Những DẤU HIỆU trên cơ thể cảnh báo TRÁI TIM đang không khỏe
Trái tim giống như động cơ của cơ thể, nhờ sự co bóp liên tục cả ngày lẫn đêm mà máu có thể lưu thông. Một khi tim có vấn đề, tất cả các cơ quan trong cơ thể dựa vào nó để cung cấp máu đều bị ảnh hưởng. Do đó, việc trang bị kiến thức về những triệu chứng tim mạch chính là yếu tố tiên quyết giúp bạn và người thân tránh được nguy hiểm. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về những DẤU HIỆU trên cơ thể cảnh báo TRÁI TIM đang không khỏe.
1. Những DẤU HIỆU trên cơ thể cảnh báo TRÁI TIM đang không khỏe
1.1. Mặt bị sưng húp
Thông thường, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc ăn quá mặn vào buổi tối sẽ gây phù mặt. Sau khi chú ý đến chế độ ăn uống, tình trạng này thường sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, cần chú ý đến tình trạng phù nề bất thường, chẳng hạn như sưng mặt, giãn mô cơ mặt, ấn vào bằng ngón tay, da ở vùng lõm không đàn hồi. Những thay đổi này có thể là dấu hiệu của bệnh tim, bạn nên đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Xem thêm: 6 Dấu hiệu Cảnh báo về TIM MẠCH cần cấp cứu ngay lập tức
1.2. Môi có màu tím
Môi xanh và tím hoặc môi tím xanh có thể là dấu hiệu của bệnh tim do tuần hoàn máu kém. Bạn nên đến cơ sở y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng này. Nếu mặt bạn đỏ bừng, bạn có thể bị hẹp van hai lá.
Do huyết áp toàn thân tăng và nồng độ oxy trong máu giảm, các mảng màu hồng tím sẽ xuất hiện trên mặt người bệnh.
1.3. Cổ trở nên dày hơn
Những người cổ dày có huyết áp, lipid máu, lượng đường huyết và các chỉ số khác tương đối cao, có liên quan mật thiết đến bệnh tim. Nói chung, cổ dày hơn khi chu vi cổ của nam vượt quá 39 cm và chu vi cổ của nữ vượt quá 35 cm.
1.4. Bị hụt hơi
Bạn bị hụt hơi sau khi leo cầu thang dù chưa bao giờ gặp phải hiện tượng này trước đây. Bạn nên cảnh giác với các vấn đề về tim. Khó thở khi nằm có thể là triệu chứng của bệnh van tim.
1.5. Đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân
Khi bạn đột nhiên đổ mồ hôi đầm đìa mà không có lý do rõ ràng, đây có thể là bệnh lý về tim. Sự giảm mạnh về cung lượng tim (lượng máu mà tim bơm đi trong một đơn vị thời gian nhất định, thường được tính là phút) và hoạt động quá mức của hệ giao cảm có thể gây ra các triệu chứng đổ mồ hôi.
1.6. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và hay mất ngủ
Nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi và suy nhược bất thường trong tuần trước khi bị đau tim, và một số người sẽ bị rối loạn giấc ngủ trước khi bị đau tim. Vì vậy, nếu đột nhiên cảm thấy đặc biệt mệt mỏi hoặc mất ngủ, bạn nên kiểm tra xem tim mình có gặp bất thường hay không.
1.7. Gặp vấn đề khó khăn trong việc đi lại
Khi bệnh nhân bị suy tim, cơ thể sẽ phân bố lại lượng máu và oxy khỏi những cơ quan không quan trọng như ở chi, tập trung máu và oxy ở não và tim. Điều này khiến vận động của cơ thể trở nên khó khăn hơn.
Những hoạt động thường ngày như đi bộ, lên xuống cầu thang có thể khó thực hiện hơn. Khi tim trở nên yếu hơn, những hoạt động đơn giản như mặc quần áo hoặc đi lại giữa những căn phòng cũng làm bệnh nhân mệt mỏi.
1.8. Nhịp tim bất thường
Rối loạn nhịp tim như rung nhĩ (Atrial fibrillation – AFib) có thể là nguyên nhân của tim đập nhanh và không đều. Bệnh nhân có thể có cảm giác hồi hộp hoặc cảm giác đánh trống ngực.
Rung nhĩ có thể dẫn đến hình thành huyết khối và đột quỵ nếu không được chữa trị. Cũng có thể bệnh nhân không nhận thấy bất thường về nhịp tim nhưng lại cảm thấy khó thở, mệt mỏi hoặc chóng mặt.
Xem thêm: 3 BIẾN CHỨNG cực nguy hiểm khi TIM ĐẬP NHANH
2. Làm thế nào để có một trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim?
Bệnh lý tim mạch có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo người bệnh nên ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh, cụ thể là:
2.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu
Hàm lượng cholesterol trong máu quá cao sẽ bám vào thành động mạch, lâu ngày khiến lòng động mạch bị hẹp lại, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn động mạch, ngăn máu đến nuôi dưỡng tim và các cơ quan khác trong cơ thể, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, cần xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học như bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn chín uống sôi, hạn chế chất ngọt và chất béo, nên ăn nhiều cá, thịt nạc và các loại rau củ quả,…
Đồng thời. cần có kế hoạch theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hàm lượng cholesterol trong máu.
Xem thêm: Mách bạn chế độ dinh dưỡng khoa học cho TRÁI TIM khỏe mạnh
2.2. Kiểm soát tốt huyết áp
Cần xây dựng kế hoạch theo dõi và kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp luôn ở mức ổn định. Trường hợp người bệnh cao huyết áp cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
2.3. Không hút thuốc lá
Nghiên cứu cho thấy những chất độc hại trong thuốc lá có thể làm tổn thương các mạch máu và tim, có thể dẫn đến chứng xơ vữa động mạch. Đặc biệt, chất nicotin trong thuốc lá có thể làm tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, gây tích tụ mỡ và đóng cục dẫn đến tắc nghẽn mạch. Do đó, các chuyên gia tim mạch khuyến cáo không hút thuốc lá để giữ cho trái tim bạn được khỏe mạnh.
Xem thêm: Ăn BƠ ít nhất 2 LẦN MỖI TUẦN giúp giảm nguy cơ mắc bệnh TIM MẠCH
2.4. Giữ mức cân nặng cân đối, tránh béo phì
Thống kê cho thấy những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch vì tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo bơm máu nuôi dưỡng khối tế bào lớn của cơ thể. Phải hoạt động ở cường độ mạnh và lâu ngày, tim sẽ yếu dần đi. Do đó, cần có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để cân nặng luôn ở mức cân đối, tránh béo phì.
2.5. Tập luyện thể dục thể thao điều độ
Việc tập luyện thể dục thể thao điều độ giúp điều hòa huyết áp và tim mạch, giúp tim co bóp được tốt hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn lựa những bài tập phù hợp sức khỏe và tình trạng của mình.
2.6. Có giấc ngủ ngon, tránh căng thẳng
Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, suy tim và tiểu đường. Hay căng thẳng là nguyên nhân chính của bệnh nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, cần sắp xếp thời gian làm việc, các hoạt động trong ngày và nghỉ ngơi một cách hợp lý, đủ giấc. Luôn duy trì cơ thể ở trạng thái thoải mái, tránh căng thẳng là những biện pháp quan trọng phòng ngừa hiệu quả nhất.
Xem thêm: Lưu ý 3 THÓI QUEN khi ngủ có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch của bạn
2.7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể kiểm soát một cách tốt nhất các chỉ số huyết áp, hàm lượng cholesterol trong máu, phát hiện sớm những bất thường nếu có là biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!