Bài viết chuyên môn

Tổn thương dây chằng bên chày - Điều trị và chăm sóc thế nào?

Dây chằng bên chày là một dây chằng lớn nằm ở bên trong khớp gối và có vai trò trong việc giữ ổn định khớp gối, tuy nhiên tổn thương dây chằng bên chày cũng là chấn thương thường gặp. Vậy tổn thương dây chằng bên chày là gì? Điều trị và chăm sóc như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này.

1. Tổn thương dây chằng bên chày (MCL) là gì?

Dây chằng là một thành phần giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định các khớp trong cơ thể. Dây chằng bản chất là mô liên kết các sợi có thành phần chính là collagen có tính chất đàn hồi, chắc và dai. Tổn thương dây chằng chiếm tỷ lệ rất cao trong số các chấn thương gặp phải khi chơi thể thao và tai nạn đặc biệt là tại khớp gối. Trong đó, tổn thương dây chằng bên chày (MCL) là chấn thương thường gặp nhất trong các tổn thương dây chằng tại khớp gối.

Dây chằng bên chày gối là một dải mô nhỏ và dày ở mặt trong của khớp gối. Đây là cấu trúc kết nối hai xương - xương đùi và xương chày - ngăn đầu gối uốn vào trong về phía đầu gối còn lại. Khi đầu gối bị va đập vào mặt ngoài của chân hoặc nếu đầu gối bị xoắn dữ dội, dây chằng bên chày có thể căng ra quá mức, dẫn đến đứt dây chằng bên chày một phần hoặc toàn bộ.

Xem thêm: Chấn thương dây chằng bên trong - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

Chấn thương dây chằng bên chày (MCL) chủ yếu xảy ra sau một tác động ở bên ngoài đầu gối khi bàn chân tiếp xúc với mặt đất và cố định khiến cho mặt trong đầu gối bị uốn cong quá mức dẫn đến giãn hoặc đứt dây chằng. Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ngay lập tức, hoặc nghe thấy tiếng “rắc” khi dây chằng bị đứt. Các tổn thương kèm theo thường liên quan đến sụn chêm hoặc dây chằng chéo trước.

2. Tổn thương dây chẳng bên chày có những mức độ như thế nào?

Tương tự như các chấn thương dây chằng khác, chấn thương dây chằng bên chày (MCL) cũng được phân loại thành 3 mức độ:

  • Rách độ I: dưới 10% số sợi collagen bị đứt, tổn thương nhẹ và không bị mất vững gối. Hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi tác động lực phía bên ngoài làm đầu gối cong, ngoài ra không có thêm các triệu chứng khác.

  • Rách độ II: Đau và sưng nhiều hơn so với tổn thương độ I. Khi được kiểm tra (giống độ I) bệnh nhân phàn nàn về đau và đau rõ rệt ở mặt trong đầu gối, quan sát thấy khớp lỏng lẻo vừa phải.

  • Rách độ III: đứt hoàn toàn dây chằng, dẫn đến sự mất ổn định gối. Bệnh nhân bị đau và sưng đáng kể. Khi kiểm tra như đã trình bày trước đó, sẽ có hiện tượng lỏng khớp.

3. Dấu hiệu nào có thấy dây chẳng bên chày bị tổn thương?

Khi bạn gặp tổn thương dây chằng bên chày, người bệnh có thể có các triệu chứng như sau:

  • Nghe thấy một tiếng "bốp" khi chấn thương xảy ra

  • Đau ở bên trong của đầu gối

  • Sưng và bầm tím ở mặt trong của đầu gối

  • Sưng lan ra phần còn lại của khớp gối trong một hoặc hai ngày sau chấn thương

  • Cảm giác căng cứng ở đầu gối

  • Khó cử động đầu gối của bạn

  • Khó hoặc đau khi cố gắng uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối

  • Cảm giác không ổn định, như thể đầu gối có thể bị chìa ra hoặc khóa lại

  • Đau hoặc khó đi lại, ngồi xuống, đứng lên khỏi ghế hoặc leo cầu thang

4. Làm thế nào để biết được dây chằng bên chày bị tổn thương?

Nếu có các dấu hiệu chấn thương dây chằng bên chày như trên khi tập luyện hay thi đấu thể thao, người bệnh cần mau chóng đến gặp các bác sĩ chỉnh hình để được đánh giá kỹ lưỡng cũng như thăm hỏi các dấu hiệu hướng đến nghi ngờ đứt dây chằng bên chày:

  • Có cảm thấy đau hoặc nghe thấy tiếng "bốp" khi bị thương ở chân không?

  • Có đang quay chân với bàn chân vẫn trụ trên mặt đất?

  • Có đổi hướng nhanh chóng khi đang chạy không?

  • Có nhận được một cú đánh trực tiếp vào chân trong khi chân đang trụ trên mặt đất không?

  • Có thấy sưng tấy quanh đầu gối trong 2-3 giờ đầu sau chấn thương không?

  • Đầu gối có cảm thấy như bị vênh hoặc lỏng lẻo khi cố gắng cử động không?

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ thực hiện những thăm khám chuyên biệt để giúp xác định chấn thương gây đứt dây chằng bên chày bằng cách nhẹ nhàng ấn vào bên ngoài đầu gối khi đầu gối hơi cong và hoàn toàn thẳng để kiểm tra sức mạnh của dây chằng bên chày. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra phần bên trong đầu gối có bị đau không, đo vùng đó xem có bị sưng hay không cũng như quan sát dáng đi bộ của người bệnh để tìm kiếm hay loại trừ khả năng tổn thương các bộ phận khác của đầu gối.

Xem thêm: Đứt bán phần dây chằng chéo trước - Điều trị và chăm sóc thế nào?

Để chẩn đoán đứt dây chằng bên chày, các công cụ hình ảnh học cũng cần thiết, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ khớp gối (MRI). Mặc dù không cần chụp MRI trong mọi trường hợp, chỉ định này cần thiết để xem chấn thương đầu gối dạng này có cần phải phẫu thuật hay không. Trong quá trình thăm khám và cân nhắc hướng điều trị, người bệnh có thể cần dùng các thiết bị hỗ trợ như nẹp đầu gối để tạm thời giữ cho đầu gối không bị cong hay sử dụng nạng khi đi lại để giảm đau.

5. Tổn thương dây chằng bên chày - Điều trị và chăm sóc thế nào?

Các bác sĩ chấn thương chỉnh hình phối hợp với những chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế một chương trình điều trị giúp tăng tốc độ hồi phục an toàn khi bị đứt dây chằng bên chày. Chương trình này sẽ bao gồm các bài tập và phương pháp điều trị có thể thực hiện tại nhà, giúp người bệnh sớm trở lại lối sống và sinh hoạt bình thường hay trở lại luyện tập, thi đấu đối với các vận động viên.

 Xử trí ban đầu

Các biện pháp can thiệp tại chỗ cần thiết trong 24 đến 48 giờ đầu tiên là:

  • Để đầu gối được nghỉ ngơi tuyệt đối và tránh đi bộ hoặc bất kỳ hoạt động nào gây đau đớn. Bác sĩ có thể khuyên nên sử dụng nạng và nẹp đầu gối để giảm căng thẳng hơn nữa cho dây chằng trong gối khi cần phải di chuyển.

  • Chườm túi đá lên khu vực này trong 15 đến 20 phút sau mỗi hai giờ.

  • Quấn toàn bộ khớp gối bằng băng đàn hồi để ép nén, ổn định cấu trúc khớp.

Ngoài ra, các bác sĩ vật lý trị liệu cũng có thể sử dụng các phương pháp điều trị và công nghệ khác nhau để kiểm soát và giảm cơn đau, bao gồm nước đá, nhiệt, sử dụng sóng siêu âm, kích thích điện hay các liệu pháp thực hành, chẳng hạn như mát-xa.

✅ Cải thiện chức năng khớp

Cải thiện chuyển động: Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ chọn các hoạt động và phương pháp điều trị để giúp khôi phục chuyển động bình thường ở đầu gối và chân. Quá trình này có thể bắt đầu bằng những chuyển động thụ động nhẹ nhàng trên khớp chân và khớp gối. Sau đó, người bệnh sẽ tiến tới các bài tập tích cực và căng cơ tự thực hiện.

Cải thiện sức mạnh: Một số bài tập nhất định sẽ hỗ trợ chữa bệnh ở mỗi giai đoạn phục hồi. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập chính xác để phục hồi đều đặn sức mạnh và sự nhanh nhẹn của khớp gối. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chọn các thiết bị phù hợp và hướng dẫn người bệnh cách sử dụng một cách an toàn để mau chóng cải thiện sức mạnh đầu gối như vòng bít, dây đai cao su, thiết bị nâng tạ hay các thiết bị tập thể dục tim mạch quen thuộc, chẳng hạn như máy chạy bộ hoặc xe đạp cố định.

Cải thiện khả năng cân bằng: Lấy lại cảm giác thăng bằng là điều quan trọng sau chấn thương đầu gối có kèm đứt hay giãn dây chằng bên trong đầu gối. Lúc này, các chuyên gia vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn các bài tập để cải thiện kỹ năng giữ thăng bằng bên cạnh mục tiêu tăng cường sức cơ.

✅ Ngăn ngừa chấn thương tái diễn

Bác sĩ vật lý trị liệu có thể đề xuất một chương trình tập thể dục tại nhà để người bệnh tự tiếp tục.

Đây là các bài tập giúp tăng cường và kéo căng các cơ xung quanh đầu gối, cẳng chân và cơ đùi để ngăn ngừa chấn thương lặp lại trong tương lai.

 Xem xét phẫu thuật

Trường hợp chấn thương dây chằng bên chày đơn thuần hiếm khi cần đến phẫu thuật đứt dây chằng đầu gối nếu không phải rách phức tạp hay gây di lệch cấu trúc khớp gối nghiêm trọng.

Xem thêm: Rách sụn chêm khớp gối - Điều trị và chăm sóc thế nào?

Trong thời gian hậu phẫu, các bác sĩ vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn người bệnh tham gia chương trình phục hồi trong vài tuần như đã mô tả. Các bài tập này sẽ giúp giảm thiểu cơn đau sau chấn thương đầu gối, mau chóng lấy lại chuyển động và sức mạnh, trở lại các hoạt động bình thường một cách an toàn và sớm nhất có thể.

Để biết chi tiết việc điều trị và chăm sóc Tổn thương DÂY CHẰNG BÊN CHÀY như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.
 

6. Có thể phòng ngừa tổn thương xương chày không?

Để giúp ngăn ngừa xảy ra hay tái phát chấn thương dây chằng bên chày, bác sĩ vật lý trị liệu có thể khuyến cáo các điều cần lưu ý như sau khi chơi thể thao:

  • Tránh để hai đầu gối chụm vào nhau khi nhảy, chạy hoặc xoay người nhanh.

  • Thực hành các bài tập linh hoạt cũng như các bài tập thăng bằng và nhanh nhẹn.

  • Luôn luôn khởi động trước khi bắt đầu một môn thể thao hoặc hoạt động thể chất nặng.

  • Thực hiện theo một chương trình củng cố sức mạnh và tính linh hoạt nhất quán để duy trì thể chất tốt, ngay cả ngoài mùa giải của một môn thể thao.

  • Mang giày thể thao chất lượng tốt và vừa vặn, phù hợp với dáng bàn chân và môn thể thao đang tập luyện.

Tóm lại, chấn thương dây chằng bên chày là tình trạng căng, rách một phần hoặc rách hoàn toàn dây chằng ở mặt trong của đầu gối. Lực tác động trực tiếp hoặc xoay ngoài xương chày là những nguyên nhân gây ra đứt hay giãn dây chằng bên chày. Có một số phương pháp phục hồi chức năng sau đứt dây chằng bên chày, mặc dù vậy, nghỉ ngơi vẫn là điều quan trọng nhất để dây chằng bên chày có thời gian để lành lặn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, can thiệp phẫu thuật là cần thiết đối với đứt dây chằng để lấy lại chức năng khớp gối.


❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm