3 KHÔNG khi sử dụng KHOAI LANG
Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Đặc biệt là các loại khoai có màu cam và tím giàu chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do - những phân tử có thể gây viêm liên quan tới các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim và lão hóa. Tuy nhiên, vẫn có những tác hại của khoai lang mà không phải ai cũng biết. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu 3 KHÔNG khi sử dụng KHOAI LANG
1. Ăn khoai lang có tác dụng gì?
Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời. 200g khoai lang nướng còn vỏ chứa 180 calo, 41g carb, 4g protein, 0,3g chất béo, 6,6g chất xơ, vitamin A (200% nhu cầu hằng ngày), vitamin C (44%), mangan (43%), đồng (36%), vitamin B5 (35%), vitamin B6 (34%), kali (20%), vitamin B3 (19%).
Đặc biệt là các loại khoai có màu cam và tím giàu chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do - những phân tử có thể gây viêm liên quan tới các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim và lão hóa. Vì vậy, ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, chất xơ và chất chống oxy hóa trong khoai lang có thể có lợi cho sức khỏe đường ruột. Khoai lang chứa hai loại chất xơ: hòa tan và không hòa tan. Một số loại chất xơ hòa tan hấp thụ nước giúp tiêu hóa dễ dàng.
Xem thêm: CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH?
Chất xơ được vi khuẩn trong ruột lên men, tạo ra các hợp chất cung cấp năng lượng cho tế bào niêm mạc ruột. Chế độ ăn giàu chất xơ (20-33g mỗi ngày) có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư ruột kết và đi vệ sinh đều đặn hơn.
Các chất chống oxy hóa trong khoai lang cũng mang lại lợi ích cho đường ruột. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ghi nhận chất chống oxy hóa trong khoai lang tím thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh như hội chứng ruột kích thích và tiêu chảy truyền nhiễm.
2. Những tác hại khi ăn khoai lang có thể bạn chưa biết?
Hiện nay, vẫn có không ít người thắc mắc về tác hại của khoai lang. Dưới đây là một số tác hại phổ biến của khoai lang mà bạn không thể bỏ qua!
2.1. Ăn khoai lang không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Trong khoai lang có chứa một lượng chất axit oxalic dồi dào. Khi ăn quá nhiều khoai lang, chất axit oxalic không kịp để đào thải ra bên ngoài, gây quá tải chức năng thận. Lâu dần, hợp chất này sẽ tạo thành từng viên sỏi nhỏ, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, ăn không tiêu, mệt mỏi và chán ăn.
2.2. Ăn khoai lang có thể gây tiêu hóa kém
Tác hại của khoai lang tiếp theo là ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Khoai có chứa mannitol, là một loại carbohydrate có thể gây ra chứng khó chịu ở dạ dày nếu tiêu thụ quá nhiều. Nhiều người ăn khoai lang cũng đã khẳng định rằng ăn quá nhiều khoai khiến họ bị đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy.
2.3. Ăn khoai lang có thể làm tăng lượng đường huyết
So với khoai tây, lượng đường có trong khoai lang đã nhỏ hơn đáng kể. Vì vậy, ăn khoai lang thường xuyên có thể cải thiện độ nhạy của insulin. Từ đó, giúp người bệnh duy trì được lượng đường huyết ở mức bình thường. Tuy nhiên, ăn khoai lang quá nhiều vẫn tiềm tàng nguy cơ làm tăng đột biến lượng đường trong máu.
Xem thêm: Bật mí những loại THỰC PHẨM giúp GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT hiệu quả
2.4. Khoai lang có thể gây ra các vấn đề về tim
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều chất kali nhất, có thể giúp bạn giảm thiểu các căn bệnh nguy hiểm về tim mạch. Tuy nhiên, việc dư thừa kali lại kéo theo những tác dụng phụ khôn lường như: Tăng kali máu, nhiễm độc kali, tức ngực, đau tim.
Xem thêm: TCSKIN Dầu Cá OMEGA 3 - Hỗ trợ chức năng tim mạch
2.5. Ăn khoai lang có thể gây ngộ độc vitamin A
Ngộ độc vitamin A là một trong những tình trạng phổ biến khi ăn quá nhiều khoai lang. Một số dấu hiệu đặc trưng của ngộ độc vitamin A là đau đầu và phát ban. Tiêu thụ quá nhiều vitamin A cũng là nguyên nhân trực tiếp gây khô tóc, rụng tóc, rụng lông mày, môi nứt nẻ và da thô ráp. Với những người có chức năng gan kém, cơ thể tích tụ quá nhiều vitamin A còn gây ra những tổn thương gan nặng nề.
Xem thêm: Tác dụng củ VITAMIN A đối với SỨC KHỎE và LÀN DA của bạn
3. Ăn bao nhiêu khoai lang là đủ?
Có thể thấy các tác hại của khoai lang kể trên đều đến từ việc tiêu thụ quá nhiều khoai lang. Không thể phủ nhận rằng khoai lang có vô vàn tác dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, đừng vì thế mà bạn ăn quá nhiều khoai lang. Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, ăn 1 - 2 củ khoai lang mỗi ngày là đủ, tương đương với 300g vào các bữa sáng và trưa.
Tiêu thụ khoai lang một cách chừng mực giúp bạn tránh được những tác hại của khoai lang, đồng thời cải thiện sức khỏe và bổ sung cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu có trong loại củ này.
4. 3 KHÔNG khi sử dụng KHOAI LANG
4.1. Không ăn sống hoặc ăn khoai lang đã mọc mầm
Sau khi khoai lang nấu chín, enzyme khí hóa trong tinh bột sẽ bị phá hủy nên bạn sẽ không bị đầy bụng, nấc, buồn nôn khi ăn. Thứ hai, khoai được làm nóng giúp chất xơ hòa tan dễ tiêu hóa hơn, tăng vị ngọt của khoai lang.
Bên cạnh đó, khoai lang mọc mầm là những củ khoai đã được thu hoạch quá lâu hoặc không được bảo quản đúng cách khiến mầm cây mọc lên từ củ. Mầm khoai lang chứa các loại độc tố vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ tim mạch và thần kinh. Người già hay trẻ nhỏ ăn quá nhiều khoai lang mọc mầm còn có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như: Buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt,...
4.2. Không ăn riêng khoai lang
Khoai lang có hàm lượng protein thấp, nếu dùng làm thực phẩm chính thì cơ thể sẽ thiếu hụt protein. Bởi vậy, bạn nên ăn khoai kết hợp với nhiều thực phẩm khác, tránh cả bữa chỉ ăn khoai.
Nhiều người khi giảm cân chỉ ăn mỗi khoai lang. Đây là sai lầm phổ biến đối với nhiều người muốn duy trì chế độ ăn giảm cân. Khoai lang giàu chất xơ khá tốt cho hệ tiêu hóa, lại giàu các chất dinh dưỡng như beta-carotene, vitamin A, C, D,… nên rất tốt cho người ăn kiêng. Tuy nhiên, việc ăn khoai lang thay cơm sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vi khoáng và các chất dinh dưỡng của cơ thể.
4.3. Không ăn khoai lang khi bụng đang đói
Khoai lang có hàm lượng đường rất cao. Ăn khoai lang khi đói sẽ làm tăng tiết dịch vị trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, sau khi ăn xong, nhiều người thường cảm thấy đầy bụng, nóng ruột, ợ chua mà cảm giác đói vẫn không được xua tan. Ăn khoai khi bụng đói có thể dễ dàng sản sinh ra axit dạ dày và làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày thực quản
Ngoài ra cần lưu ý hạn chế ăn khoai lang vào buổi tối. Vì khoai lang làm tăng tiết dịch vị tiêu hóa, khiến bạn đầy bụng, ợ hơi. Trong khi đó, vào buổi tối, quá trình trao đổi chất của cơ thể giảm đi, lượng tinh bột và chất kiềm trong khoai lang sẽ không thể tiêu hóa hết trong thời gian này. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn khoai lang trước 8 giờ tối.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!