5 Triệu chứng thường gặp khi bị LOÃNG XƯƠNG và cách phòng ngừa
Bạn có biết, bệnh loãng xương ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Phát hiện sớm tình trạng bệnh giúp bạn tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm và quá trình điều trị sẽ hiệu quả hơn. Vậy 5 triệu chứng thường gặp bị LOÃNG XƯƠNG và cách phòng ngừa thế nào chúng ta hày cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này
1. Bệnh loãng xương là gì?
Tình trạng mật độ các chất trong xương giảm dần gây mỏng xương khiến chúng trở nên giòn hơn, xốp hơn và dễ tổn thương khi có tác động lực từ bên ngoài được gọi là loãng xương. Phần lớn vấn đề này thường xảy ra với những người cao tuổi, loãng xương khiến xương khớp họ dễ dàng nứt, gãy và gặp nhiều khó khăn trong việc phục hồi. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần sự can thiệp của biện pháp phẫu thuật, gây tốn kém cao.
Xem thêm: 5 nguyên nhân khiến người trẻ dễ mắc bệnh loãng xương thời nay
Thông thường, xương đùi, xương cổ tay, xương cột sống sẽ có tỉ lệ loãng xương nhanh chóng hơn so với các bộ phận khác. Lý giải nguyên nhân về tình trạng loãng xương thường gặp ở người cao tuổi, các chuyên gia cho rằng ở giai đoạn đó, quá trình chuyển hóa xương bắt đầu gặp nhiều tác nhân tiêu cực gây rối loạn và dẫn đến suy yếu.
Những đối tượng khi đối diện với tình trạng loãng xương thường có cảm giác đau nhức, dễ tổn thương, gãy nứt khi té ngã, thậm chí là vấp rất nhẹ. Đồng thời, một số người còn có hiện tượng còng lưng, đau lưng, cân nặng suy giảm, không thể thẳng người khi đi, đứng,...
2. 5 Triệu chứng thường gặp khi bị LOÃNG XƯƠNG
Bệnh loãng xương tiến triển âm thầm, ở giai đoạn nhẹ gần như không có biểu hiện rõ ràng. Thời gian này, người bệnh thường phải đi thăm khám định kỳ thì mới phát hiện ra bệnh. Khi bệnh bắt đầu tiến triển nặng hơn, bạn có thể quan sát bằng các biểu hiện cụ thể như:
-
Hình thành những cơn đau nhức xương khớp dữ dội, đặc biệt là đau lưng mức độ cấp tính và mãn tính.
-
Cột sống bệnh nhân có thể bị biến dạng với những biểu hiện như: cột sống bị vẹo, gù, các đốt sống có thể bị gãy gây giảm chiều cao.
-
Loãng xương gây ảnh hưởng trực tiếp đến lồng ngực và các thân đốt sống, nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp có thể khiến bệnh nhân có triệu chứng đau ngực, khó thở,...
-
Một trong những triệu chứng nghiêm trọng của loãng xương đó là tình trạng gãy xương khi gặp các chấn thương nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương. Triệu chứng này thường phổ biến tại đầu dưới của xương quay, cổ xương đùi, đốt sống,...
-
Những vùng xương chịu áp lực lớn của cơ thể thường sẽ có biểu hiện đau nhức rõ ràng hơn. Các cơn đau thường dai dẳng, kéo dài, lặp đi lặp lại và không có dấu hiệu thuyên giảm. Đồng thời đau dữ dội hơn khi hoạt động, mang vác các vật nặng.
-
Ngoài ra, triệu chứng loãng xương còn biểu hiện kèm các biểu hiện như giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, cao huyết áp, khó khăn trong thực hiện các tư thế như cúi, gập người,...
Mỗi cá nhân khi phát hiện những triệu chứng loãng xương nêu trên cần sớm tìm hiểu và tiến hành lựa chọn cơ sở thăm khám chất lượng, chuyên nghiệp để được kiểm tra và đưa ra giải pháp phù hợp.
3. Nguyên nhân nào gây loãng xương?
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến loãng xương, ngoài ra còn có các yếu tố tác động sau:
-
Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu dưỡng chất, đặc biệt là các chất có lợi cho xương khớp như: Canxi, Vitamin D, Omega-3,... hoặc gặp phải triệu chứng rối loạn ăn uống.
-
Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều gây suy giảm nồng độ Estrogen thường có nguy cơ cao đối diện với bệnh loãng xương. trong khi đó, nồng độ Testosterone thấp là nguyên nhân gây loãng xương ở nam giới.
-
Tác dụng phụ của thuốc do sử dụng thuốc Corticosteroid, Heparin trong thời gian dài, không theo sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
-
Không có thói quen rèn luyện thể dục thể thao, mức độ hoạt động thấp, ngồi nhiều có thể dẫn đến xương khớp suy yếu.
-
Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc là được xem là tác nhân gây hại, đẩy nhanh và suy yếu hệ thống xương khớp.
-
Đối tượng thường xuyên lao động vất vả, khuân vác các vật nặng sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp so với người bình thường.
-
Trong giai đoạn hình thành và phát triển hệ thống xương khớp không cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết cũng là nguyên nhân dẫn đến lão hóa, suy giảm xương khớp nhanh chóng khi về già.
Xem thêm: Tăng nguy cơ bị LOÃNG XƯƠNG do sử dụng QUÁ NHIỀU RƯỢU BIA
4. Biện pháp nào phòng ngừa loãng xương?
Để ngăn chặn và làm chậm quá trình suy giảm mật độ xương khớp, bên cạnh xác định được nguyên nhân gây bệnh để khắc phục, mỗi cá nhân cần lưu ý:
-
Cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống. (Gợi ý 8 loại THỰC PHẨM tốt cho hệ XƯƠNG KHỚP của bạn)
-
Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành sử dụng các dạng viên uống bổ sung dưỡng chất có lợi cho xương khớp.
-
Thường xuyên tiến hành đo loãng xương để kiểm tra và sớm phát hiện ra dấu hiệu loãng xương.
-
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương nên thực hiện tái khám định kỳ để được theo dõi, khắc phục.
-
Tuân thủ các chỉ định của y bác sĩ, không tự ý kê đơn và sử dụng thuốc Tây y, Đông y cũng như các biện pháp dân gian.
-
Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao mức chịu tải trọng của cơ thể, tăng cường sức mạnh tại các cơ.
-
Tránh để té ngã hay các tác động lực lớn lên xương khớp dẫn đến nứt gãy xương.
Xem thêm: Tác dụng của ánh nắng mặt trời đối với hệ xương khớp của bạn
Theo thời gian, sự lão hóa của hệ thống xương khớp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mỗi cá nhân cần có biện pháp phù hợp về chế độ ăn uống, sinh hoạt để làm chậm quá trình này. Đồng thời, khi phát hiện những triệu chứng loãng xương, cần sớm gặp bác sĩ có chuyên môn để được kiểm tra, tư vấn khắc phục.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!