Bài viết chuyên môn

Thường xuyên cảm thấy CHÓNG MẶT KHÓ THỞ, cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt tưởng chừng là điều bình thường và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, nếu thường xuyên thấy chóng mặt khó thở trong thời gian dài kèm theo những triệu chứng bất thường khác rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

1. Chóng mặt khó thở là tình trạng gì?

Chóng mặt khó thở là tình trạng một người cảm thấy đầu óc choáng váng, mọi thứ xung quanh nhưng đang quay cuồng và kèm theo khó thở, thở nông. Triệu chứng này có thể liên quan đến một hay nhiều bất thường nào đó ở hệ thần kinh, hô hấp, tim mạch… Người bệnh cần cẩn thận nếu gặp triệu chứng chóng mặt khó thở bất thường, đặc biệt là khi bản thân đang không làm việc hay hoạt động quá sức. Vì khi đó, không loại trừ nguy cơ tình trạng chóng mặt khó thở mà bạn đang gặp phải là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm.

2. Thường xuyên cảm thấy CHÓNG MẶT KHÓ THỞ, cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

 Các bệnh lý thần kinh

Người bị đau đầumất ngủthiếu máu lên não có thể cảm thấy bị chóng mặt và đôi khi kèm theo khó thở trong các trường hợp nhất định. Đau đầu, mất ngủ càng kéo dài thì tình trạng suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt càng nghiêm trọng.

✅ Các bệnh lý về tim mạch

Khi bị các bệnh lý về tim mạch người bệnh thường có triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt. Nếu để bệnh kéo dài mà không có biện pháp xử lý can thiệp có thể xuất hiện thêm đau tức ngực, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân.

Các bệnh lý về tim mạch thường gặp có thể kể đến như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, hẹp van tim,... Mỗi bệnh lý và từng mức độ của bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng mệt mỏi, khó thở và chóng mặt là thường gặp nhất.

Xem thêm: 6 Dấu hiệu Cảnh báo về TIM MẠCH cần cấp cứu ngay lập tức

✅ Tăng huyết áp

Chứng tăng huyết áp thường khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như chóng mặt khó thở, đau đầu, đánh trống ngực, mặt đỏ bừng… Tình trạng này thường xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh, leo cầu thang…

Xem thêm: Tăng huyết áp thứ phát - Nguyên nhân do đâu?

✅ Bệnh đường hô hấp

Các căn bệnh ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản mạn… khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt, làm quá trình hô hấp gặp khó khăn dẫn đến tình trạng chóng mặt khó thở. Ngoài ra, vẫn còn những bệnh lý, vấn đề sức khỏe khác ảnh hưởng đến phổi, có thể khiến bạn bị chóng mặt khó thở, điển hình là nhiễm bệnh Covid-19, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, thuyên tắc phổi…

✅ Thiếu máu

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu là do số lượng hồng cầu sản xuất không đủ cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Mệt mỏi khó thở và chóng mặt cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh lý này. Tần suất và mức độ của bệnh sẽ tăng lên nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng.

Ngoài ra, khi bị thiếu máu người bệnh thường đau tức ngực, làn da thiếu sức sống. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân cần chú ý hơn về chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt trong mỗi bữa ăn.

Xem thêm: Những DẤU HIỆU cảnh báo cơ thể đang bị THIẾU MÁU

✅ Rối loạn thần kinh thực vật

Chứng rối loạn thần kinh thực vật khiến người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt khó thở, lo lắng, đánh trống ngực…

Xem thêm: Lưu ý một số phương pháp giúp hạn chế tình trạng HOA MẮT - CHÓNG MẶT

3. Biện pháp điều trị chóng mặt khó thở

Nhìn chung, để chữa trị tình trạng chóng mặt khó thở, người bệnh cần đi khám và điều trị tác nhân bệnh lý gây ra triệu chứng này theo chỉ định của bác sĩ. Theo đó, tùy nguyên nhân, có thể bác sĩ sẽ áp dụng:

✅ Điều trị các bệnh lý thần kinh liên quan

Nếu bạn bị chóng mặt khó thở do các bệnh lý thần kinh như đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu ngủ, thiếu máu não, thậm chí đột quỵ thì bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp liên quan để chẩn đoán và điều trị đúng bệnh lý nguyên nhân. Từ đó, kiểm soát triệu chứng chóng mặt khó thở sẽ hiệu quả hơn.

✅ Điều trị các vấn đề hô hấp, phổi

  • Hen suyễn: Người bệnh hen suyễn có thể bị chóng mặt khó thở, tức ngực… Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng, ví dụ như thuốc hít chứa corticosteroid/chất chủ vận beta, thuốc sinh học… Bác sĩ cũng có thể kê toa một/nhiều loại thuốc giảm đau ngắn hạn trong cơn hen như thuốc chủ vận beta tác dụng nhanh, thuốc kháng cholinergic tác dụng nhanh giúp mở đường thở… 

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Người mắc bệnh lý này có nồng độ oxy trong máu thấp, có thể gặp chứng chóng mặt khó thở, đau đầu. Các cách chữa trị giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và góp phần cải thiện triệu chứng bao gồm bỏ hút thuốc, phẫu thuật để loại bỏ mô phổi tổn thương, dùng liệu pháp oxy…

  • Thuyên tắc phổi: Thuyên tắc phổi có thể khiến người bệnh bị chóng mặt, khó thở đột ngột, đau ngực. Những phương pháp chữa trị có thể được áp dụng bao gồm dùng thuốc làm tan huyết khối, làm loãng máu, phẫu thuật loại bỏ cục máu đông từ động mạch phổi…

✅ Điều trị các tình trạng ảnh hưởng đến tim

  • Đau tim: Cơn đau tim có thể khiến người bệnh bị khó thở, hụt hơi, đột ngột mệt mỏi… Bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp chữa trị để phục hồi lưu lượng máu, góp phần làm giảm tổn thương ở tim, ví dụ như dùng thuốc tan huyết khối, aspirin, thuốc chẹn beta…

  • Suy tim: Suy tim có thể khiến người bệnh bị chóng mặt khó thở khi tim cung cấp không đủ máu giàu oxy cho não. Một số loại thuốc điều trị suy tim điển hình gồm có thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu, digoxin… Người bệnh cũng được khuyến khích tăng cường bổ sung rau, trái cây, bỏ hút thuốc, hoạt động thể chất nhiều hơn…

  • Rối loạn nhịp tim: Người mắc bệnh rối loạn nhịp tim có thể bị chóng mặt khó thở, mệt mỏi đột ngột… Để chữa trị, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc chống loạn nhịp tim, sử dụng máy tạo nhịp tim…

4. Những biện pháp nào giúp giảm tình trạng chóng mặt khó thở?

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp góp phần làm giảm tình trạng chóng mặt khó thở ở mức độ nhẹ, ví dụ như:

✅ Thả lỏng cơ thể

Khi gặp chứng chóng mặt khó thở, bạn nên dừng thực hiện các công việc đang làm, thả lỏng cơ thể, để cho mắt nghỉ ngơi, ngồi thẳng hoặc áp dụng tư thế nửa nằm nửa ngồi để giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn.

✅ Cung cấp năng lượng

Bạn hãy uống nhiều nước lọc để cải thiện hoạt động của não bộ, góp phần điều hòa nhiệt độ cho cơ thể, giúp quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến tế bào diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể uống nước đường để cung cấp nhiệt, giúp cơ thể phục hồi sức lực, làm giảm nhẹ triệu chứng chóng mặt khó thở. Mật ong, trà gừng cũng là những loại thức uống hữu ích, giúp tăng cường lưu lượng máu trong não, cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.

✅ Thực hiện bài tập massage

Một vài bài tập massage thái dương, mắt, đầu có thể giúp người bệnh thư giãn, góp phần làm giảm chứng chóng mặt khó thở. Bạn có thể tham khảo các bài tập massage vùng đầu, cổ, ngực từ các đơn vị hay chuyên gia phục hồi chức năng, đông y. Massage kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đầy đủ sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng hay chóng mặt khó thở.

5. Các phòng tránh tình trạng chóng mặt khó thở

Bạn có thể áp dụng các cách dưới đây để chủ động phòng tránh triệu chứng chóng mặt khó thở:

  • Kiểm soát tốt các bệnh lý liên quan bằng cách chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, khám sức khỏe định kỳ.

  • Áp dụng một chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý. Khi làm việc, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ giải lao giữa giờ, tránh để bản thân bị quá tải.

  • Không thức khuya, ngủ tối thiểu 7 – 8 tiếng/ngày và dành ra khoảng 30 phút để ngủ trưa.

  • Thường xuyên tập thể dục khoảng 30 phút/ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao sức khỏe.

  • Bạn có thể tập yoga, thiền để góp phần điều hòa và cân bằng lại hoạt động của hệ thần kinh thực vật.

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất như vitamin, lipid, protein, chất đường bột… thông qua khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, bạn hãy ăn uống đúng giờ, không vận động mạnh và nên nghỉ ngơi hợp lý sau khi dùng bữa.

