Làm thế nào để hết đau Cơ Xương Khớp tại nhà?
Bạn bị đau lưng, đau lan xuống mông rồi xuống chân? Hay đau cổ vai gáy tê tay, hay khớp gối kêu cọt kẹt, leo cầu thang đau mặt trước gối, hay khớp gối tràn dịch sau khi bị chấn thương hay sau khi phẫu thuật... ? Những cơn đau xương khớp này thường rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Vì vậy, ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách giảm đau xương khớp tại nhà và xem livestream của Bác sĩ Chuyên Khoa Y Học Thể Thao Nguyễn Trọng Thủy sẽ hướng dẫn chúng ta những phương pháp rất hiệu quả.
1. Nguyên nhân nào dẫn đến đau nhức xương khớp?
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp. Cần điều trị theo nguyên nhân gây bệnh mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất và hầu hết các phương pháp điều trị đều cần thực hiện trong một thời gian dài.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này có thể kể đến
Thoái hóa khớp
Đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp là những người từ 40 tuổi trở lên. Biểu hiện điển hình là hiện tượng đau nhức khớp thường xuyên, đi lại, vận động khó khăn. Khớp gối, khớp bàn tay, cột sống lưng, cổ, khớp cổ chân,… là những vị trí dễ bị thoái hóa nhất.
Nhiễm trùng
Không chỉ gây đau mà tình trạng nhiễm trùng khớp còn dẫn tới nhiều biến chứng khôn lường.
Chấn thương
Một số chấn thương thường gặp dẫn đến đau nhức xương khớp như:
-
Sai khớp: Lao động sai tư thế, tập luyện không đúng cách, vận động viên thể thao tập sai kỹ thuật,… có thể dẫn đến sai khớp, trật khớp và gây ra đau khớp. Tình trạng này có thể tái phát nhiều lần, thậm chí có thể dẫn tới những tổn thương vĩnh viễn nếu không được khắc phục kịp thời.
-
Gãy xương: Do tai nạn trong sinh hoạt, lao động hoặc tai nạn giao thông. Gãy xương có thể gây ra chảy máu, co kéo cơ, đau nhức khớp nghiêm trọng.
-
Tổn thương dây chằng: Khi bị đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn dây chằng, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức và hạn chế khả năng vận động.
Bệnh Gout
Bệnh có thể xảy ra ở cả hai giới nhưng thường gặp ở những trường hợp sau tuổi mãn kinh ở nữ và tuổi trung niên ở nam giới. Ngoài những cơn đau nhức xương khớp, bệnh còn có thể gây ra tình trạng sưng khớp, nóng và đỏ khớp. Những cơn đau khớp do bệnh Gout thường rất dữ dội.
Viêm khớp do bệnh tự miễn
-
Viêm khớp dạng thấp: Những cơn đau nhức do bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, nhất là khi trời chuyển lạnh. Người bệnh thường bị đau nhức và đơ cứng khớp, nhất là ở cổ tay và bàn tay.
-
Lupus ban đỏ: Không chỉ gây đau khớp, căn bệnh này còn tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ra một số triệu chứng khác như rụng tóc, gầy yếu, sốt nhẹ,…
-
Viêm cột sống dính khớp: Là căn bệnh mạn tính, thường gây ra những cơn đau nhức ở khớp cùng chậu, khớp háng và ở cột sống.
-
Thiếu vitamin D và canxi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới mỏi và đau nhức khớp.
-
Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh sẽ có rất nhiều thay đổi trong cơ thể. Ngoài những biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, bốc hỏa, ra mồ hôi ban đêm, chị em cũng thường xuyên bị đau mỏi khớp.
2. Ưu điểm của trị đau nhức xương khớp tại nhà
Đối với những trường hợp mới chớm đau, đau nhẹ thì cách chữa đau nhức xương khớp tại nhà có thể là một lựa chọn đáng xem xét. Bởi những ưu điểm mà nó đem lại như:
-
Tiết kiệm chi phí
-
Không mất công di chuyển
-
Khá lành tính
3. Làm thế nào để hết đau Cơ Xương Khớp tại nhà?
3.1. Cách trị đau nhức xương khớp tại nhà bằng nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là cách trị đau nhức xương khớp tại nhà đơn giản nhất. Người bệnh có thể nằm hoặc ngồi với tư thế thoải mái nhất. Nghỉ ngơi sẽ giúp người bệnh giải phóng sức ép lên vùng bị đau. Thời gian nghỉ ngơi không nên kéo dài quá 48 tiếng. Sau khi cơn đau thuyên giảm, hãy vận động nhẹ nhàng, rồi từ từ tăng dần cường độ.
3.2. Sinh hoạt và làm việc theo đúng tư thế
Khi ngồi làm việc, bạn nên ngồi trên những loại ghế có lưng tựa, không nên vắt chéo chân,… Lựa chọn loại ghế có độ cao tương ứng với độ cao của bàn và độ cao của màn hình máy tính.
Không nên giữ nguyên một tư thế trong một thời gian quá lâu, cần thường xuyên thay đổi tư thế. Nếu công việc của bạn đòi hỏi ngồi làm việc trong nhiều giờ thì nên đứng dậy đi lại, sau mỗi giờ làm việc.
Tư thế ngủ: Không nên nằm sấp chỉ nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Thường xuyên thay đổi tư thế trong thời gian ngủ. Nên sử dụng gối có độ cao phù hợp và đảm bảo mềm mại, đồng thời cũng nên chú ý đến độ đàn hồi của đệm để hệ thống xương khớp của bạn có điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất.
Bên cạnh đó, người bị đau nhức xương khớp cũng nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc. Ngủ 7 đến 8 tiếng sẽ giúp bạn duy trì chức năng và cải thiện sức khỏe xương khớp.
3.3. Chườm nóng/lạnh giúp xoa dịu cơn đau xương khớp
Chườm nóng là biện pháp giảm đau xương khớp phù hợp với những trường hợp đau do bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp, gout hoặc đau nhức sau 48 giờ gặp chấn thương. Hơi nóng có tác dụng làm giãn mạch máu, từ đó kích thích lưu thông máu về vùng bị đau, căng cứng. Đồng thời, hỗ trợ điều hòa thần kinh cảm giác, giúp người bệnh cảm nhận cơn đau một cách nhẹ nhàng hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
-
Cách 1: Dùng các sản phẩm tích nhiệt như tấm đệm sưởi, túi chườm nóng y tế, đai quấn nóng… tác động nhiệt lên vị trí xương khớp bị đau.
-
Cách 2: Ngâm mình trong nước nóng từ 33 – 37 độ C.
-
Cách 3: Đun chảy sáp parafin rồi để nguội khoảng 43 độ C. Tiếp đó, đắp lên vị trí khớp bị đau hoặc nhúng nhanh bàn chân, bàn tay trực tiếp vào trong sáp parafin.
Lưu ý:
-
Sử dụng nhiệt độ ấm vừa đủ (khoảng 33-38 độ C) để không làm bỏng da.
-
Không nên chườm nóng nếu khu vực đau bị bầm tím, sưng tấy, mất cảm giác, có vết thương hở hoặc người đau khớp có bệnh nền như: bệnh tiểu đường, viêm da, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)…
-
Đối với chườm nóng cục bộ (chỉ tác động lên một vị trí khớp cụ thể), bạn không nên chườm quá 20 phút/lần.
-
Đối với chườm nóng toàn thân, thời gian thực hiện có thể kéo dài lên 30 phút hoặc hai giờ.
Chườm nóng là một trong những mẹo giảm đau xương khớp dân gian nhờ hơi nóng giúp kích thích lưu thông máu, thư giãn cơ co thắt và làm dịu cơn đau.
Xem thêm: Những lưu ý đối với người bị tràn dịch khớp gối khi chườm nóng - chườm lạnh
Với chườm lạnh, người bệnh nên thực hiện trong trường hợp bị viêm khớp, đau cổ – vai – gáy, lưng, đau đầu gối cấp tính và bong gân, trật khớp do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông hoặc vận động quá mức, làm việc sai tư thế… Liệu pháp này sẽ làm co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương, giúp làm chậm tốc độ viêm và nguy cơ sưng tấy. Hơi lạnh cũng có tác động gây tê cục bộ, khiến cho các tín hiệu về cơn đau dẫn truyền lên não bị bất hoạt hoặc chậm lại.
Hướng dẫn thực hiện:
-
Cách 1: Dùng túi chườm lạnh y tế hoặc túi gel lạnh đặt lên vùng bị đau khoảng 15 – 20 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ngày.
-
Cách 2: Bọc đá trong khăn mềm, rồi lăn theo chuyển động tròn tại khu vực sưng đau khoảng 5 phút, lặp lại 2 lần/ngày.
-
Cách 3: Đắp một chiếc khăn mềm đã được làm lạnh lên vị trí khớp bị đau, giữ nguyên cho đến khi khăn hết lạnh.
Lưu ý:
-
Hạn chế chườm lạnh quá lâu hay đặt đá trực tiếp lên da, vì có thể dẫn đến tổn thương da, mô mềm quanh khớp hoặc dây thần kinh.
-
Không sử dụng liệu pháp chườm lạnh nếu có nguy cơ bị chuột rút, có vết thương hở, da bị phồng rộp, người mắc bệnh liên quan đến mạch máu, hoặc rối loạn chức năng giao cảm, người bị đau do co thắt cơ hoặc co thắt mạch…
3.4. Chế độ dinh dưỡng
Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, khoa học cũng là một phương pháp điều trị đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm có khả năng giảm đau, giảm viêm, ngăn ngừa thoái hóa khớp.
-
Một số thực phẩm nên bổ sung như các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (các loại trái cây, rau củ,…), thực phẩm chứa nhiều omega-3 (các loại cá), thực phẩm giàu canxi(trứng, sữa,..), thực phẩm giàu vitamin D, vitamin C,…
-
Cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm như các loại đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản.
Xem thêm: Chế độ DINH DƯỠNG giúp GIẢM ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP lúc giao mùa
3.5. Tập luyện đúng cách
Một chế độ luyện tập đúng cách, đúng động tác kết hợp thở sâu, nhịp nhàng không chỉ hỗ trợ giảm đau xương khớp; mà còn góp phần tăng cường tính linh hoạt của các khớp, sức mạnh và sự dẻo dai cho các khối cơ, dây chằng ở vùng lưng hiệu quả.
Tùy vào tình trạng tổn thương mà bạn lựa chọn hình thức tập phù hợp:
-
Đi bộ: Là hình thức tập luyện đơn giản, có thể hỗ trợ phòng chống được suy thoái khớp. Tuy vậy, trong quá trình đi bộ, một số khớp trọng điểm ở hông, gối và mắt cá chân thường bị đau nên không phù hợp với người bị thoái hóa khớp nặng.
-
Yoga: Việc tập yoga không chỉ giúp cơ xương khớp trở nên uyển chuyển, linh hoạt hơn, mà còn có thể phục hồi các sụn khớp bị thoái hóa. Song, người bệnh nên nhờ huấn luyện viên hướng dẫn những động tác phù hợp, nhằm tránh tình trạng bị giãn dây chằng cột sống, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống… do tập yoga sai cách hoặc gắng sức.
-
Đạp xe: Có tác dụng kích thích các nhóm cơ lớn ở chân, giúp cơ được vận động tối đa mà ít gây tải trọng lên các khớp.
-
Tập thái cực quyền: Là hình thức vận động toàn thân tại chỗ bằng các động tác áp đùi, giãn hông, gập eo. Mỗi động tác sẽ giúp khí huyết lưu thông, thư giãn tinh thần và duy trì tính linh hoạt của khớp. Nhưng, người bệnh nên có thời gian nghỉ giữa các động tác vì khi tập thái cực quyền phải co khom gối và hông nhiều, dễ gây trở ngại cho khớp gối.
Ngoài ra, bạn cứ đăng ký kênh và đặt câu hỏi, Bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ Starsmec sẽ trả lời tất tần tật cho bạn.
BẠN CÓ MUỐN BÍ QUYẾT HẾT ĐAU KHỚP GỐI TẠI NHÀ? Với 5 Bài Tập DỄ DÀNG THỰC HIỆN GIÚP Hết ĐAU ĐẦU GỐI TẠI NHÀ được chia sẻ bởi Bác sĩ Chuyên Khoa Y Học Thể Thao Nguyễn Trọng Thủy trong video sau.
Trên đây là một số gợi ý về phương pháp điều trị đau nhức xương khớp tại nhà. Nếu có nhu cầu kiểm tra sức khỏe xương khớp, mời bạn liên hệ đến Trung tâm y học thể thao Starsmec nhé
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!