Lưu ý 8 Nguyên nhân khiến bạn bị ĐỘT QUỴ sau khi luyện tập thể thao với cường độ cao
Đột quỵ sau khi chơi thể thao là tình người người bệnh xảy ra tai biến trong quá trình chơi hoặc sau khi vừa kết thúc chương trình luyện tập. Hiện nay, tỷ lệ người đột quỵ sau tập thể thao đang có xu hướng tăng nhanh. Vậy nguyên nhân nào gây đột quỵ sau khi luyện tập thể thao? Phòng tránh bằng cách nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin dưới đây
1. Hiện tượng đột quỵ sau khi chơi thể thao xảy ra như thế nào?
Có lẽ chúng ta không còn cảm thấy xa lạ với bệnh đột quỵ, chúng xảy ra khi các mạch máu nuôi não rơi vào tình trạng vỡ, tắc nghẽn nghiêm trọng. Hậu quả của tình trạng trên đó là não bộ của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy cần thiết. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới hoạt động của não, gây ra những tổn thương nặng nề. Chính vì thế, chúng ta không thể coi thường, chủ quan nếu vô tình bị đột quỵ.
Trên thực tế, đột quỵ được đánh giá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Ngày nay, tỷ lệ người chết do đột quỵ đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt, đột quỵ sau tập thể thao là tình trạng xảy ra khá thường xuyên, mọi người cần chú ý để tránh những hậu quả khó lường xảy ra.
Đột quỵ sau khi luyện tập thể thao là bởi nguyên nhân người bệnh đã có sẵn các yếu tố nguy cơ như mắc bệnh nền, tuổi cao kết hợp với thời tiết lạnh đột ngột.
2. Lưu ý 8 Nguyên nhân khiến bạn bị ĐỘT QUỴ sau khi luyện tập thể thao với cường độ cao
Đột quỵ sau khi luyện tập thể thao là bởi nguyên nhân người bệnh đã có sẵn các yếu tố nguy cơ như mắc bệnh nền, tuổi cao kết hợp với thời tiết lạnh đột ngột.
Nhìn chung, trong khi vận động, chơi thể thao, nhịp tim, huyết áp của bạn sẽ thay đổi thất thường và khó kiểm soát hơn. Chúng thường hoạt động nhanh hơn hẳn so với bình thường, hiện tượng thiếu máu não cũng thường xuất hiện kèm. Nếu không để ý, có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập với cường độ hợp lý, bạn rất dễ đối mặt với nguy cơ đột quỵ sau tập thể thao.
Đột quỵ sau khi tập luyện thể dục thể thao thường do 8 nguyên nhân chính sau:
-
Người cao tuổi tập thể dục vào sáng sớm còn nhiều sương đêm và gió lạnh
-
Tắm ngay sau khi luyện tập
-
Tập luyện quá sức, tăng cường độ tập luyện đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi
-
Người có sẵn một số bệnh nền như: tim mạch, cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, mỡ máu, đông máu,...
-
Thường xuyên thức khuy, ngủ không đủ giấc
-
Ăn uống không khoa học, thường xuyên bỏ bữa, thiếu chất.
-
Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
-
Thường xuyên bị căng thẳng, áp lực.
Xem thêm: Đột quỵ khi tập thể thao - Nguyên nhân do đâu?
3. Những ai có nguy cơ dễ bị đột quỵ sai khi luyện tập thể dục thể thao ở cường độ cao?
Đột quỵ (tai biến mạch máu não), xảy ra khi tổn thương một phần não bộ do mạch máu đi nuôi não bị tắc gây đột quỵ. Oxy không được cung cấp đủ cho não, đột ngột ngưng trệ trong vài phút, tế bào não bắt đầu chết dần và có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Nhịp tim sẽ thay đổi, đập nhanh hơn khi tập luyện thể thao. Sẽ rất nguy hiểm khi nhịp tim tăng nhanh nếu không thường xuyên luyện tập để kiểm soát nhịp tim, huyết áp cũng sẽ tăng theo, kèm theo các các cơn thiếu máu não. Những biểu hiện này thường chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút sau đó người bệnh sẽ trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, đây chính là những dấu hiệu cảnh báo những cơn đột quỵ sau này. Một số triệu chứng đột quỵ có thể nhận biết như choáng váng, đau đầu dữ dội, cứng cổ, buồn nôn, mất thị lực, thấy hình nhân đôi, mất ý thức, khó đánh thức, thậm chí một số trường hợp tử vong ngay.
Xem thêm: Đau nửa đầu sau khi tập luyện cường độ cao - nguyên nhân và cách khắc phục?
Những đối tượng dễ gặp đột quỵ khi luyện tập thể thao là những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp, bệnh hen suyễn, bệnh liên quan đến hô hấp, nghiện rượu bia, hút thuốc lá, người lớn tuổi đang bị rối loạn về nhận thức.
Ai cũng có thể tập thể thao nhưng thể trạng của mỗi người không giống nhau, do đó, cần phải dựa vào tình trạng sức khỏe để áp dụng lượng bài tập phù hợp, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Xem thêm: Sau khi luyện tập với cường độ cao cần tránh những điều gì?
Bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để đảm bảo mình hoàn toàn khỏe mạnh, chịu được môn thể thao gắng sức khi luyện tập và tìm đến một huấn luận viên hướng dẫn các bước tập ban đầu, phù hợp với sức khỏe của bạn. Luyện tập với tư thế chuẩn, kể cả những chi tiết nhỏ nhất. Bạn nên lựa chọn những bài tập có tác dụng tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch. Chỉ nên chạm ngưỡng cao nhất là mức độ hơi khó thở nhưng vẫn có thể trò chuyện được khi tập luyện. Nên đan xen các khoảng nghỉ, không nên quá gắng sức liên miên. Khi nhịp tim, hơi thở và huyết áp đã trở lại ổn định mới tập hiệp tiếp theo. Hãy dừng việc tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi trong ít nhất 3 ngày nếu ngày hôm đó tập luyện mà bạn bị mệt hoặc cảm thấy có dấu hiệu khác thường. Nếu thấy các dấu hiệu của đột quỵ ngày một rõ nét, nên đi khám bác sĩ ngay.
4. Những triệu chứng nào báo hiệu bị đột quỵ sau khi tập luyện thể dục thể thao?
Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm khi tìm hiểu về hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao đó là những triệu chứng thông báo bạn đang mắc bệnh. Nếu kịp thời phát hiện, bệnh nhân sẽ nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý, sơ cứu phù hợp, tránh biến chứng xấu xảy ra.
Có thể nói, những dấu hiệu của bệnh đột quỵ thường xuất hiện bất ngờ, đột ngột. Để có thể phát hiện sớm, mọi người nên theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, để ý tới các dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, hiện tượng đột quỵ thường gây ra ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới một bên của cơ thể.
Nếu trong hoặc sau khi tập luyện thể thao, bạn đột nhiên cảm thấy đau đầu, đi lại trở nên khó khăn, loạng choạng, hãy chú ý nhé. Đây có thể là dấu hiệu thông báo bạn đang rơi vào tình trạng đột quỵ. Bên cạnh đó, chúng ta nên để ý tới triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, thị lực suy giảm đột ngột. Rất nhiều bệnh nhân đột quỵ cảm thấy tầm nhìn trở nên kém hơn so với bình thường.
Xem thêm: Lưu ý một số phương pháp giúp hạn chế tình trạng HOA MẮT - CHÓNG MẶT
Đặc biệt, sau khi luyện tập thể thao, nếu bạn cảm thấy tê một bên cánh tay, chân hoặc cơ mặt, đừng chủ quan nhé. Triệu chứng này thường xảy ra ở những bệnh nhân đột quỵ sau tập thể thao, gây ra ảnh hưởng tới một bên cơ thể.
Ngoài ra, các triệu chứng bệnh thường diễn biến phức tạp khoảng 24 - 72 giờ đầu tiên phát bệnh đột quỵ. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tính mạng bị đe dọa.
5. Bị đột quỵ sau khi tập luyện thể dục, thể thao cần xử lý khi thế nào?
Ngay lập tức gọi cấp cứu 115 vận chuyển an toàn tới bệnh viện gần nhất. Tìm cơ hội điều trị trong giờ vàng để "cứu não" nếu người bệnh có bất cứ biểu hiện của các triệu chứng nêu trên.
Trong lúc chờ nhân viên cấp cứu tới, mọi người nên chủ động sơ cứu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn không thể bừa bãi sơ cứu mà cần có kiến thức cơ bản. Trong trường hợp người bệnh vẫn tỉnh táo, hãy cho họ nằm nghỉ ngơi trên giường theo tư thế đầu và lưng nghiêng chừng 45 độ so với cơ thể. Đây là tư thế nằm mà bác sĩ khuyến khích cho bệnh nhân đột quỵ, đặc biệt là người rơi vào tình trạng nôn hoặc ý thức suy giảm nghiêm trọng để tránh sặc. Ngoài ra, bạn nên nới rộng quần áo của người bệnh, đặc biệt là ở phần cổ.
Một kỹ năng khác bạn cần biết là phải lấy được đờm trong miệng người bệnh bằng cách dùng khăn, quấn vào ngón trỏ và cho vào miệng của người bệnh. Nếu người bệnh bị co giật, bạn nên tìm cách ngăn rủi ro cắn lưỡi ví dụ như để 1 chiếc đũa đã quấn khăn ngang miệng người bệnh. Lưu ý: ghi nhớ mọi dấu hiệu bất thường và thời điểm xuất hiện các dấu hiệu đó của người bệnh để thông báo đầy đủ cho bác sĩ.
Đối với bệnh nhân đột quỵ sau tập luyện thể thao, bạn tuyệt đối không sử dụng các phương pháp như bấm huyệt, đánh gió để sơ cứu nếu không được sự cho phép của bác sĩ. Nhiều khi, việc làm này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ, nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Nếu như người bệnh bị ngừng thở, việc làm cần thiết nhất đó là tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (80-100 lần một phút) đến khi tim đập lại trong trường hợp bệnh nhân không có mạch hoặc ngừng thở.. Đây là cách sơ cứu cơ bản mọi người nên nắm được để chủ động xử lý tình huống khi mọi người xung quanh bị đột quỵ.
6. Làm thế nào để tròng tránh hiện tượng đột quỵ sau tập luyện thể thao?
Trong suốt quá trình tập luyện, mọi người nên duy trì cường độ bài tập phù hợp với khả năng, tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, bạn đừng quên theo dõi các chỉ số cơ thể, ví dụ như huyết áp, nhịp tim. Nếu có điều kiện, mọi người có thể thuê huấn luyện viên riêng để được tư vấn các bài tập hiệu quả, tăng cường sức khỏe, thể lực.
Khi phát hiện những triệu chứng bất thường, mọi người hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất 3 ngày. Bên cạnh luyện tập, bạn cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày. Tốt nhất, mọi người nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn ít thực phẩm giàu cholesterol, cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Xem thêm: Những LƯU Ý quan trọng khi UỐNG NƯỚC sau luyện thể thao
Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã nắm được mức độ nguy hiểm của hiện tượng đột quỵ sau luyện tập thể thao. Để hạn chế tình trạng trên, mọi người hãy xây dựng chế độ luyện tập, sinh hoạt khoa học, điều độ nhé! Nếu phát hiện triệu chứng bất thường, bạn nên nghỉ ngơi và đi kiểm tra sức khỏe sớm.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!