Lời khuyên của bác sỹ

Không phải cứ uống nước là tốt cho sức khoẻ nếu mắc phải những SAI LẦM dưới đây

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống, có vai trò hoà tan các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể, giúp điều hòa nhiệt độ, chất bôi trơn cho các chuyển động của các bộ phận khác,... Tuy nhiên, không phải cứ uống nước là tốt nếu mắc phải những sai lầm dưới đây:

1. Chức năng của nước trong cơ thể con người

1.1. Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

Tỷ lệ nước trong cơ thể người đóng vai trò rất quan trọng để duy trì thân nhiệt. Cơ thể sẽ mất nước qua mồ hôi khi hoạt động thể chất và trong môi trường nóng.

Mồ hôi giúp làm mát cơ thể nhưng thân nhiệt sẽ tăng lên nếu bạn không bổ sung đủ lượng nước đã mất. Khi bị mất nước, cơ thể cũng sẽ mất chất điện giải và huyết tương. Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, hãy đảm bảo uống nhiều nước để bù đủ chất lỏng.

1.2. Bài tiết chất thải

Cơ thể sử dụng nước để đổ mồ hôi, đi tiểu và đại tiện, cụ thể:

  • Mồ hôi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi bạn tập thể dục hoặc ở nhiệt độ nóng;
  • Bạn cần đủ nước trong cơ thể người để hình thành phân và tránh táo bón;
  • Thận đóng vai trò chính trong việc lọc chất thải thông qua tiểu tiện. Uống đủ nước sẽ giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời ngăn ngừa sỏi thận.

1.3. Tối đa hóa hiệu suất hoạt động thể chất

Tăng năng lượng, sức mạnh và sức bền

Uống nhiều nước trong khi hoạt động thể chất là điều cần thiết. Trung bình một vận động viên sẽ mất tới 6 -10% trọng lượng cơ thể thông qua mồ hôi trong khi vận động. Người tham gia tập luyện sức bền hoặc các môn thể thao cường độ cao, như bóng rổ, dễ bị mất nước hơn.

Bù đủ nước sẽ tác động đến sức mạnh và khả năng chịu đựng của bạn. Nếu tập thể dục dưới trời nóng mà không uống đủ nước sẽ dẫn đến các tình trạng y tế nghiêm trọng, như tụt huyết áp và tăng thân nhiệt. Mất quá nhiều nước còn có thể gây co giật và thậm chí là tử vong.

Kích hoạt quá trình trao đổi chất cũng là một tác dụng của nước trong cơ thể, ảnh hưởng tích cực đến mức năng lượng. Một nghiên cứu ở cả nam và nữ cho thấy uống 500ml nước giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30%, kéo dài trong hơn một giờ.

Xem thêm: Làm thế nào để tránh mất nước khi tập luyện thể thao?

✅ Bảo vệ các mô, tủy sống và khớp

Một vai trò của nước trong cơ thể nữa là giúp bôi trơn và nâng đỡ các khớp, tủy sống và mô cơ thể. Điều này giúp bạn thoải mái hoạt động thể chất và giảm bớt sự khó chịu do viêm khớp gây ra.

✅ Cải thiện lưu thông oxy máu

Nước trong cơ thể người mang chất dinh dưỡng và oxy đến cho toàn bộ cơ quan. Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày sẽ cải thiện lưu thông tuần hoàn và có tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể.

1.4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

✅ Tạo ra nước bọt

Ngoài một lượng nhỏ chất điện giải, chất nhầy và enzyme, thì nước trong cơ thể người là thành phần chính của nước bọt. Nước bọt rất cần thiết để phá vỡ thức ăn rắn và giữ cho khoang miệng khỏe mạnh.

Thông thường, cơ thể sẽ sản xuất nước bọt nhờ bổ sung chất lỏng thường xuyên. Tuy nhiên, khả năng sản xuất nước bọt có thể giảm do tuổi tác hoặc một số loại thuốc, phương pháp điều trị.

Nếu bạn thấy khô miệng hơn bình thường, dù tăng lượng nước uống cũng không có hiệu quả, hãy đến khám bác sĩ.

✅ Thúc đẩy tiêu hóa

Trái với một số quan niệm cũ, các chuyên gia xác nhận rằng uống nước trước, trong và sau bữa ăn sẽ giúp cơ thể phá vỡ thức ăn dễ dàng hơn. Điều này sẽ tăng cường khả tăng tiêu hóa và giúp cơ thể tận dụng tối đa dưỡng chất từ bữa ăn. Nghiên cứu cho thấy dạ dày sẽ thích nghi được với nhiều thành phần thức ăn, dù là rắn hay lỏng.

✅ Ngăn ngừa táo bón

Ăn nhiều chất xơ không phải là cách duy nhất để ngăn ngừa táo bón. Duy trì lượng nước trong cơ thể người cũng rất quan trọng để thúc đẩy nhu động ruột. Nếu không tiêu thụ đủ nước, magiê và chất xơ, bạn sẽ dễ bị táo bón hơn. Nếu đã bị táo bón, bổ sung các loại uống nước có ga và nước lọc bình thường có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

✅ Hấp thụ chất dinh dưỡng

Ngoài tác dụng phân hủy thực phẩm, tác dụng của nước trong cơ thể còn hòa tan vitamin và khoáng chất, cùng các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm. Sau đó, nước vận chuyển các dưỡng chất khắp nơi để cơ thể sử dụng.

1.5. Giúp chống lại bệnh tật

Tác dụng của nước trong cơ thể còn giúp ngăn ngừa một số tình trạng y tế, bao gồm:

  • Táo bón;
  • Sỏi thận;
  • Hen suyễn do vận động quá sức;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Tăng huyết áp.

Nước cũng giúp hấp thụ các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng từ thực phẩm, nhờ đó sẽ tăng chất lượng sống khỏe mạnh.

Vì chức năng và vai trò của nước trong cơ thể là rất quan trọng, nên mất nước - hậu quả của việc cơ thể không uống đủ nước, có thể rất nguy hiểm. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, như:

  • Sưng não;
  • Suy thận;
  • Co giật.

Do đó, bạn hãy đảm bảo uống đủ nước để bù cho lượng mất đi qua mồ hôi và đi tiêu tiểu.

1.6. Hỗ trợ chức năng não bộ

Uống đủ nước là chìa khóa để não hoạt động tốt. Nghiên cứu chỉ ra rằng không có đủ nước trong cơ thể người có thể tác động tiêu cực đến khả năng tập trung, sự tỉnh táo và trí nhớ ngắn hạn. Không uống đủ nước cũng làm ảnh hưởng đến tâm trạng, dẫn đến mệt mỏi, nhầm lẫn và lo lắng.

1.7. Công dụng làm đẹp

✅ Giữ cho làn da tươi sáng

Uống đủ nước sẽ giữ cho làn da của bạn ẩm mượt và có thể thúc đẩy sản xuất collagen. Tuy nhiên, chỉ cần uống nước là không đủ để giảm tác động của lão hóa. Quá trình lão hóa còn liên quan đến gen và thói quen chống nắng mỗi ngày.

✅ Giúp giảm cân

Các nghiên cứu ở phụ nữ thừa cân đã cho thấy mối liên hệ giữa chất béo và nước trong cơ thể người. Uống nhiều nước hơn, kết hợp với ăn kiêng và tập thể dục, có thể giúp bạn dễ giảm cân.

2. Không phải cứ uống nước là tốt cho sức khoẻ nếu mắc phải những SAI LẦM dưới đây

2.1. Thường xuyên uống nước lạnh

Thói quen sử dụng nước lạnh có thể làm giảm khả năng hoạt động của các tuyến tiết dịch gây khô, rát và đau họng. Ngoài ra, thói quen này còn khiến dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa gây đau dạ dày, tiêu chảy.

Nước lạnh là nước được để ở nhiệt độ thấp hay bỏ đá vào để làm hạ nhiệt độ nước. Chúng ta thường có thói quen uống nước lạnh nhiều vào những ngày nhiệt độ lên cao. Tuy nhiên điều đó lại vô tình trở thành một trong những nguyên nhân gây ra viêm họng hay bỏng lạnh cho một số cơ quan nếu nước quá lạnh hoặc cơ thể không kịp làm quen thích nghi.

Một số ý kiến chủ quan còn e ngại rằng nước lạnh khiến cho mạch máu thu hẹp lại vì nhiệt độ giảm lưu tốc cũng chậm dần. Điều đó được nhận định nhờ tính chất dãn nở vì nhiệt trong vật lý. Thực tế những điều như làm co mạch máu hoặc gây ra chứng khó tiêu lại không đến từ nước lạnh. Thực tế nước lạnh giúp điều hòa thân nhiệt cho bạn khi có cảm giác nóng. Còn trong trường hợp viêm họng hay bị cảm nước ấm sẽ làm loãng dịch chất nhầy trong cơ thể giúp bạn dễ chịu hơn.

2.2. Uống quá nhiều nước trong cùng một thời điểm

Việc này sẽ gây cản trở hệ tiêu hóa của bạn, khiến nhịp tim tăng nhanh, khó thở, toát mồ hôi lạnh hoặc cảm thấy buồn nôn và nôn.

