Thông tin sức khỏe

Những DẤU HIỆU giúp bạn nhận biết bệnh UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới. Ung thư đại tràng là loại ung thư bắt đầu ở đại tràng. Đại tràng là những cơ quan tạo nên phần cuối của hệ thống tiêu hóa. Ở bài viết này chúng ta cũng tìm hiểu những DẤU HIỆU giúp bạn nhận biết bệnh UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

1. Ưng thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng là ung thư phổ biến ở cả nam và nữ, xảy ra ở đại tràng (phần dài nhất của ruột già).

Thành đại tràng có cấu tạo gồm nhiều lớp. Các tế bào ung thư được hình thành từ lớp tế bào lót bên trong đại tràng (niêm mạc), xâm lấn dần ra lớp ngoài cùng của đại tràng (thanh mạc). Quá trình sinh ung thư thường xuất phát từ các polyp trong đại tràng.

Sau khi xâm lấn đến thành đại tràng, các tế bào ung thư bắt đầu di chuyển vào trong mạch máu hoặc mạch bạch huyết. Từ đây, các tế bào ung thư có thể di căn đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc đến các cơ quan, bộ phận xa hơn trong cơ thể.

Các dạng ung thư đại trực tràng thường gặp bao gồm: ung thư ống hậu môn, ung thư trực tràng hoặc ung thư đại tràng sigma, ung thư đại tràng trái, ung thư đại tràng ngang, ung thư đại tràng phải, ung thư manh tràng… 

Thế nhưng, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả?

Xem thêm: Viên Sủi SCURMA FIZZY – Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

2. Những DẤU HIỆU giúp bạn nhận biết bệnh UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

2.1. Rồi loạn tiêu hóa kéo dài

Chán ăn, cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon cũng là một trong những biểu hiện của ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài làm cơ thể mệt mỏi, sút cân. Ung thư đại tràng gây rối loạn tình trạng đi tiêu (đi tiêu nhiều lần trong ngày, có thể gây nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lỵ). Tuy nhiên, bệnh lỵ được điều trị hiệu quả bằng kháng sinh, còn ung thư đại tràng thì không.

2.2. Cơ thể cảm thấy mệt mỏi và bị suy nhược

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

2.3. Xuất hiện máu trong phân

Đi tiêu ra nhầy máu, máu đỏ tươi, nhỏ thành giọt hoặc máu lẫn trong phân là triệu chứng của ung thư đại tràng dễ nhận thấy. Tổn thương nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ (các bệnh lành tính) cũng có triệu chứng đi tiêu ra máu. Tuy nhiên, đi tiêu ra máu do trĩ, nứt hậu môn thường là máu tươi, còn ung thư đại tràng thường có máu lẫn với nhầy.

Xem thêm: Từ bỏ ngay 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày

2.4. Bị rối loạn đại tiện

Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

2.5. Chán ăn, khó tiêu

Ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.

2.6. Cơ thể bị giảm cân bất thường

Giảm cân bất thường không do tập luyện hay ăn kiêng có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác ở đường tiêu hóa.

2.7. Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng ung thư đại tràng thường gặp ở những người mắc bệnh ung thư đại tràng. Các cơn đau diễn ra bất thường, lúc dữ dội, lúc âm ỉ, tương tự như triệu chứng của viêm đại tràng.

Một vài trường hợp, đau quặn bụng, đau râm ran là dấu hiệu của các khối u ở dạ dày – ruột, giống với biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng. Đôi khi đau bụng kèm căng chướng bụng, không đi tiêu được, nôn ói. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng do khối u gây tắc ruột, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

2.8. Đau hậu môn và không kiểm soát được sự co thắt của chúng

Khi khối u xuất hiện với kích thước lớn sẽ khiến cho hậu môn “căng thẳng” vì phải giữ sự co thắt thường xuyên. Lúc này, cơ vòng hậu môn bị quá tải và yếu đi dẫn đến mất sự kiểm soát. Đến giai đoạn này, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu nhiều hơn, bệnh cũng tiến triển ở mức độ nghiêm trọng hơn.

3. Làm thế nào để phòng ngừa được ung thư đại tràng

Thử máu vi thể trong phân định kỳ ở người từ 60-69 tuổi có thể giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đại-trực tràng khoảng 15%.

Những người có máu vi thể trong phân nên nội soi đại tràng trừ khi có chống chỉ định.

Nên áp dụng 2 xét nghiệm này ở đối tượng nguy cơ cao (trong gia đình có người bị đa polip, có người bị ung thư đại-trực tràng). Nên nội soi đại tràng ở tuổi 10-12 tuổi. Nếu âm tính thì nội soi hàng năm đến 20 tuổi. Ở tuổi này nếu âm tính thì nội soi mỗi 5 năm cho đến 50 tuổi.

Nên cắt mọi polip để ngừa ung thư trừ những polip nhỏ < 2 mm ở trẻ con. Cắt polip rồi phải nội soi kiêm tra sau 1 năm, thực tế là nên nội soi sau 6 tháng để phát hiện polip tái phát.

Ăn nhiều rau, củ, quả. Ít ăn thịt.

Xem thêm: Bệnh lý TIM MẠCH và TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY có mối liên kết với nhau như nào?

4. Điều trị ung thư đại tràng như thế nào?

Các phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, tuy nhiên để đạt kết quả điều trị cao nhất cho bệnh nhân, hạn chế tái phát, thường sẽ áp dụng hóa trị và xạ trị cả trước và sau phẫu thuật.

Phẫu thuật là bước điều trị quan trọng, nhằm mục đích loại bỏ hết tổ chức ung thư - yếu tố quyết định tới thành công hay thất bại của quá trình điều trị. Trước đây bệnh nhân chỉ có thể tiến hành cắt bỏ khối u bằng phương pháp mổ mở, với nhiều nhược điểm như: yêu cầu thể trạng bệnh nhân không quá xấu, bệnh nhân phải chịu thương tổn lớn, thời gian hồi phục kéo dài,... kèm theo nhiều rủi ro tai biến cũng như nguy cơ tử vong nhất định.

Với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp phẫu thuật đã có nhiều bước tiến với sự ra đời của phẫu thuật nội soi truyền thống, và mới nhất, tiên tiến nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi bằng robot. So với các phương pháp cũ, phẫu thuật nội soi bằng robot mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Tầm nhìn không bị hạn chế, chất lượng hình ảnh tối ưu, giúp thao tác phẫu thuật chính xác.
  • Các rung động không cần thiết trong phẫu thuật (run tay) được loại trừ nhờ robot có 4 tay (tương đương với 2 phẫu thuật viên).
  • Có thể di chuyển tự do ở 6 góc độ, do đó dễ dàng can thiệp tại các vị trí khó cũng như luồn vào các khoang nhỏ, sâu.
  • Nguy cơ xảy ra biến chứng hạ xuống tối đa, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong cuộc phẫu thuật cũng như hạn chế nhiễm trùng sau mổ.
  • Đau ít hơn so với phẫu thuật thông thường.
  • Tổn thương nhỏ, do đó hồi phục nhanh, rút ngắn thời gian nằm viện.
  • Sẹo mổ nhỏ, đảm bảo về mặt thẩm mỹ cho bệnh nhân.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm