích, siêu âm, laser,…cũng thường được dùng để phối hợp giúp giảm nhanh triệu chứng. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình điều trị khô khớp vai, kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng, nhanh chóng hồi phục tầm vận động khớp vai.
4.5. Chữa khô khớp vai bằng can thiệp phẫu thuật
Cách chữa khô khớp vai này chỉ áp dụng cho trường hợp bị thoái hóa khớp vai nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã tích cực điều trị nội khoa. Có nhiều phương pháp phẫu thuật phục hồi chức năng khớp vai, bao gồm thay khớp nhân tạo. Bác sĩ sẽ khám kỹ lưỡng và chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp cho người bệnh.
5. Khi điều trị Khô khớp vai cần lưu ý điều gì?
5.1. Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị khô khớp vai
Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bao gồm việc uống thuốc đúng liều lượng, kết hợp với thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giảm áp lực lên khớp vai. Nên vận động nhẹ nhàng, tập vật lý trị liệu để dần khôi phục tầm vận động và độ linh hoạt của khớp vai.
Chế độ ăn uống cũng cần được lưu ý trong quá trình điều trị khô khớp vai. Người bệnh không cần ăn theo các chế độ kiêng khem khắc nghiệt. Chỉ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất để tăng cường sức khỏe hệ thống cơ xương khớp. Ưu tiên ăn các món giàu canxi và vitamin D như sữa, phô mai… hạn chế tối đa hoặc không uống rượu bia, đồ uống có cồn, hút thuốc. Ngoài ra các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào cùng góp phần gây viêm, cần hạn chế.
5.2. Những điều cần lưu ý sau điều trị khô khớp vai
Sau điều trị, người bệnh có thể quay trở về cuộc sống bình thường. Cần lưu ý, người từng mắc các bệnh xương khớp như khô khớp vai có khả năng tái phát hay mắc các bệnh xương khớp khác cao hơn người chưa từng có vấn đề cơ xương khớp. Vì vậy, cần chú ý giữ gìn sức khỏe xương khớp. Hạn chế xảy ra chấn thương khớp vai. Không vận động khớp vai quá mức hay tần suất cao trong thời gian dài. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng khớp vai, có thể gây tái bệnh hoặc tăng cao nguy cơ thoái hóa khớp vai.
5.3. Những điều cần tránh khi điều trị khô khớp vai
Những điều người bệnh cần tránh khi điều trị khô khớp vai:
-
Ăn thực phẩm có nhiều muối hoặc chế biến thức ăn quá mặn.
-
Chỉ chú trọng ăn thực phẩm giàu vitamin D và canxi mà không cân bằng các dưỡng chất cần thiết khác.
-
Tự ý mua và sử dụng các thuốc giảm đau không có chỉ định từ bác sĩ. Tăng nguy cơ bị tác dụng phụ, và giảm đáp ứng điều trị sau này.
-
Không tuân thủ hết phác đồ điều trị hay không tái khám đúng hẹn, khiến gia tăng khả năng tái phát.
5.4. Thực phẩm nên bổ sung để phòng ngừa bệnh khô khớp vai
Người bệnh có thể chủ động phòng ngừa và tham gia điều trị khô khớp vai bằng cách bổ sung các dưỡng chất nuôi dưỡng và bảo vệ khớp ngay từ sớm thông qua các thực phẩm chứa các thành phần như collagen Type II không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, màng vỏ trứng, rễ nghệ, Chondroitin Sulfate…
6. Phòng ngừa bệnh khô khớp vai như thế nào?
6.1. Tập thể dục phù hợp
Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh nhiều chất nhầy hơn, giúp các khớp vận động dễ dàng hơn. Lưu ý, không nên tập luyện quá sức, gây căng thẳng cho khớp vai, thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp, gây khô khớp vai.
6.2. Phòng chống chấn thương khi tham gia thể thao
Những lưu ý bảo vệ khớp vai mà người chơi thể thao cần lưu ý:
-
Luôn khởi động kỹ càng trước khi chơi thể thao để hạn chế chấn thương.
-
Khi tham gia các môn thể thao cần dùng lực bả vai, lực cánh tay hoặc mang tính chất đối kháng cần có những biện pháp bảo vệ các khớp.
-
Hạn chế chơi quá sức, vận động với biên độ vượt ngưỡng tăng nguy cơ chấn thương khớp vai.
-
Luôn có thời gian vừa đủ để nghỉ ngơi, giúp hệ cơ xương khớp được phục hồi sau vận động cường độ nặng.
6.3. Duy trì chế độ ăn uống khoa học
Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe xương khớp đã được công nhận. Các loại thực phẩm giàu omega 3, canxi, vitamin hoặc chất chống oxy hóa như cá, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… có đặc tính chống viêm, đồng thời sản sinh ra các thành phần hoạt tính tham gia vào quá trình phục hồi sụn… Do đó, nhóm thực phẩm này nên được tăng cường trong chế độ dinh dưỡng để giảm nguy cơ khô khớp vai.
7. Khô khớp vai có nguy hiểm không? Có biến chứng không?
Khô khớp vai không phải là bệnh lý nguy hiểm và có thể kiểm soát tốt nếu phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, khô khớp vai có thể là bệnh lý thứ phát của viêm khớp nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp… nên cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
8. Để giảm khô khớp vai tại nhà cần làm gì?
Những biện pháp làm giảm đau khớp vai tại nhà, được áp dụng khi người bệnh xuất hiện cơn đau vai vô căn, giảm biên độ chuyển động của vai:
-
Massage vùng vai nhẹ nhàng để phục hồi tầm vận động
-
Chườm đá nếu có tình trạng viêm sưng
-
Nghỉ ngơi, hạn chế cử động khớp vai
-
Tập các bài vật lý trị liệu nhẹ nhàng
Theo dõi khớp vai, nếu dấu hiệu lâm sàng không thuyên giảm, kéo dài hơn 1 tuần hoặc có xu hướng nặng hơn theo thời gian, người bệnh cần đi khám với bác sĩ trong thời gian sớm.
9. Khô khớp vai có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Những biện pháp làm giảm đau khớp vai tại nhà, được áp dụng khi người bệnh xuất hiện cơn đau vai vô căn, giảm biên độ chuyển động của vai:
-
Massage vùng vai nhẹ nhàng để phục hồi tầm vận động
-
Chườm đá nếu có tình trạng viêm sưng
-
Nghỉ ngơi, hạn chế cử động khớp vai
-
Tập các bài vật lý trị liệu nhẹ nhàng
Theo dõi khớp vai, nếu dấu hiệu lâm sàng không thuyên giảm, kéo dài hơn 1 tuần hoặc có xu hướng nặng hơn theo thời gian, người bệnh cần đi khám với bác sĩ trong thời gian sớm.
Khô khớp vai không phải là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, ở mức độ nhẹ có thể điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu. Mức độ nặng cần thay khớp nhân tạo. Do đó, ngay khi nhận thấy những biểu hiện của tình trạng khô khớp vai, bạn nên đến các chuyên khoa Cơ xương khớp để thăm khám, xác định nguyên nhân, qua đó ngăn biến chứng ảnh hưởng đến một trong những khớp lớn nhất cơ thể này.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT/ Zalo: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!