Làm thế nào để Phòng tránh ĐỘT QUỴ - kéo dài tuổi thọ?
Đột quỵ là một bệnh lý cấp tính và có khả năng gây tử vong cao đối với người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng chống đột quỵ là thực sự cần thiết với bất cứ ai. Vậy làm thế nào để Phòng tránh ĐỘT QUỴ - kéo dài tuổi thọ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này
1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là những thiếu sót thần kinh xảy ra một cách đột ngột do nguyên nhân mạch máu não, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24 giờ đầu hoặc tồn tại sau 24 giờ. Đột quỵ não được chia thành 2 loại chính đó là nhồi máu não và xuất huyết não.
- Nhồi máu não hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc tình trạng nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, bệnh này có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng. Nguyên nhân gây ra nhồi máu não là do cục máu động hoặc mảng xơ vữa tại mạch máu não gây ra. Những nguyên nhân này do các yếu tố như mắc bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu, hút thuốc, tiểu đường, bệnh tim mạch...
- Đột quỵ do xuất huyết não: Loại đột quỵ này gây ra do vỡ mạch máu não, tác nhân trước đó có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chỉ chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ. Nguyên nhân hay gặp nhất của tình trạng này là do tăng huyết áp.
Ngoài ra, còn một tình trạng nữa gọi là thiếu máu não thoáng qua (TIA) chỉ gây ra các triệu chứng của đột quỵ nhẹ và thường kéo dài khoảng vài phút. Đôi khi người bệnh không phát hiện ra và nó có thể dự báo đột quỵ cấp tính nặng trong tương lai.
Xem thêm: 4 THÓI QUEN cần THAY ĐỔI NGAY LẬP TỨC để phòng tránh bệnh ĐỘT QUỴ
2. Vì sao cần sớm phòng ngừa đột quỵ?
Chủ động phòng ngừa đột quỵ từ sớm là một việc vô cùng quan trọng vì đột quỵ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gây tử vong.
Dưới đây là những lý do vì sao cần thực hiện những cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm:
-
Giảm nguy cơ đột quỵ: Việc phòng ngừa đột quỵ thông qua nhận biết và xử lý các yếu tố nguy cơ đột quỵ từ sớm giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh. Những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì và gia đình có tiền sử đột quỵ,… đều có thể được kiểm soát và điều chỉnh để giảm nguy cơ.
-
Tránh hậu quả nặng nề: Đột quỵ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm chức năng vận động, tàn tật hay thậm chí tử vong. Áp dụng những cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm giúp bạn có thể giảm nguy cơ phải đối mặt với những hậu quả này và duy trì một chất lượng cuộc sống tốt hơn.
-
Tiết kiệm chi phí: Chi phí cấp cứu và điều trị đột quỵ, phục hồi sau đột quỵ thường khá lớn. Do đó, việc thực hiện những cách ngăn ngừa đột quỵ từ sớm cũng giúp giảm thiểu chi phí liên quan đến việc điều trị và chăm sóc sau đột quỵ, từ đó giảm tải gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.
-
Tăng cường chất lượng cuộc sống: Phòng ngừa tai biến, đột quỵ từ sớm không chỉ giúp tránh các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, mà còn giúp duy trì một chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thông qua việc duy trì một lối sống lành mạnh, bạn cũng có thể cải thiện chất lượng sức khỏe tổng thể để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.
Nhìn chung, việc phòng ngừa đột quỵ từ có thể giảm nguy cơ đột quỵ cũng như tránh những hậu quả nghiêm trọng sau đột quỵ, giúp đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
3. Làm thế nào để Phòng tránh ĐỘT QUỴ - kéo dài tuổi thọ?
Theo khuyến cáo của chuyên gia, để phòng chống đột quỵ, bạn có thể tham khảo các giải pháp dưới đây:
✅ Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ não. Cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để giảm nguy cơ đột quỵ
Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng phòng ngừa đột quỵ não:
-
Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa: Trong chế độ ăn uống hằng ngày, cần hạn chế tiêu thụ các loại mỡ động vật, bơ, kem và các sản phẩm chứa chất béo bão hòa. Thay vào đó, nên tăng cường tiêu thụ chất béo không bão hòa như dầu ô liu, cá hồi, hạt chia và quả óc chó,….
-
Tăng cường tiêu thụ chất xơ: Một cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả chính là tăng cường hàm lượng chất xơ trong bữa ăn. Bạn có thể lựa chọn các loại rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây,…
-
Hạn chế thức ăn mặn: Hạn chế thức ăn nhiều muối giúp kiểm soát huyết áp cao – một yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
-
Tăng cường tiêu thụ các chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, cách phòng ngừa đột quỵ chính là tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dầu thực vật, hạnh nhân, hạt dẻ, cam, chanh,…
-
Bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ: Để phòng ngừa đột quỵ, nên bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho sức khỏe não bộ, chẳng hạn như Blueberry và Ginkgo Biloba. Các hoạt chất này không chỉ giúp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ đột quỵ mà còn giúp hỗ trợ cải thiện trí nhớ, giảm đau đầu cũng như nhiều bệnh lý thần kinh khác.
-
Giảm tiêu thụ đường: Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây tăng cân, béo phì và dẫn đến tiểu đường và làm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần. Để phòng tránh đột quỵ, nên hạn chế tiêu thụ đường tinh khiết, nước ngọt, đồ ngọt và các sản phẩm chứa đường.
-
Đa dạng hóa chế độ ăn uống: Một lưu ý quan trọng khi áp dụng các cách phòng ngừa đột quỵ chính là xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các nhóm thực phẩm khác nhau, giúp đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết cho cơ thể.
Xem thêm: Qủa lựu - Kho tàng dinh dưỡng và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn
✅ Tránh thừa cân, béo phì
Tránh thừa cân và béo phì là một trong những cách phòng ngừa đột quỵ quan trọng mà bạn cần lưu ý. Nên chủ động theo dõi cân nặng thường xuyên để hạn chế cân nặng vượt quá mức. Khi bạn thừa cân, béo phì, lượng cholesterol xấu (LDL) thường cao và có thể gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Để tránh thừa cân và béo phì, hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và hạn chế chất béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,… Ngoài ra, nên tập thể dục đều đặn và duy trì vận động thường xuyên để đốt cháy calo dư thừa và duy trì cân nặng lý tưởng.
Xem thêm: 3 ẢNH HƯỞNG đối với XƯƠNG KHỚP khi bạn bị THỪA CÂN BÉO PHÌ
✅ Tập thể dục, thể thao
Một cách phòng chống đột quỵ khác mà bất cứ độ tuổi nào cũng có thể thực hiện được chính là tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Giải pháp này đem lại đến nhiều lợi ích cụ thể như giảm lo lắng, căng thẳng, tăng lưu thông máu, cải thiện sức đề kháng của cơ thể,... Đây chính là những yếu tố quan trọng giúp bạn phòng chống đột ngụy hiệu quả.
Tùy theo sở thích cá nhân, thể trạng cơ thể mà bạn có thể lựa chọn các bài tập thể dục khác nhau. Tuy nhiên, không nên tập quá sức, tối thiểu nên tập từ 4 – 5 buổi/tuần và mỗi lần tập từ 20 – 30 phút.
Người cao tuổi có thể tập luyện với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, dưỡng sinh hoặc đi bộ. Trái lại, người trẻ có thể tập với các bài tập cần nhiều năng lượng hơn như tập gym, khiêu vũ, chạy bộ, chơi bóng rổ...
✅ Giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái
Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài là một trong những tác nhân khiến đột quỵ có thể xảy ra. Ví dụ như người bị stress thường có xu hướng hút thuốc, sử dụng uống rượu bia, thức khuya,... Điều này khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, máu lưu thông kém và gây ra đột quỵ.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa đột quỵ, bạn cần duy trì một tinh thần, lối sống thoải mái trong cuộc sống. Hạn chế việc lo âu, căng thẳng trong thời gian dài.
✅ Không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia
Liên tục sử dụng rượu bia hay hút thuốc lá có thể gây đột quỵ đối với người sử dụng. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia có tỷ lệ bị đột quỵ cao hơn so với người không có thói quen này.
Như vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, bạn nên hạn chế hoặc hoặc tìm cách từ bỏ thuốc lá, rượu bia trong cuộc sống của mình.
Xem thêm: Tăng nguy cơ bị LOÃNG XƯƠNG do sử dụng QUÁ NHIỀU RƯỢU BIA
✅ Ổn định huyết áp
Ổn định huyết áp là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi thực hiện những cách phòng ngừa đột quỵ. Huyết áp tăng cao làm tăng áp lực lên các mạch máu và có thể gây tổn thương đến hệ tuần hoàn, đặc biệt là động mạch. Hơn nữa, huyết áp cao cũng làm tắc nghẽn mạch máu não gây đột quỵ.
Do đó, cần ổn định huyết áp để làm giảm nguy cơ đột quỵ. Nên tuân thủ các biện pháp kiểm soát huyết áp như duy trì mộtchế độ ăn lành mạnh, giảm tiêu thụ muối, ăn nhiều rau xanh, tăng cường hoạt động thể chất, kiểm soát cân nặng và hạn chế stress. Trường hợp có huyết áp cao, nên thảo luận với bác sĩ về kế hoạch điều trị.
Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi huyết áp tăng cao đột ngột
✅ Điều trị các bệnh lý mạn tính
Các bệnh lý liên quan như tiểu đường, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ đối với người bệnh. Do đó, để phòng chống đột quỵ, bạn cần thực hiện điều trị và cải thiện tình trạng bệnh lý của mình.
✅ Giữ ấm cho cơ thể
Theo kết quả thống kê, đột quỵ có xu hướng gia tăng nhiều hơn vào mùa lạnh, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Nguyên nhân chính là do khi thời tiết trở lạnh, hormone catecholamine trong cơ thể được tiết ra nhiều hơn khiến người bệnh dễ gặp tình trạng cao huyết áp và gây đột quỵ.
Như vậy, một cách phòng chống đột quỵ khác mà bạn có thể áp dụng chính là giữ ấm cho cơ thể, tránh tắm quá muộn, không tắm bằng nước lạnh và uống nước ấm mỗi ngày.
✅ Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Các cơn đột quỵ thường xảy ra bất ngờ và thậm chí bạn không thể nhận ra các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ vẫn đang diễn ra mỗi ngày. Chính vì vậy, một giải pháp hiệu quả trong phòng chống lại đột quỵ chính là chủ động thực hiện các thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Trong đó, bạn nên thực hiện kiểm tra định kỳ cho sức khỏe 2 lần/năm hoặc tối thiểu là 1 lần/năm. Với người đang mắc các bệnh lý mạn tính thì tần suất thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể nhiều hơn.
✅ Cách phòng ngừa đột quỵ bằng thuốc chống đột quỵ
Hiện nay trên thị trường chưa có một loại thuốc nào được công nhận là thuốc chống đột quỵ não. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể làm giảm nguy cơ dẫn đến đột quỵ, chẳng hạn như thuốc giảm hàm lượng cholesterol, thuốc chống đông máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng tiểu cầu,…
Tùy theo từng trường hợp sức khỏe cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định có cần dùng thuốc hay không và nếu có thì nên dùng thuốc nào để phòng ngừa đột quỵ. Tốt nhất không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!