Đồng thời, trong trường hợp nặng việc dung nạp quá nhiều nước vào cơ thể trong một thời điểm có thể gây hạ natri trong máu dẫn đến đau đầu, co giật, hôn mê.

2.3. Uống nước có ga, cồn thay cho nước lọc

Đây là thói quen gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì sử dụng nước có ga làm giảm nhu cầu uống nước của cơ thể, khiến cơ thể càng mất nước hơn.

Đồ uống có cồn không thể cung cấp nước bổ sung cho cơ thể. Nhiều người lầm tưởng rằng uống mọi thứ thì có thể giảm nước. Tuy nhiên tính chất của đồ uống chứa cồn lại là lợi tiểu khiến cho lượng nước trong cơ thể sụt giảm khi sử dụng thay vì bổ sung như uống nước. Đó là lý do bạn đi tiểu nhiều sau khi dùng đồ uống có cồn.

Không chỉ dừng ở đó, uống cà phê cũng sẽ làm cơ thể bị mất nước. Để hạn chế mất nước khiến cơ thể mệt mỏi bạn hãy uống thêm nước dù đã sử dụng cafe và đồ uống có cồn. Lượng nước bù lại sẽ giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể giúp tinh thần sảng khoái.

Xem thêm: Điểm danh 3 TÁC DỤNG tuyệt vời của NƯỚC ÉP DỨA đối với sức khỏe

2.4. Uống quá nhiều nước trong ngày

Lượng nước cần thiết bổ sung cho cơ thể phải được tính theo cân nặng, công việc cụ thể chứ không phải cứ càng uống nhiều càng tốt. Uống quá nhiều nước có thể gây hạ natri máu, hay còn gọi là "nhiễm độc nước".

Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ trở thành gánh nặng cho thận, gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc hôn mê.

2.5. Uống nước quá nhanh

Khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh, cơ thể bị mất nước, lúc này để giải tỏa cơn khát mọi người thường uống nước nhanh và nhiều. Uống nước ào ạt một lúc có thể sẽ cản trở tiêu hóa khiến tim đập loạn, buồn nôn, nôn, chuột rút... Uống nước nhanh cũng khiến các tạp chất trong thận và bàng quang tích tụ bên dưới, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Ngoài ra, nhiều người có thói quen chỉ uống nước vào một thời gian nhất định, như ban ngày, còn buổi tối lại hạn chế uống vì ngại chứng tiểu đêm.

Đây là những thói quen không đúng. Khi uống nước nên uống nước từng ngụm nhỏ và chia ra nhiều lần giúp chức năng tiêu hóa tối ưu, qua đó cải thiện sự trao đổi chất. Bác sĩ khuyến cáo không nên uống quá 900ml nước/giờ.

Xem thêm: Những LƯU Ý quan trọng khi UỐNG NƯỚC sau luyện thể thao

3. Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Quan tâm đến lượng nước uống mỗi ngày là rất quan trọng để có sức khỏe tối ưu. Hầu hết mọi người chỉ uống nước khi thấy khát, nhưng nhu cầu lượng nước thật sự (từ tất cả các loại đồ uống và thực phẩm) phải nạp vào là:

  • Khoảng 15,5 cốc nước (3,7 lít) mỗi ngày ở nam giới;
  • Khoảng 11,5 ly (2,7 lít) mỗi ngày ở phụ nữ.

Mọi người nhận được khoảng 20% lượng chất lỏng hàng ngày từ thực phẩm, phần còn lại là từ các loại đồ uống. Vì vậy, lý tưởng nhất là đàn ông cần tiêu thụ khoảng 100 ounce (3.0 lít) nước và phụ nữ khoảng 73 ounce (2,12 lít) nước từ đồ uống. Bạn sẽ phải tăng lượng nước uống nếu tập thể dục hoặc sống ở khu vực nóng để tránh mất nước.

Những cách khác để đánh giá tỷ lệ nước trong cơ thể người có đủ hay không bao gồm:

  • Cảm giác khát: Cho thấy cơ thể không được cung cấp đủ nước;
  • Nước tiểu sẫm màu: Biểu thị mất nước;
  • Nước tiểu nhạt hoặc không màu: Thường cho thấy tỷ lệ nước trong cơ thể người thích hợp.

Vai trò của nước trong cơ thể là rất quan trọng đối với hầu hết chức năng của các cơ quan, bộ phận. Uống đủ lượng nước khuyến cáo hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì hoạt động bình thường, thậm chí còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Nên mang theo một chai nước khi đi bất cứ nơi đâu. Đặt mục tiêu uống nước mỗi ngày, đạt được một nửa lượng nước cần thiết vào giữa trưa và luôn hoàn thành mục tiêu uống nước vào khoảng một giờ trước khi ngủ.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm