Lời khuyên của bác sỹ

Điểm danh 3 TÁC DỤNG tuyệt vời của NƯỚC ÉP DỨA đối với sức khỏe

Nước ép dứa là một loại đồ uống nhiệt đới phổ biến. Được chế biến từ quả cây dứa, có nguồn gốc từ các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines. Nhiều nền văn hóa sử dụng quả dứa và nước ép của nó như một phương thuốc dân gian để điều trị hoặc ngăn ngừa các bệnh khác nhau. Vậy nước ép dứa có tác dụng gì nhỉ, ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Quả dứa chứa hàm lượng dinh dưỡng như thế nào?

Trái dứa hay trái thơm là trái cây nhiệt đới không chỉ được người Việt sử dụng trong các món ăn mà nước ép từ dứa cũng là loại nước giải khát được yêu thích với vị chua ngọt tự nhiên. Trong 1 ly nước ép dứa 240 ml chứa 132 calo với hàm lượng chất béo, chất xơ dưới 1g và lượng đường là 25g.

Nước ép dứa cung cấp một lượng tập trung của các chất dinh dưỡng khác nhau. Một khẩu phần 240ml có chứa khoảng:

  • Calo: 132
  • Đạm: < 1 gram
  • Chất béo: < 1 gram
  • Tinh bột: 33 grams
  • Đường: 25 grams
  • Chất xơ: < 1 gram
  • Mangan: 55% giá trị dinh dưỡng hằng ngày (DV)
  • Đồng: 19% DV
  • Vitamin B6: 15% DV
  • Vitamin C: 14% DV
  • Thiamine: 12% DV
  • Folate: 11% DV
  • Potassium: 7% DV
  • Ma giê: 7% DV

Nước ép dứa đặc biệt giàu mangan, đồng, vitamin B6 và C. Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương, bảo vệ hệ miễn dịch, tăng cường chữa lành vết thương, sản xuất năng lượng và tổng hợp mô. Loại thực phẩm này cũng có chứa một lượng sắt, canxi, phốt pho, kẽm, cholinevitamin K, cùng các vitamin B khác nhau.

Xem thêm: 5 Tác dụng tuyệt vời của DƯA LEO đối với sức khỏe của bạn

2. Điểm danh 3 TÁC DỤNG tuyệt vời của NƯỚC ÉP DỨA đối với sức khỏe

Cơ thể chúng ta luôn cần đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất để cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh và nước ép dứa là nguồn cung cấp tự nhiên tốt cho cơ thể.

Nước ép dứa tăng khả năng kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch

Nước ép dứa có thể giúp giảm viêm, nguyên nhân gốc rễ của nhiều bệnh mãn tình. Tác dụng kháng viêm của từ nước dứa phần lớn đến từ Bromelain. Một số nghiên cứu cho thấy hợp chất này có hiệu quả như các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) nhưng lại có ít tác dụng phụ hơn.

Ở châu Âu, Bromelain được cấp giấy phép sử dụng để giảm viêm do chấn thương hoặc phẫu thuật, cũng như điều trị vết thương hậu phẫu thuật hoặc các vết bỏng sâu. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ Bromelain trước khi phẫu thuật có khả năng giảm viêm và giảm đau. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng Bromelain có thể giúp giảm đau và viêm do chấn thương thể thao, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp đầu gối.

Xem thêm: Viêm khớp: 5 DẤU HIỆU đơn giản giúp bạn nhận biết bệnh VIÊM KHỚP

Mặc dù trong nước ép dứa có chứa Bromelain, nhưng chưa có nghiên cứ nào chứng minh cụ thể sự liên hệ trực tiếp giữa nước ép dứa và những tác dụng này của chúng. Do đó, không có kết luận nào cho thấy rằng liệu lượng Bromelain hấp thụ thông qua việc uống một lượng nhỏ nước ép dứa có mang lại lợi ích chống viêm giống như những kết quả thấy được khi nghiên cứu về tác dụng của Bromelain hay không.

Nước dứa ép có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch một cách mạnh mẽ. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy rằng Bromelain, hỗn hợp enzyme tự nhiên có trong nước ép dứa, có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch.

Giống như tác dụng kháng viêm, Bromelain giúp đẩy mạnh quá trình phục hồi từ các bệnh nhiễm trùng, như viêm phổi, viêm xoang và viêm phế quản, đặc biệt là khi sử dụng kết hợp với kháng sinh.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều đã có từ lâu và chưa có nghiên cứu mới nào về tác dụng tăng cường miễn dịch của nước ép dứa ở người. Do đó, Y tế cần nhiều nghiên cứu hơn để cho ra xác nhận chính xác hơn về những lợi ích này.

Xem thêm: Qủa lựu - Kho tàng dinh dưỡng và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn

✅ Nước ép dứa hỗ trợ tiêu hóa

Các enzyme trong nước ép dứa có chức năng như Protease. Protease có tác dụng phân giải đạm thành các tiểu đơn vị nhỏ hơn, chẳng hạn như axit amin và peptide, từ đó có thể dễ dàng hấp thụ trong ruột. Nhóm enzyme Bromelain trong nước dứa, đặc biệt có khả năng giúp cải thiện tiêu hóa ở một số người người mắc bệnh suy tụy, từ đó tuyến tụy không thể tạo ra đủ các enzyme tiêu hóa.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng enzyme bromelain cũng có thể giúp bảo vệ ruột khỏi các vi khuẩn gây hại gây ra tiêu chảy, chẳng hạn như E. coli và V. cholera.

Tương tự với những tác dụng khác được liệt kê ở trên, hầu hết các nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của Bromelain, thay vì nước ép dứa. Do đó, cần những nghiên cứu mới để phát triển để bổ sung cho những chứng minh này.

✅ Nước ép dứa giúp cải thiện hệ tim mạch

Chất bromelain tự nhiên có trong nước ép dứa cũng được cho rằng có khả năng hỗ trợ tim mạch. Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy rằng bromelain có thể giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông, và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh tim như đau thắt ngực và các cơn thiếu máu não.

✅ Ngoài ra nước ép dữa còn có một số tác dụng như:

  • Chống loãng xương: Ngoài khả năng kháng viêm, giảm đau đối với những người viêm khớp mà nước ép dứa cũng giúp chống loãng xương hiệu quả. Bởi vì thành phần giàu Vitamin C cùng khoáng chất magie, canxi, kẽm,... giúp làm chậm quá trình thoái hóa xương cũng như bảo vệ tế bào xương khỏe mạnh. Kết hợp dứa khoảng 100g hoặc nước ép dứa khoảng 200ml trong khẩu phần hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe xương.

Xem thêm: 5 Triệu chứng thường gặp khi bị LOÃNG XƯƠNG và cách phòng ngừa

  • Phòng tránh một số chủng ung thư: Nước ép dứa còn được cho là có tác dụng chống ung thư. Một lần nữa, tác dụng này phần lớn đến từ hàm lượng bromelain của có trong loại thực phẩm này. Một số nghiên cứu cho thấy rằng bromelain có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành các khối u, giảm kích thước của chúng hoặc thậm chí giết chết các tế bào ung thư. Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu trong ống nghiệm, sử dụng lượng bromelain có mức độ đậm đặc hơn nhiều so với những gì cơ thể có thể hấp thụ khi uống một ly nước ép dứa. Điều này gây khó khăn cho việc đối chiếu kết quả từ các nghiên cứu và kết quả thực tế trên cơ thể người.

  • Bổ sung dưỡng chất cho thai phụ: Đối với thai phụ khi sử dụng nước ép dưới đều đặn từ tháng thứ 4 của thai kỳ sẽ giúp bổ sung lượng đồng cần thiết trong quá trình tạo hồng cầu suốt thai kỳ. Ngoài ra, đồng có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thần kinh, tim mạch của bé. Không chỉ có đồng mà nhóm vitamin B1, B6, B9 có trong nước ép dứa cũng là nhóm chất giúp phát triển trí não và hệ thần kinh cho thai nhi.

3. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng nước ép dứa?

Nếu bạn đã biết nước ép dưới có tác dụng gì thì dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn khi sử dụng loại nước ép này:

  • Hạn chế sử dụng đối với người bị tiểu đường hoặc đang trong quá trình giảm cân vì nước dứa có chứa nhiều đường và carbohydrate.

  • Chất axit trong dứa có thể làm sưng môi, lưỡi và triệu chứng giảm dần trong thời gian ngắn. Nếu các triệu chứng này không cải thiện hoặc nặng hơn thì có thể bạn đang bị dị ứng với dứa và cần đến ngay bệnh viện để được sơ cứu kịp thời.

  • Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nước dứa hàng ngày.

  • Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy nước ép dứa có thể thay thế thuốc để điều trị bệnh mà loại nước ép này chỉ có công dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe.

  • Đối với bệnh nhân có vấn đề về dạ dày thì hạn chế sử dụng nước ép dứa hoặc ăn dứa vì lượng axit sẽ có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị của bạn.

  • Chỉ nên dùng dứa chín có màu vàng và không dùng dứa xanh để tránh các trường hợp ngộ độc.

  • Thời gian bảo quản nước ép dứa là từ 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, bạn nên uống hết nước ép trong vòng 24 giờ sau khi pha.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm