Bài viết chuyên môn

Lưu ý 4 Đối tượng dễ bị RÁCH SỤN CHÊM khớp gối

Khớp gối là một khớp phức hợp, lớn và chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể. Vì được cấu tạo phức tạp, bởi nhiều thành phần, có tầm hoạt động lớn, nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Mỗi khi bị chấn thương, thường gây tổn thương nhiều thành phần của khớp. Sụn chêm là một trong những thành phần quan trọng của khớp và dễ bị tổn thương nhất. Vậy những đối tượng nào dễ bị rách sụn chêm khớp gối chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Rách sụn chêm khớp gối là gì?

Sụn chêm khớp gối là “tấm đệm” nằm giữa đầu dưới xương đùi với đầu trên xương chày, bao gồm 2 tấm là sụn chêm trong – nằm phía trong khớp (hình chữ C) và sụn chêm ngoài – nằm ngoài khớp (hình chữ O). Sụn chêm được phân chia ra thành 3 phần: sừng trước, thân giữa, sừng sau; và có 2 bờ: bờ bao khớp bám vào bao khớp, bờ tự do.

Sụn chêm có tính dai, đàn hồi tốt và chịu lực cho toàn bộ cơ thể nên có vai trò trong việc giúp đầu gối vững chắc; giảm xóc khi di chuyển cơ thể; phân phối đều lực ở đầu gối; cung cấp hoạt dịch bôi trơn và dưỡng chất cho sụn khớp; tránh được tình trạng bao khớp, màng hoạt dịch bị kẹt vào khe khớp.

Rách sụn chêm đầu gối là khi đầu gối bị tác động quá mạnh, sụn chêm sẽ bị rách và những mảnh sụn nhỏ có thể bị kẹt trong khớp gối, làm cho khớp gối bị thoái hóa. Hơn nữa, rách sụn chêm cũng có rất nhiều hình thái khác nhau như hình dọc, hình ngang, hình nan hoa, hình vạt,…

Xem thêm: Điều trị nang sụn chêm khớp gối như thế nào?

2. Những nguyên nhân nào dẫn đến rách sụn chêm khớp gối?

Nguyên nhân chủ yếu gây nên rách sụn chêm đầu gối xuất phát từ:

Đối với người trẻ: Rách sụn chêm thường xảy ra do các lực tác động mạnh vào đầu gối khi gặp tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương thể thao, chấn thương khi đang vui chơi hoặc chấn thương đột ngột xảy ra trong trạng thái gối gấp, đồng thời chân bị vặn xoắn. 

Đối với người lớn tuổi: Nguyên nhân rách sụn chêm ở người lớn tuổi chủ yếu là do quá trình thoái hóa tự nhiên, điển hình là thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, khiến sụn chêm không còn ổn định và dễ bị rách. Bên cạnh đó, hành động đứng lên ngồi xuống trong tư thế chân hơi vặn cũng có thể dẫn đến rách sụn chêm.

Xem thêm: Điều trị tổn thương sụn chêm khớp gối như thế nào?

3. Những dấu hiệu nào nhận biết bị rách sụn chêm khớp gối?

Khi mới bị rách sụn chêm, người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường, thậm chí vẫn tiếp tục chơi thể thao, tập luyện, thi đấu. Cơn đau do vết rách sẽ xuất hiện sau 2-3 ngày, lúc này người bệnh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như:

- Nghe như có tiếng “nổ” khi sụn chêm vừa rách;

- Đầu gối đau và sưng;

- Kẹt khớp gối, khó co duỗi khớp gối;

- Khi vận động có cảm giác lục cục phát ra từ khớp;

- Đau nhức khi ấn tay vào khe khớp gối;

- Khó đi lại, vận động.

- Ngay khi có các triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

4. Những đối tượng nào dễ bị rách sụn chêm khớp gối?

Có 4 Đối tượng dễ bị RÁCH SỤN CHÊM khớp gối như sau:

- Những vận động viên thường xuyên phải tập luyện với cường độ cao và khớp gối phải vận động nhiều như bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, chạy bộ, chạy trail.

- Người lớn tuổi, sụn bị bào mòn.

- Những người bị tai nạn trong quá trình sinh hoạt hay tham gia giao thông.

- Những người đang ngồi bỗng đột ngột đứng lên trong tư thế hơi vặn.

5. Rách sụn chêm khớp gối bao lâu thì khỏi?

Thời gian phục hồi khi bị rách sụn chêm khớp gối của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng chấn thương cũng như phương pháp điều trị. Tốt nhất là bạn cần nghe lời khuyên của bác sĩ và tuân thủ một cách nghiêm túc.

Ngoài ra, bạn không nên hoạt động đầu gối quá nhiều ngay sau khi điều trị, vì lúc này vết thương chưa hoàn toàn hồi phục và có thể gặp phải rắc rối với những cơn đau hoặc khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Rách sụn chêm khớp gối - Điều trị và chăm sóc thế nào?

6. Làm thế nào để ngăn ngừa rách sụn chêm khớp gối?

Để ngăn ngừa rách sụn chêm cũng như các chấn thương đầu gối khác, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Khi tham gia các hoạt động thể chất cần khởi động nhẹ nhàng trước.
  • Phân bổ thời gian nghỉ ngơi sau khi tập luyện hợp lý.
  • Sử dụng giày thể thao vừa vặn, êm ái.
  • Vận động với lực vừa phải, không chuyển hướng hoặc dùng lực mạnh đột ngột.

7. Rách sụn chêm khớp gối có nguy hiểm không? Lúc nào thì cần gặp bác sĩ?

Rách sụn chêm có 3 cấp độ, cụ thể:

Rách sụn chêm độ 1 (rách sụn chêm ngoài): Đây là vùng có nhiều mạch máu, khi bị rách vẫn có thể phục hồi nếu được phát hiện sớm.

Rách sụn chêm trong độ 2: Đây là vùng trung gian, mạch máu có xu hướng giảm dần, vết rách có thể lành nhưng kết quả không bằng cấp độ 1.

Rách sụn chêm trong độ 3: Vùng này không có mạch máu và vết rách không thể lành lại được, có khả năng phải phẫu thuật cắt bỏ phần tổn thương.

Với 3 cấp độ tổn thương sụn chêm như trên, nếu bạn không gặp bác sĩ để điều trị kịp thời thì có thể phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như:

Đầu gối đau nhức dữ dội hơn: Các hoạt động như đi lại, co duỗi đầu gối sẽ trở nên khó khăn và đau đớn nhiều hơn.

Teo cơ tứ đầu đùi: Khi bị teo cơ tứ đầu đùi, người bệnh không đi lại, không duỗi thẳng chân được.

Hư khớp gối: Đầu gối lúc này không còn vững chắc, dễ bị thoái hóa và bị hư hoàn toàn.


❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm