Những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm
Chăm sóc sức khỏe luôn là điều mà chúng ta cần quan tâm, đặc biệt với những người bệnh, việc bảo vệ và phục hồi sức khỏe là rất cần thiết. Khi bạn bị ốm, điều quan trọng nhất là cần nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Mặc dù không có thực phẩm nào có thể chữa khỏi bệnh, nhưng ăn đúng loại thực phẩm có thể giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp bạn nhanh hồi phục. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm.
1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng khi bị ốm
Chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với liệu pháp điều trị, không chỉ mang lại sự phòng ngừa, hỗ trợ và phục hồi bệnh tật mà còn giúp tiết kiệm cả chi phí và nguồn lực trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là một biện pháp đơn giản và chi phí thấp, nhưng lại mang lại lợi ích to lớn cho cá nhân và gia đình của những người bệnh.
Một số nguyên tắc dinh dưỡng sẽ rất cần thiết nếu bạn đang chăm người ốm như là:
Để đảm bảo sức khỏe, hãy đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn bao gồm đầy đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm. Đó là 4 nhóm chất bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
-
Hãy nhớ không bỏ bữa: ăn đủ ba bữa chính và bổ sung thêm các bữa phụ để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
-
Hạn chế lượng đường thực phẩm: tránh ăn quá nhiều đồ ngọt, và nên tuân thủ khuyến nghị về lượng đường <10% tổng năng lượng ăn vào.
-
Nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc chỉ dựa trên lời khuyên của bác sĩ, không cần kiêng khem thực phẩm.
-
Đối với những người có cơ thể gầy, đặc biệt là trẻ em, hãy bổ sung thêm thực phẩm giàu năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.
2. Những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm
2.1. Thịt gà
Thịt gà là một trong những thực phẩm cực giàu dinh dưỡng chứa protein cao, ít chất béo có hại, cung cấp nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Thịt gà cũng chứa axit amin cysteine. N-acetyl-cysteine, một dạng cysteine giúp phá vỡ chất nhầy và có tác dụng kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa.
2.2. Ngũ cốc và bột yến mạch
Một số loại ngũ cốc, bột yến mạch giàu chất xơ giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, giảm các triệu chứng táo bón. Đồng thời các loại ngũ cốc, bột yến mạch chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất nên giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, nhanh khỏi ốm hơn.
Một nghiên cứu cho thấy beta-glucan, một loại chất xơ trong yến mạch, giúp giảm viêm trong ruột.
2.3. Trứng
Trứng giàu nhiều loại vitamin và khoáng chất như canxi, kali, kẽm rất có lợi cho sức khỏe. Protein trong trứng là loại protein dễ hấp thu nên thích hợp cho những người bị ốm giúp phục hồi sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh.
Xem thêm: Những lợi ích tuyệt vời từ TRỨNG GÀ cho sức khỏe của bạn
2.4. Các loại cá béo
Cá béo cung cấp acid béo omega-3 giúp giảm viêm hiệu quả, một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thoát khỏi tình trạng nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cúm. Đồng thời, omega-3 từ các loại cá béo này cũng có thể làm giảm bớt các vấn đề về da như ngứa, có thể là triệu chứng của dị ứng
Xem thêm: Ăn cá béo có thực sự tốt cho hệ tim mạch?
2.5. Quả bơ
Do bơ chứa chất béo lành mạnh, đặc biệt là axit oleic (loại axit béo có lợi tương tự trong dầu ô liu), chúng có thể giúp giảm viêm đồng thời đóng vai trò gia tăng các chức năng miễn dịch.
Xem thêm: Ăn BƠ ít nhất 2 LẦN MỖI TUẦN giúp giảm nguy cơ mắc bệnh TIM MẠCH
2.6. Chuối
Chuối là một thực phẩm tuyệt vời bạn nên ăn khi bị ốm. Chuối mềm, dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng. Kali trong chuối cũng có thể giúp bổ sung điện giải cho cơ thể.
Một lợi ích lớn khác của chuối là chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan trở thành dạng gel khi có chất lỏng, vì vậy nó có thể giúp đẩy lùi tiêu chảy bằng cách giảm lượng nước tự do trong đường tiêu hóa của bạn.
Xem thêm: 3 Tác dụng của CHUỐI CHÍN đối với sức khỏe
2.7. Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như rau bina, xà lách và cải xoăn rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Đặc biệt là sắt, vitamin C, vitamin K và folate.
Các loại rau xanh đậm cũng chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi gọi là polyphenol. Polyphenol hoạt động như chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và chống viêm hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng rau lá xanh trong thực đơn hàng ngày, dùng sinh tố rau kết hợp trái cây. Hoặc dùng món súp rau lá xanh cũng là một lựa chọn tuyệt vời khi bị ốm.
2.8. Tỏi
Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và đã được sử dụng làm thảo dược trong y học qua nhiều thế kỷ.
Trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm, tỏi đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng nấm.
Thêm tỏi vào bữa ăn khi bạn bị ốm vừa có thể tăng thêm hương vị vừa làm cho thức ăn của bạn hiệu quả hơn trong việc chống lại các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm.
3. Khi bị ốm không nên ăn gì?
3.1. Bị ốm không nên ăn gì: Đồ ăn khó tiêu hoá
Chúng ta thường nghĩ đồ ăn nhiều dầu mỡ và chiên rán sẽ giàu năng lượng và bổ béo tốt cho người bị ốm. Tuy nhiên, điều này cần tránh vì chúng chứa nhiều chất béo gây viêm, có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Đồng thời, các loại thực phẩm này cũng khó tiêu hóa và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Khi bị cảm cúm, đôi khi bạn cảm thấy đau bụng, vì vậy nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như carbohydrate đơn và tinh chế. Những loại thực phẩm giàu chất xơ như bánh quy khô, bánh mì nướng và bánh quy giòn có thể gây đau bụng và khó tiêu hóa khi bạn bị cảm cúm. Ngoài ra, nếu bạn có đau họng hoặc ho, những thực phẩm khô này có thể kích thích cổ họng.
3.2. Bị ốm không nên ăn gì: Rượu bia
Hạn chế uống rượu khi bạn cảm thấy mệt mỏi, vì nó có thể gây mất nước và ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc kháng sinh, đồng thời gây tổn thương cho dạ dày và gan.
Cà phê và các đồ uống chứa caffeine cũng không nên được tiêu thụ nếu bạn đang mắc bệnh và cảm thấy mệt mỏi. Caffeine là chất lợi tiểu, có thể làm cơ thể mất nước nhanh chóng và làm tình trạng đau nhức cơ trở nên tồi tệ hơn. Khi kết hợp với các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy, caffeine chỉ làm tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Sử dụng quá nhiều RƯỢU BIA đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn như thế nào?
3.3. Bị ốm không nên ăn gì: Đồ lạnh, đồ cay
Khi bạn đang bị ốm, đặc biệt là khi có triệu chứng sổ mũi, hạn chế ăn các món cay. Chất capsaicin có trong ớt là một chất kích thích đường mũi, làm cho chất nhầy tiết ra nhiều hơn.
Có nhiều người cho rằng ăn kem có thể giúp làm dịu cơn đau họng và mang lại cảm giác thoải mái khi bị ốm. Tuy nhiên, hầu hết kem được làm từ sữa chứa nhiều chất béo, gây viêm do chất béo bão hòa. Ngoài ra, đồ ngọt chứa nhiều đường cũng có thể tăng tình trạng viêm và không tốt cho hệ miễn dịch đang suy yếu. Và nhiệt độ quá thấp từ cây kèm không tốt cho họng đang bị viêm chút nào.
Hy vọng đọc đến đây các bạn đã biết người bị ốm nên ăn gì và không nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng của người ốm cũng không khác người khỏe mạnh, vẫn cần được ăn uống đủ chất. Tuy nhiên chúng ta nên lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, tránh xa các chất kích thích, đồ cay nóng và đồ lạnh.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!