Lời khuyên của bác sỹ

3 Lưu ý khi RỬA MẶT để LÀN DA luôn sạch đẹp

Rửa mặt là bước quan trọng giúp làm sạch bụi bẩn và lớp trang điểm trên da giúp da thông thoáng, tăng hiệu quả cho các bươc dưỡng da tiếp theo. Tuy nhiên, nếu không rửa mặt đúng cách có thể gây ra những vấn đề về da khác, vì vậy để làn da luôn sạch đẹp hãy ghi nhớ 3 lưu ý khi rửa mặt.

Ai cũng biết, một làn da đẹp trước tiên phải là một làn da sạch và khỏe mạnh. Thế nhưng, không ít người rơi vào trường hợp dở khóc dở cười khi mà chăm sóc mãi da vẫn không hề đẹp lên hoặc thậm chí gặp phải các vấn đề như: mụn, dị ứng và lão hóa da… Đôi khi, tất cả nguyên nhân chỉ nằm ở việc làm sạch da không đúng cách. 

1. Những sai lầm nào khi rửa mặt khiến da xấu đi?

Không rửa tay trước khi làm sạch da

Bạn thường chạm vào nhiều đồ vật trong suốt cả ngày dài, và bụi bẩn, vi khuẩn vì vậy cũng sẽ tích tụ trên tay. Nếu chưa làm sạch tay trước khi rửa mặt, bạn có thể vô tình tạo "cầu nối" cho những chất bẩn tiếp xúc với làn da. Để rửa mặt đúng cách thì trước tiên, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ. Có như vậy, bước làm sạch mới đem lại hiệu quả tốt, giúp làn da khỏe đẹp hơn.

✅ Không tẩy trang trước khi rửa mặt

Chỉ dùng sữa rửa mặt sẽ không đủ để loại bỏ cặn bẩn tích tụ trong da. Bởi lẽ ngoài bụi bẩn, mồ hôi, chất ô nhiễm thì sau một ngày dài, làn da còn tồn đọng tàn dư nền dầu từ các sản phẩm makeup, kem chống nắng. Vậy nên, bạn sẽ cần dùng thêm sản phẩm tẩy trang để "hòa tan" và loại bỏ dầu thừa, giúp lỗ chân lông được thông thoáng.

✅ Dùng sai loại sữa rửa mặt

Chọn sai sữa rửa mặt cũng là nguyên nhân khiến da bạn xấu đi. Sữa rửa mặt quá khắc nghiệt có thể "bòn rút" độ ẩm của làn da, hoặc bào mòn hàng rào bảo vệ tự nhiên, khiến da bị tổn thương và thêm nhạy cảm. Bạn nên tránh loại sữa rửa mặt chứa sulfate, bởi thành phần tẩy rửa mạnh này cũng là nguyên nhân gây kích ứng. Lựa chọn lý tưởng là sữa rửa mặt dịu nhẹ, làm sạch tốt nhưng vẫn để lại cảm giác mềm mại cho làn da sau khi dùng.

✅ Dùng nước nóng để rửa mặt

Dùng nước nóng để rửa mặt là sai lầm phổ biến trong mùa đông. Nhiệt độ nước quá cao sẽ gây ra tình trạng da mẩn đỏ, nổi mao mạch. Bên cạnh đó, nước nóng cũng là nguyên nhân làm mất cân bằng dầu tự nhiên, khiến da bị khô và tiết thêm nhiều bã nhờn. Muốn cải thiện sức khỏe của làn da, bạn cần từ bỏ thói quen dùng nước nóng. Thay vào đó, các nàng chỉ nên dùng nước ấm để làm sạch hiệu quả, và tạo cảm giác dễ chịu cho da.

Xem thêm: Lưu ý những loại quả mùa hè cho làn da căng mọng, tràn sức sống

✅ Chà xát khi lau mặt

Dùng khăn lau mặt là thao tác mà chị em thường thực hiện sau khi làm sạch da. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi lau mặt bằng khăn. Nếu chà xát mạnh tay, làn da có thể bị kích ứng, tổn thương, thậm chí theo thời gian, sai lầm này còn khiến da mặt dễ xuất hiện nếp nhăn. Bạn chỉ nên thấm nhẹ và lưu ý dùng khăn sạch sẽ, để tránh "rước thêm" vi khuẩn cho làn da.

✅ Không cấp ẩm ngay sau khi làm sạch

Đừng đợi làn da khô hẳn thì mới bôi các sản phẩm skincare. Sau khi dùng khăn mềm thấm bớt nước, làn da của bạn vẫn còn ẩm. Tranh thủ lúc này, bạn nên bôi serum hoặc kem dưỡng (tùy theo quy trình skincare đang áp dụng). Đây là mẹo giúp cung cấp độ ẩm kịp thời cho làn da, đồng thời tạo điều kiện để da bạn thẩm thấu hiệu quả dưỡng chất từ các sản phẩm skincare.

2. 3 Lưu ý khi RỬA MẶT để LÀN DA luôn sạch đẹp

✅ Đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi rửa mặt

Hãy đảm bảo rằng tay bạn được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc lên mặt bởi hằng ngày tay chúng ta cầm nằm và tiếp xúc với rất nhiều thứ nên sẽ xuất hiện rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn bám trên tay. Nếu đưa lên mặt vô tình sẽ khiên vi khuẩn, bụi bẩn lây lan trên mặt.

Và tương tự, nếu bạn rửa mặt bằng dụng cụ như máy rửa mặt, miếng rửa mặt hãy vệ sinh dụng cụ của mình thường xuyên và đảm bảo nó sạch sẽ nhé!

✅ Đảm bảo đủ thời gian rửa mặt

Thời gian phù hợp nhất để massage da mặt là trong khoảng 60s. Nếu quá nhanh thì không sạch sâu, mà quá lâu thì lại gây hại. Tuy nhiên, thời gian massage tại mỗi vùng lại khác nhau:

  • Vùng chữ T (bao gồm trán, mũi và cánh mũi) và phần dưới môi là nơi khá khuất, tập trung rất nhiều bụi bẩn, bã nhờn khó làm sạch vì thế chúng ta cần chú ý đến phần này. Thời gian massage ở vùng da này cần lâu hơn các vùng khác

  • Vùng má da khá nhạy cảm do bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp nên bạn không nên massage vùng này quá lâu. Rất dễ gây đỏ, rát.

Xem thêm: Tác dụng củ VITAMIN A đối với SỨC KHỎE và LÀN DA của bạn

✅ Làm khô da sau khi rửa mặt

Bạn không nên để da khô tự nhiên vì như thế sẽ gây hút ẩm ngược và khiến cho da khô.

Tốt nhất bạn nên nhẹ nhàng lau khô mặt bằng khăn dùng một lần hoặc bông tẩy trang thay vì khăn lau mặt bởi khăn lau mặt dùng đi dùng lại nhiều lần và được để trong môi trường nhà tắm có thể vô tình đưa vi khuẩn lên da mặt.

3. Gợi ý cách làm da mặt sạch hoàn toàn với 4 bước sau

✅ Tẩy trang

Tẩy trang là bước làm sạch da cơ bản và cần thực hiện đầu tiên trước bước dùng sữa rửa mặt, tẩy da chết hay Toner. Kể cả da trang điểm hay chỉ dùng kem chống nắng, chị em cũng đừng quên tẩy trang để loại bỏ tối đa các mỹ phẩm, dầu nhờn, bụi bẩn tích tụ trên da.

Bước tẩy trang này sẽ giúp làn da được thông thoáng, làm sạch và tránh được các vấn đề về mụn. Bạn có thể lựa chọn tẩy trang bằng các mỹ phẩm chuyên dụng hoặc dùng nguyên liệu thiên nhiên. Tẩy trang hiện nay trên thị trường có nhiều loại như dầu tẩy trang, nước tẩy trang và tẩy trang dạng sáp.

Tẩy trang có thể dùng nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, gel nha đam hay sữa chua. Với mật ong, lấy một lượng vừa đủ thoa trên mặt, dùng tay massage nhẹ nhàng rồi rửa sạch mặt lại với nước. Với gel nha đam, bạn thực hiện tương tự nhưng lưu ý lấy phần gel bên trong, không dính nhựa.

Xem thêm: Những BỆNH LÝ thường gặp đối với người bị DA KHÔ

✅ Sữa rửa mặt

Sau khi hoàn thành bước tẩy trang, cần rửa mặt trong bước làm sạch tiếp theo với sữa rửa mặt phù hợp với làn da. Những phân tử trong sữa rửa mặt sẽ làm sạch sâu bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông mà tẩy trang không thể làm sạch.

Bước này thực hiện khá đơn giản, bạn làm ẩm da mặt với nước, dùng lượng kem vừa phải để tạo bọt trong lòng bàn tay, sau đó massage trên da theo hình xoắn ốc.

✅ Tẩy tế bào da chết

Bước làm sạch này sẽ giúp loại bỏ da chết, giúp da thông thoáng, ngăn ngừa hình thành mụn và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Theo chuyên gia da liễu, mỗi người nên tạo thói quen tẩy da chết 1 - 2 lần mỗi tuần với sản phẩm chuyên dụng hoặc các phương pháp thiên nhiên phù hợp.

Sản phẩm tẩy da chết trên thị trường khá nhiều loại, gồm 2 dạng chủ yếu là tẩy da chết vật lý (chứa các hạt siêu nhỏ) và tẩy da chết hóa học (chứa chất hóa học có tác dụng tẩy da chết). Cách tẩy tế bào chết cho da mặt với mỗi sản phẩm này là khác nhau, nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của thương hiệu sản xuất.

Ngoài ra, có thể áp dụng cách tẩy tế bào chết da mặt từ nguyên liệu thiên nhiên như muối biển, dâu tây và mật ong, dầu ô liu,… Dầu ô liu với muối biển là cách tẩy tế bào chết trên da mặt kết hợp làm sạch rất tốt, phù hợp với làn da mụn hoặc nhiều dầu. Những bạn da mặt đang bị kích ứng, nhiễm hóa chất hoặc tình trạng mụn viêm, mụn mủ nặng thì không nên tẩy da chết, nếu cần thì lựa chọn sản phẩm dạng bôi.

✅ Toner để làm sạch da cuối cùng

Bước cuối cùng để làm sạch da hoàn toàn và đúng cách chính là sử dụng Toner, hay còn gọi là nước hoa hồng. Dung dịch này chứa nhiều dưỡng chất giúp làm sạch da, cân bằng độ pH và cấp ẩm cho da kịp thời sau những bước làm sạch sâu trước đó. Vì thế không nên bỏ qua bước này nếu muốn sở hữu làn da trắng sạch, khỏe mạnh.

Cách sử dụng Toner như sau, đổ một lượng sản phẩm vừa phải lên tay hoặc bông tẩy trang, thấm đều trên da mặt. Có thể dùng tay vỗ nhẹ để dưỡng chất thấm vào trong da tốt hơn.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm