Lời khuyên của bác sỹ

Những LỢI ÍCH cho sức khoẻ mà CỦ HÀNH TÂY đem lại

Hành tây là một loại củ rất  quen thuộc đối với nhà bếp của các gia đình Việt Nam, không những vì giá thành rẻ, chế biến được nhiều món ăn mà còn vì những lợi ích của chúng đối với sức khỏe con người. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về những LỢI ÍCH cho sức khoẻ mà CỦ HÀNH TÂY đem lại.

1. Hành tây có giá trị dinh dưỡng như thế nào?

Hành tây là loại củ có hình dạng giống bóng đèn tròn, còn được gọi là hành củ hay củ hành. Hành tây mọc dưới lòng đất, được trồng phổ biến trên toàn thế giới và có quan hệ gần với hẹ, tỏi và hành lá. Đây là nguyên liệu chủ yếu trong nhiều món ăn, được chế biến rất đa dạng, từ nướng, luộc, chiên, rang, xào, lăn bột hoặc thậm chí là ăn sống. Mặc dù, có nhiều kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau nhưng loại hành tây phổ biến nhất thường có màu trắng. Tùy thuộc vào giống và mùa, hương vị của hành tây dao động từ dịu nhẹ và hơi ngọt, đến rất cay và nồng.

Hành sống rất ít calo, chỉ khoảng 40 calo trên mỗi 3,5 ounce (100 gram). Một củ hành tươi có 89% là nước, 9% carbs và 1,7% chất xơ, kèm theo một lượng nhỏ protein và chất béo. Cụ thể, các chất dinh dưỡng chính trong 100 gram hành tây sống bao gồm:

  • Lượng calo: 40

  • Nước: 89%

  • Protein: 1,1 gram

  • Carbs: 9,3 gram

  • Đường: 4.2 gram

  • Chất xơ: 1,7 gram

  • Chất béo: 0,1 gram

1.1. Carbs

Carbohydrate chiếm khoảng 9 - 10% cả trong hành tây sống lẫn chín, chủ yếu là các loại đường đơn giản, chẳng hạn như glucose, fructose, sucrose, và chất xơ. Trong 100 gram hành tây chứa 9,3 gram carbs và 1,7 gram chất xơ, do đó tổng hàm lượng carb tiêu hóa là 7,6 gram.

1.2. Chất xơ

Hành tây là một nguồn chất xơ tốt, chiếm 0,9 - 2,6% trọng lượng tươi. Loại củ này rất giàu chất xơ hòa tan lành mạnh fructans. Trên thực tế, đây là một trong những nguồn thực phẩm chính có chứa fructans.

Fructans được gọi là sợi prebiotic, có nhiệm vụ nuôi các lợi khuẩn đường ruột. Nhờ đó các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) - như butyrate, được hình thành và giúp cải thiện sức khỏe đại tràng, giảm viêm và hạn chế nguy cơ ung thư ruột kết.

Tuy nhiên, fructans được coi là FODMAP, có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu hóa ở những người nhạy cảm, chẳng hạn như người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).

1.3. Vitamin và các khoáng chất

Hành tây chứa khá nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm:

  • Vitamin C: Là một chất chống oxy hóa, rất cần thiết cho chức năng miễn dịch, đồng thời giúp duy trì sức khỏe da và tóc.
  • Folate (B9): Là một vitamin B hòa tan trong nước, rất cần thiết cho sự tăng trưởng và chuyển hóa tế bào, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
  • Vitamin B6: Được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm, có liên quan đến sự hình thành các tế bào hồng cầu.
  • Kali: Khoáng chất thiết yếu này có tác dụng hạ huyết áp và rất quan trọng đối với sức khỏe của tim.

Xem thêm: Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu VITAMIN trầm trọng

1.4. Các hợp chất thực vật khác

Các chất chống oxy hóa và hợp chất chứa lưu huỳnh chính là nhân tố giúp tạo ra lợi ích sức khỏe của hành tây. Hành tây là một trong những nguồn flavonoid chính của chế độ ăn uống, đặc biệt là hợp chất quercetin.

Các hợp chất thực vật phong phú nhất trong hành tây bao gồm:

  • Anthocyanin: Là chất chống oxy hóa và sắc tố mạnh mẽ, chỉ được tìm thấy trong hành tây đỏ hoặc tím.

  • Quercetin: Là một flavonoid chống oxy hóa, có thể làm giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe của tim.

  • Hợp chất lưu huỳnh: Chủ yếu là sulfide và polysulfide, có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư.

  • Thiosulfinates: Có khả năng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại, đồng thời ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Đặc biệt, hành tây đỏ và vàng giàu các chất chống oxy hóa hơn các loại khác. Trên thực tế, hành tây vàng có thể chứa chất chống oxy hóa cao hơn khoảng 11 lần so với hành trắng. Tuy nhiên, các phương pháp nấu ăn có thể làm giảm đáng kể mức độ của một số chất chống oxy hóa.

2. Những LỢI ÍCH cho sức khoẻ mà CỦ HÀNH TÂY đem lại

2.1. Ngăn ngừa ung thư 

Đây là một trong các lợi ích của hành tây khi chúng ta sử dụng nó. Theo đó, hành tây giúp hỗ trợ làm giảm đi nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày hay ung thư đại trực tràng. Fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid cũng có trong loại thực phẩm này có khả năng làm ức chế sự phát triển của khối u.

2.2. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Hành tây có lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ chứa chất chống oxy hóa, các hợp chất chống viêm, giảm triglyceride và giảm mức cholesterol. Việc tiêu thụ nó có thể góp phần làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh tim. Đi kèm với đó, hành tây cũng có thể giúp giảm huyết áp cao cũng như bảo vệ chống lại cục máu đông. 

Xem thêm: Ăn BƠ ít nhất 2 LẦN MỖI TUẦN giúp giảm nguy cơ mắc bệnh TIM MẠCH

2.3. Giúp tăng cường sức khỏe xương

Hành tây là loại nguyên liệu quen thuộc được nhiều người sử dụng trong các món ăn với lợi ích trong việc giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe  xương. Nó giúp làm giảm căng thẳng oxy hóa, tăng mức độ chống oxy hóa và ngăn ngừa loãng xương, tăng mật độ xương.

Xem thêm: Những thói quen dinh dưỡng nào gây hại cho hệ xương khớp?

2.4. Góp phần trị bệnh tiểu đường 

Hành tây có chứa các hợp chất cụ thể như quercetin, hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có khả năng kích thích sản xuất insulin, giúp chống lại bệnh tiểu đường. Tiêu thụ hành tây hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, vốn là một điều quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. 

Xem thêm: Thời điểm tập luyện tốt nhất cho người bị tiểu đường

2.5. Giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa

Bên cạnh đó, hành tây còn giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa của bạn. Bởi đây là một nguồn chất xơ và prebiotic cần thiết và cần thiết cho sức khỏe đường ruột tối ưu. Đi kèm với đó, hành tây giàu prebiotic inulin và fructooligosacarit, nhờ vậy, có thể giúp làm tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong ruột, cải thiện chức năng miễn dịch.

2.6. Tăng cường hệ miễn dịch

Bổ sung hành tây vào bữa ăn của bạn có thể giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường. Nhiều dưỡng chất như vitamin C, kẽm, quercetin, flavonoid chứa trong loại thực phẩm quen thuộc này rất tốt cho cơ thể của bạn. Chúng hỗ trợ cơ thể phát triển khỏe mạnh đồng thời là chất chống oxy hóa tuyệt vời để cơ thể chống lại virus gây bệnh.

2.7. Những lợi ích khác 

Đi kèm với đó, có một số lợi ích khác của hành tây như giúp phòng trị mất ngủ, giảm cảm, chữa viêm họng, cải thiện hen suyễn, viêm xoang,...

3. Khi sử dụng hành tây cần lưu ý điều gì?

3.1. Một số tác dụng phụ của hành tây 

Tuy đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời, hành tây cũng có thể có một số tác dụng phụ như: 

  • Làm hôi miệng.

  • Có thể làm tăng tình trạng của hội chứng ruột kích thích, có thể dễ gây chướng bụng thích nếu sử dụng quá mức.

  • Gây trào ngược dạ dày.

3.2. Nên ăn hành tây như thế nào là có lợi? 

Việc ăn hành tây có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của bạn, vì thế bạn có thể lựa chọn bổ sung hành tây vào các bữa ăn của mình. 

Bởi một phần dinh dưỡng có trong hành tây có thể bị mất đi khi nấu nướng, nên bạn có thể lựa chọn ăn sống loại thực phẩm này. Có thể thêm hành tây vào các món salad, trứng tráng hay bánh guacamole hoặc dùng chúng trong bánh mì sandwich. Về bảo quản, nên để hành tây ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

3.3. Sử dụng hành tây nên lưu ý những gì? 

Ngoài ra, quá trình sử dụng hành tây cũng nên lưu ý một số điều đáng lưu tâm như sau: 

  • Chỉ nên ăn tối đa vào khoảng 30-50 gram hành tây mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.

  • Tránh ăn hành tây cùng với một số loại thực phẩm như rong biển, mật ong, tôm hay cá.

  • Một số trường hợp là các đối tượng như người sinh lý yếu, người bị đau dạ dày, người đau mắt đỏ, người huyết áp thấp,... cũng nên hạn chế ăn hành tây

  • Nếu gặp bất kỳ phản ứng nào sau khi ăn hành tây, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kiểm tra, chẩn đoán và kịp thời xử trí.

Như vậy, thông qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng, lợi ích đối với sức khỏe cũng như một số điều nên biết khi sử dụng hành tây. Có thể thấy, hành tây giàu dinh dưỡng có nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. 

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm