Thông tin sức khỏe

Vitamin đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe của bạn?

Trong quá trình hoạt động bình thường của cơ thể con người, vitamin và khoáng chất đóng một vai trò vô cùng lớn. Đây là những vi chất tham gia trực tiếp vào rất nhiều hoạt động chuyển hóa, cung cấp năng lượng nhưng không được tạo ra bên trong cơ thể mà cần được bổ sung từ các nguồn thực phẩm khác nhau ở bên ngoài... Vậy để biết được vitamin đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe của con người? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này.

1. Vitamin là gì?

Vitamin là loại chất hữu cơ thường có khả năng tan được trong nước hoặc chất béo. Nhóm vitamin có thể tan trong chất béo điển hình là: A, D, E, K,... nên dễ tích tụ trong cơ thể. Nhóm vitamin tan được trong nước điển hình là: C, B phức hợp cần phải hòa tan trong nước trước khi được cơ thể hấp thụ nên không thể tích trữ trong cơ thể và khi cơ thể không dùng hết chúng sẽ mất dần qua đường nước tiểu.

2. Vitamin đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe của bạn?

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

2.1. Chức năng của vitamin trong cơ thể:

  • Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.

  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.

  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

  • Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.

  • Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

  • Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.

  • Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, làm cường sức khỏe cho cơ thể.

Xem thêm: Rau ngót - Thực phẩm tuyệt vời giúp TĂNG MIỄN DỊCH - GIẢM VIÊM hiệu quả

2.2. Vitamin có rất nhiều loại khác nhau, ngoài những chức năng chung của vitamin, mỗi loại lại đóng vai trò riêng đối với cơ thể:

  • Vitamin A: Khi cơ thể được cung cấp vitamin A đầy đủ sẽ hạn chế được nguy cơ mắc phải các bệnh lý về mắt, chống khô mắt. Đặc biệt loại vitamin này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

  • Vitamin B: Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin nhóm B thì sẽ khiến cho quá trình tổng hợp tế bào miễn dịch bị chậm lại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng của cơ thể

  • Vitamin C: Đây là chất quan trọng giúp chống lại quá trình oxy hóa, hỗ trợ tổng hợp collagen (một chất giúp hình thành mô liên kết, là gian bào ở thành mạch, duy trì độ đàn hồi cho da

  • Vitamin D3: Tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng, tăng cường khả năng hấp thụ canxi giúp cơ thể không bị tê phù, tăng cảm giác ngon miệng. Vitamin D3 chứa nhiều trong dầu cá thu, bơ, trứng và gan động vật

  • Vitamin E: Ngăn ngừa oxy hóa và hạn chế sự hình thành của các gốc tự do

Xem thêm: Tác dụng củ VITAMIN A đối với SỨC KHỎE và LÀN DA của bạn

3. Nên bổ sung Vitamin như thế nào để tốt cho cơ thể?

Vitamin là một chất quan trọng đối với cơ thể nhưng không có nghĩa là bổ sung vitamin càng nhiều càng tốt. Tình trạng thừa hay thiếu vitamin đều gây nên những bệnh lý của cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây thiếu vitamin:

  • Thành phần thức ăn không đầy đủ.

  • Do mắc các bệnh lý về ống tiêu hóa dẫn đến giảm hoặc không hấp thu vitamin.

  • Sau dùng thuốc kháng sinh, một số vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt nên ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin.

  • Cung cấp lượng vitamin không đáp ứng đúng theo lứa tuổi hay theo nhu cầu của cơ thể.

  • Các nguyên nhân khác: do thiếu men di truyền, thiếu yếu tố nội, do sử dụng thuốc,...

Xem thêm: Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu VITAMIN trầm trọng

Nguyên nhân gây thừa vitamin trong cơ thể:

  • Thừa vitamin hay gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D. Các vitamin tan trong nước ít bị dư thừa hơn do chúng được thải trừ nhanh, ko gây hiện tượng tích lũy.

  • Thừa vitamin do lạm dụng thuốc bổ sung vitamin.

  • Ăn quá nhiều thức ăn chứa vitamin trong dầu.

Các loại thực phẩm được xem là giàu vitamin và khoáng chất nhất có thể nhắc đến:

  • Canxi: sữa, trứng và chế phẩm từ sữa.

  • Magie: đậu đen, cải bó xôi, hạnh nhân, đậu Hà Lan.

  • Sắt: thịt đỏ, các loại đậu, cải bó xôi, cá, gan, súp lơ xanh.

  • Vitamin A: sữa, trứng, cà rốt, dưa đỏ.

  • Vitamin C: ổi, cam, cà chua, dâu tây, kiwi, súp lơ xanh.

  • Vitamin B: thịt bò, sữa, các loại hạt.

  • Vitamin E: quả hạch, bơ, ngũ cốc, rau có màu xanh đậm.

Xem thêm: Bông cải xanh - Một loại rau "giàu" Vitamin C hơn cả trái cây họ cam, quýt

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin  từ thực phẩm chức năng nếu không thể bổ sung dinh dưỡng thông qua bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, khi lựa chọn thực phẩm chức năng để bổ sung vi chất cần tìm hiểu kỹ, tốt nhất là nên tham vấn ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có được lời khuyên hữu ích.

Vitamin và khoáng chất là những chất quan trọng của cơ thể, tham gia vào mọi chức năng hoạt động của cơ thể. Hiện nay, do thay đổi các phương thức chế biến, thay đổi các thói quen ăn uống sinh hoạt cũng như các cách nuôi trồng thực phẩm mà lượng vitamin khoáng chất được đưa vào cơ thể cũng bị thay đổi theo. Dù là yếu tố vi lượng nhưng khi cơ thể có hiện tượng thừa hay thiếu vitamin khoáng chất đều gây những ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy thiết lập cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể đảm bảo cho sức khỏe phát triển tốt nhất.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Chấn thương Xuân Son liệu có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?
    Chấn thương Xuân Son liệu có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Theo báo Sức khỏe Đời sống - Chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son vào phút 30 của trận Chung kết lượt về AFF Cup 2024 khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá quan tâm. Liệu chấn thương Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Đọc thêm
  • Liệu Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?
    Liệu Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Câu trả lời là KHẢ QUAN, với cơ sở dựa trên nhiều yếu tố y khoa và các nghiên cứu khoa học về gãy xương và phục hồi chức năng trong thể thao, Chúng ta hãy cùng phân tích các khía cạnh ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của Xuân Sơn.

    Đọc thêm
  • ĐAU CỨNG KHỚP CỔ TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    ĐAU CỨNG KHỚP CỔ TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Cứng khớp cổ tay là hiện tượng phổ biến đi kèm với tình trạng đau nhức, sưng viêm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng kéo dài, người bệnh cần khám và chữa cứng khớp ở cổ tay để tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Cứng khớp ngón tay là tình trạng thường gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tê cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy có thể là biểu hiện của một trong những bệnh lý về xương khớp, thoái hóa khớp... Cứng khớp ngón tay nếu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp ngón tay? Điều trị và chăm sóc cứng khớp ngón tay như thế nào?

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP GỐI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP GỐI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Khớp gối là bộ phận quan trọng của cơ thể đóng vai trò lớn trong chức năng vận động di chuyển và chịu lực của cơ thể. Cứng khớp gối làm hạn chế khả năng vận động, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp gối? Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?

    Bệnh cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi khớp, vận động bị hạn chế. Cứng khớp thường xảy ra theo mùa và nếu ko được điều trị kịp thời sẽ gây trở ngại đến việc vận động và sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy cứng khớp là gì? Điều trị và chăm sóc người bị cứng khớp như thế nào?

    Đọc thêm
Icon Top Left Icon Top Right Icon Top Left Icon Top Right