Tình trạng tê chân lâu ngày không khỏi - Nguyên nhân do đâu?
Hiện tượng tê chân thường gặp khi các mạch máu hoặc dây thần kinh bị chèn ép. Hầu hết, tình trạng tê chân không nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng tê chân này kéo dài trong một thời gian dài không khỏi. Nếu hiện tượng tê chân kéo dài thì có thể đây là một dấu hiệu của bệnh lý hoặc một thay đổi nào đó trong cơ thể. Vậy tình trạng tê chân lâu ngày không khỏi - Nguyên nhân do đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin dưới đây.
1. Tình trạng tê chân lâu ngày không khỏi có nguy hiểm không?
Cảm giác tê bì có thể xuất hiện ở ngón chân, bàn chân thậm chí là cả bắp chân. Người bị tê chân thường cảm thấy có cảm giác tê, buồn như kiến bò, tê như bị châm chích hay bị kiến cắn, nhiều trường hợp còn bị mất cảm giác ở chân.
Tê chân thường là do những nguyên nhân cơ học gây ra và sẽ nhanh chóng mất đi. Khi bạn ngồi, nằm quá lâu ở một tư thế mà khiến các dây thần kinh, mạch máu ở chân bị chèn ép thì hiện tượng tê chân sẽ xuất hiện. Khi bạn thay đổi tư thế, cơn tê chân cũng sẽ biến mất sau đó.
Đối với tình trạng tê chân không thường xuyên và mất đi nhanh chóng thì bạn không cần phải quá lo lắng. Chỉ khi hiện tượng tê chân xảy ra thường xuyên và kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Hiện tượng tê chân do bệnh lý có thể kèm theo các triệu chứng khác tùy theo bệnh lý mà người bệnh gặp phải.
2. Tình trạng tê chân lâu ngày không khỏi - Nguyên nhân do đâu?
Tê chân lâu ngày không khỏi do bệnh lý
- Thoát vị đĩa đệm: Bệnh lý này là nguyên nhân hàng đầu gây tê phần chân. Phần nhân nhầy tràn khỏi bao xơ làm dây thần kinh bị chèn ép. Lúc này, 2 chân và tay sẽ bị tê bì và hạn chế về khả năng hoạt động.
- Thoái hóa cột sống: Khiến đốt sống và sụn khớp bị bào mòn. Chúng cọ xát vào rễ thần kinh và gây ra tình trạng tê bì từ thắt lưng xuống chân.
Xem thêm: 4 tác dụng thần kỳ mà tập YOGA mang lại cho những người bị THOÁI HÓA CỘT SỐNG
- Xơ vữa động mạch: - Xơ vữa động mạch: Do nhiều khối vật chất bất thường bám vào thành mạch. Bệnh lý này làm thành mạch xơ cứng và lòng mạch hẹp.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Khớp chân bị tổn thương và viêm nhiễm sẽ gây tê bì chân. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do nằm hoặc ngồi tại một vị trí quá lâu.
- Đa xơ cứng: Chân bị tê và người mệt mỏi bởi da xơ cứng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương.
- Viêm đa rễ thần kinh: Xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương làm giảm thiểu cảm xúc ở tay và chân.
- Hẹp ống sống: Do bẩm sinh cột sống bị biến dạng và thu nhỏ lại. Rễ thần kinh đi qua bị chèn ép và khiến tay chân tê kéo dài. Nếu để lâu sẽ gây khó khăn khi vận động và tắc nghẽn lưu thông máu.
- Thoái hóa khớp: Khớp tay - chân hoặc háng bị bào mòn bởi các yếu tố tiêu cực. Vận động tại tay, chân bị hạn chế dẫn đến hiện tượng tê.
Xem thêm: Thoái hóa khớp gối - Điều trị và chăm sóc thế nào?
Trường hợp tê chân liên tục trên 6 tuần thì phải đến bác sĩ khám ngay. Còn xuất hiện từ 1 - 5 tuần thì có thể là do các tác nhân cơ học gây nên.
Tê chân cơ học
- Chấn thương: Tai nạn, ngã, va chạm làm dây thần kinh ngoại biên tổn thương khiến chân tê bì và khó hoạt động.
- Làm việc không khoa học như bê nhiều vật nặng, thường xuyên ngồi dưới máy lạnh, đứng lâu ở một tư thế hoặc lười vận động sẽ gây tê chân và làm cơ thể mệt mỏi hơn.
- Hoạt động sai tư thế: Dùng giày cao gót liên tục, ngủ nghiêng người, gối quá cao....cũng làm chân bị tê.
- Căng thẳng, mệt mỏi kích thích tế bào thần kinh ở gần bề mặt da làm tê và ngứa ở tay - chân.
3. Tình trạng tê chân lâu ngày không khỏi - Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Nhiều người thường có xu hướng coi thường, xem nhẹ, thậm chí bỏ qua việc điều trị tê chân, mà không biết rằng điều này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như cuộc sống. Nếu bạn bị tê chân kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Ngoài ra, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau kèm theo hiện tượng tê chân thì bạn cũng nên đi khám sớm để biết được nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
-
Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, hoa mắt.
-
Tê chân, tay lan lên đùi, hông có thể lan lên đến mặt.
-
Các giác chán nản, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
-
Chân thay đổi màu sắc.
-
Mất cảm giác, dị cảm ở chân.
-
Đau chân.
Nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn cần nhanh chóng tới thăm khám bác sĩ để biết được vì sao bị tê chân mãi không dứt và từ đó có hướng điều trị thích hợp.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!