Thông tin sức khỏe

Tác dụng củ ĐẬU PHỤ đối với SỨC KHỎE của bạn

Đậu phụ là món ăn hằng ngày rất phổ biến của nhiều gia đình ở Việt Nam. Nó không chỉ thanh mát, ngon miệng mà còn chưa rất nhiều chất dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng củ ĐẬU PHỤ đối với SỨC KHỎE nhé!

1. Thông tin về món đậu phụ

Đậu phụ được làm từ sữa đậu nành đông, không chứa gluten và ít calo. Đây là món ăn quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết hết những giá trị dinh dưỡng của món ăn này.

1.1. Giá trị dinh dưỡng củ đậu phụ

Một khối đậu phụ khoảng 122g chứa các thành phần dinh dưỡng:

  • 177 calo

  • 2mg kẽm

  • 3,35mg sắt

  • 178mg kali

  • 65mg magiê

  • 421mg canxi

  • 15,57g protein

  • 282mg phốt pho

  • 12,19g chất béo

  • 5,36g carbohydrate

  • 27mcg (microgam) folate, DFE

Đậu phụ cũng cung cấp một lượng nhỏ thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B6, choline, mangan và selen. Ngoài ra, đậu phụ cũng là một nguồn protein rchỉnh nên có thể cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu trong chế độ ăn uống. Hơn nữa, đậu phụ cũng cung cấp cho bạn nhiều chất béo không bão hòa đa lành mạnh, đặc biệt là axit alpha-linolenic omega-3.

1.2. Các loại đậu phụ

Đậu phụ có hai loại là đậu phụ thườngđậu phụ non. Đậu phụ thường sẽ hơi cứng và có thể giữ được hình dạng tốt hơn khi nấu. Vậy nên loại đậu phụ này phù hợp với các món chiên xào. Đậu phụ non mềm hơn và dễ bị vỡ nên phù hợp hơn với các món canh và hầm.

2. Tác dụng củ ĐẬU PHỤ đối với SỨC KHỎE của bạn

2.1. Ăn đậu phụ tốt cho sức khỏe tim mạch

Trong đậu phụ có chứa chất isoflavine. Đây là thành phần đã được chứng minh có khả năng giảm mức Cholesterol xấu (LDL). Chính vì thế, việc tiêu thụ loại thực phẩm này hàng ngày có thể giúp bạn duy trì cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng Cholesterol trong khoảng an toàn. Khi mức cholesterol xấu giảm, nguy cơ mắc bệnh tim cũng giảm đi đáng kể. 

Protein thực vật có khả năng cân bằng huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Việc thay thế protein động vật bằng protein từ đậu phụ có thể giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, huyết áp cao. Nó còn chứa các chất chống oxy hóa, chất béo không bão hòa và chất xơ quan trọng. Tất cả những thành phần này kết hợp lại tạo nên loại thực phẩm tuyệt vời để bảo vệ và duy trì sức khỏe tim mạch.

Xem thêm: KHOAI MỠ - Tốt cho tim mạch và hệ xương khớp của bạn

2.2. Ăn đậu phụ giúp giảm CHORESTEROL xấu

Đậu phụ cũng có tác dụng trong việc làm giảm LDL cholesterol (hay còn gọi là cholesterol xấu), tăng HDL cholesterol (hay còn gọi là cholesterol tốt). Một phân tích tổng hợp của 46 nghiên cứu cho thấy rằng, protein đậu nành làm giảm đáng kể lượng cholesterol LDL khoảng 3-4% ở người lớn.

2.3. Ăn đậu phụ giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương

Nhiều nghiên cứu chứng minh, isoflavone trong đậu nành còn giúp ngăn ngừa sự mất xương và tăng mật độ khoáng của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

Sức khỏe xương thường là một vấn đề sau khi mãn kinh, khi phụ nữ bị mất khối lượng xương do giảm nồng độ estrogen. Và đậu phụ chứa nhiều canxi và vitamin D có thể bù đắp sự thiếu hụt này.

Xem thêm: Những thói quen dinh dưỡng nào gây hại cho hệ xương khớp?