  • Hạn chế dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia… hoặc những món ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, dễ gây dị ứng…, nhất là khi đang bị chóng mặt khó thở.

6. Khi thường xuyên bị chóng mặt khó thở thì cần phải làm gì? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Nếu như nguyên nhân gây ra mệt mỏi khó thở và chóng mặt là do bạn tập luyện thể dục, thể thao với cường độ cao, làm các công việc nặng nhọc, hoạt động quá sức thì bạn không nên quá lo lắng. Điều cần thiết bạn nên làm là nghỉ ngơi để cơ thể hồi sức cũng như bình thường trở lại.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng này lâu dài, bạn cần xem xét lại chế độ sinh hoạt. Cần sắp xếp và phân bổ thời gian cho công việc, học tập tùy theo sức lực của bản thân. Đồng thời, cũng chú ý hơn đến giấc ngủ, hãy ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc bạn nhé.

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ thăm khám nếu cảm thấy chóng mặt khó thở một cách đột ngột, bất thường hoặc kéo dài. Người bệnh cũng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức khi gặp các triệu chứng kể trên kèm theo những tình trạng dưới đây:

  • Hay bị đau đầu, mất ngủ, khó ngủ kéo dài.

  • Có tiền sử mắc bệnh tim hoặc bị đau tim.

  • Mất đi trạng thái tỉnh táo.

  • Gặp những triệu chứng khác, ví dụ như tê hoặc đau ngực.

Triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt rất phổ biến. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân là do hoạt động, làm việc quá sức thì triệu chứng này còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, khi thấy các triệu chứng kể trên, bạn cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt Nút Bạc YouTube?
    Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt Nút Bạc YouTube?

    Trong video này, Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt nút bạc YouTube - muốn chia sẻ những lời cảm ơn chân thành tới tất cả mọi người đã ủng hộ kênh 'Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy Starsmec'.

    Đọc thêm
  • Những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm
    Những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm

    Chăm sóc sức khỏe luôn là điều mà chúng ta cần quan tâm, đặc biệt với những người bệnh, việc bảo vệ và phục hồi sức khỏe là rất cần thiết. Khi bạn bị ốm, điều quan trọng nhất là cần nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Mặc dù không có thực phẩm nào có thể chữa khỏi bệnh, nhưng ăn đúng loại thực phẩm có thể giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp bạn nhanh hồi phục. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm

    Đọc thêm
  • Từ bỏ ngay 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày
    Từ bỏ ngay 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày

    Để bảo vệ dạ dày, khá nhiều người quan niệm rằng chỉ cần tránh xa rượu bia, các đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng,…Tuy nhiên có những thói quen ăn uống vẫn làm hàng ngày lại là nguyên nhân gây đau dạ dày. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày cần từ bỏ sớm.

    Đọc thêm
  • CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH?
    CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH?

    Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ giúp bạn no lâu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Mới đây, các nhà khoa học lại tìm ra thêm một lợi ích của chất xơ: Giúp bảo vệ bạn chống lại các bệnh thoái hóa khớp mạn tính, đặc biệt là viêm khớp gối. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH.

    Đọc thêm
  • NƯỚC CHANH MẬT ONG - Có thực sự tốt cho sức khoẻ của bạn khi dùng vào bữa sáng?
    NƯỚC CHANH MẬT ONG - Có thực sự tốt cho sức khoẻ của bạn khi dùng vào bữa sáng?

    Lợi ích từ bữa sáng là thế nhưng nhiều người lại bỏ ăn sáng, thay vào đó là uống một cốc nước chanh mật ong, đặc biệt là ở chị em phụ nữ với mong muốn giảm cân, giữ dáng và đẹp da. Tuy nhiên, thay bữa sáng thành nước chanh mật ong có thực sự tốt như lời đồn? Ở bài viết này chúng ta hãy cùng hiểu xem nước chanh mật ong có tác dụng gì? Uống vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

    Đọc thêm
  • Bong điểm bám DÂY CHẰNG CHÉO SAU - Điều trị thế nào?
    Bong điểm bám DÂY CHẰNG CHÉO SAU - Điều trị thế nào?

    Bong điểm bám dây chằng chéo sau là tổn thương thường gặp trong chấn thương khớp gối do tai nạn giao thông, chấn thươ.ng thể thao, ...Nguyên nhân gây ra chấn thương này là do khớp gối bị tác động bởi một lực rất mạnh khiến dây chằng bị căng đột ngột, dẫn đến bong điểm bám dây chằng chéo sau. Vậy điều trị và chăm sóc Bong điểm bám dây chằng chéo sau thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này.

    Đọc thêm