2.4. Ăn đậu phụ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gắn liền với các vấn đề thận khiến cơ thể mất điều chỉnh việc bài tiết protein qua nước tiểu. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ protein từ đậu phụ có thể giảm lượng protein bài tiết so với việc tiêu thụ protein từ thực phẩm động vật. Từ đó có thể giảm tải cho hệ thống thận, cải thiện chức năng cũng như bảo vệ sức khỏe toàn diện của người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

2.5. Ăn đậu phụ giúp cải thiện chức năng thận

Protein có trong đậu đã được chứng minh có khả năng cải thiện chức năng thận. Điều này mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc đã ghép thận. Loại thực phẩm này không chỉ chứa nhiều protein mà còn có khả năng giảm nồng độ lipid trong máu. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những người mắc Bệnh thận mãn tính khi mà việc kiểm soát lipid máu là một yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Sự kết hợp của protein và khả năng giảm lipid trong đậu tác động tích cực đối với chức năng thận và hỗ trợ sự lành mạnh của hệ thống thận. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp việc tiêu thụ nó với một chế độ ăn uống cân đối và lối sống lành mạnh tổng thể để tận dụng tối đa lợi ích của nó đối với sức khỏe thận.

2.6. Ăn đậu phụ giúp ngăn ngừa tổn thương gan

Đậu phụ có khả năng đáng kể trong việc ngăn ngừa tổn thương gan do các gốc tự do gây ra. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định có khả năng gây hại cho tế bào và mô trong cơ thể bao gồm cả gan. Chúng có thể gây viêm nhiễm và tổn thương gan. Tuy nhiên, các thành phần chống oxi hóa trong đậu phụ giúp bảo vệ gan khỏi sự tác động tiêu cực của các gốc tự do, giảm nguy cơ viêm nhiễm và bảo vệ cấu trúc gan.

2.7. Ăn đậu phụ giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Theo một số nghiên cứu, trong loại thực phẩm này có chứa nhiều phytoestrogen và genistein. Các chất này có khả năng tương tự estrogen và có thể giúp làm giảm triệu chứng mãn kinh. Một nghiên cứu đã quan sát rằng phụ nữ Nhật Bản thường ít gặp triệu chứng Mãn kinh hơn so với phụ nữ ở các nền văn hóa khác do họ tiêu thụ nhiều sản phẩm làm từ đậu nành. 

2.8. Ăn đậu phụ giúp ngăn ngừa một số bệnh về não

Ăn đậu phụ có tác dụng gì? Các nghiên cứu về dân số đã chỉ ra rằng những vùng tiêu thụ nhiều đậu phụ hơn có tỷ lệ rối loạn tâm thần liên quan đến tuổi tác thấp hơn.

Một nghiên cứu khác đã phát hiện isoflavone trong đậu nành có thể cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung, tốc độ xử lý và chức năng não tổng thể ở một số người lớn.

2.9. Ăn đậu phụ giúp giảm nguy cơ ung thư

Nhiều nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã chỉ ra rằng genistein và isoflavone – hai chất chống oxy hóa chủ yếu trong đậu có thể đóng vai trò trong việc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Nhưng có thông tin cho rằng loại thực phẩm này có thể gây tăng nguy cơ Ung thư vú do isoflavone có cấu trúc tương tự estrogen. Nồng độ estrogen cao có thể liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ đậu phụ với lượng nhỏ hơn 350g mỗi ngày không có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. 

Xem thêm: Giá đỗ - Loại hạt "mọc mầm" giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa ung thư hiệu quả

3. Đậu phụ có chứa một số nguy cơ nào?

Sau đây là các nguy cơ do loại thực phẩm này gây ra: 

  • Đậu nành, thành phần chính trong đậu phụ, là một trong những thực phẩm gây Dị ứng hàng đầu ở cả trẻ em và người lớn. Dị ứng đậu nành thường bắt đầu từ lúc nhỏ và hầu hết tự giảm đi khi trưởng thành. Những người có dị ứng với lúa mì, các loại đậu, sữa hoặc các loại thực phẩm khác cũng có thể phản ứng với đậu nành. Triệu chứng của dị ứng đậu nành có thể từ nhẹ như phát ban hoặc ngứa miệng cho đến những phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.

  • Một số loại thuốc trị Trầm cảm chứa hàm lượng axit amin tyramine cao có thể tương tác với các sản phẩm đậu phụ lên men. Những người dùng các loại thuốc như Nardil hoặc Parnat nên hạn chế lượng tyramine tiêu thụ dưới mức 6 mg. Một số loại đậu phụ cứng có thể chứa từ dưới 1 đến 5 mg tyramine, tùy thuộc vào quá trình lên men của chúng. 

  • Những người sử dụng warfarin – thuốc làm loãng máu cũng nên tránh tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành vì chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Đậu phụ là thực phẩm kháng dinh dưỡng

Trước khi tìm hiểu về tác dụng của đậu phụ, hiểu hơn về thành phần dinh dưỡng và tính chất của loại thực phẩm này sẽ có ích cho bạn. Giống như nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đậu phụ chứa một số chất kháng dinh dưỡng. Những hợp chất kháng dinh dưỡng làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm của cơ thể. 

Đậu phụ chứa hai loại chất kháng dinh dưỡng sau:

  • Phytates. Những hợp chất này có thể làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất như canxi, kẽm và sắt.

  • Chất ức chế trypsin. Những hợp chất này ngăn chặn trypsin, một loại enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa protein. Điều này cũng có thể gây khó tiêu, gây đau bụng và làm giảm sự hấp thụ một số khoáng chất.

Theo các nghiên cứu, việc ngâm, làm nảy mầm hoặc lên men đậu nành trước khi làm đậu phụ sẽ làm giảm hàm lượng chất kháng dinh dưỡng. Chẳng hạn, báo cáo cho thấy việc để cho đậu nành nảy mầm trước khi làm đậu phụ làm giảm tới 56% phytates và chất ức chế trypsin lên đến 81%. Đồng thời, việc này giúp khi tăng hàm lượng protein lên đến 13%.

4. Những ai không nên ăn đậu phụ

Dưới đây là một số nhóm người không nên sử dụng hoặc hạn chế ăn đậu phụ:

  • Bệnh nhân gout: Loại thực phẩm này chứa nhiều purin, một loại chất gây tăng acid uric trong máu và gây sỏi thận, viêm khớp gout. Do đó, bệnh nhân gout nên tránh ăn quá nhiều để không làm bệnh nặng thêm.

  • Bệnh nhân suy thận: TRong loại đậu này cũng chứa nhiều protein, canxi, oxalat tăng nguy cơ sỏi thận. Ngoài ra, nó cũng có thể làm tăng lượng kali trong máu, gây nguy hiểm cho tim mạch ở những người suy thận.

  • Bệnh nhân bị viêm dạ dày: Ăn quá nhiều loại thực phẩm này sẽ làm giảm hoạt động của dạ dày và gây ra các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, ợ chua. Đặc biệt, nó chứa chất ức chế enzyme, ngăn cản quá trình tiêu hóa protein và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

  • Những người bị lạnh bụng: Đậu phụ có tính lạnh. Những người có thể trạng yếu, hay bị lạnh bụng, tiêu chảy, Thiếu máu không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm giảm khả năng miễn dịch cũng như chức năng hấp thụ dinh dưỡng.

  • Bệnh nhân xơ cứng động mạch: Loại thực phẩm mày chứa nhiều methionine. Methionine sẽ được chuyển hoá thành cysteine thông qua tác dụng của các enzym. Tuy nhiên, sự chuyển hoá này có thể gây tổn thương cho các tế bào nội mô của thành động mạch khiến Cholesterol và triglyceride dễ bị tích tụ trong thành động mạch. Sự tích tụ này làm tăng nguy cơ hình thành xơ cứng động mạch. Đối với những người đang điều trị xơ cứng động mạch, ăn loại thực phẩm này có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

5. Một tuần nên ăn bao nhiêu đậu phụ là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn khoảng 2 lần, mỗi lần khoảng 100g. Nếu bạn ăn quá nhiều loại thực phẩm này trong một tuần, bạn có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe mà bạn không mong muốn. 

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm