Thông tin sức khỏe

Một số BIẾN CHỨNG thường gặp khi bị RỐI LOẠN NHỊP TIM

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch khá phổ biến hiện nay. Một số rối loạn nhịp tim nhẹ thường không gây nguy hại gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, các loại rối loạn nhịp khác nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể dẫn biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về một số BIẾN CHỨNG thường gặp khi bị RỐI LOẠN NHỊP TIM và biện pháp phòng ngừa nhé.

1. Rối loạn nhịp tim là gì?

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim nằm vào khoảng 60 nhịp đến 90 nhịp một phút. Rối loạn nhịp tim có thể là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể hoặc là tình trạng bệnh lý. Khi cơ thể có các lo lắng, stress, sốt, ốm, hoạt động thể lực mạnh...nhịp tim sẽ thay đổi nhưng chỉ là tạm thời, vô hại. Với một trái tim khỏe mạnh, tình trạng nhịp tim bất thường sẽ không kéo dài lâu mà nhanh chóng trở về sinh lý bình thường.

Các loại rối loạn nhịp tim có biểu hiện nhịp tim đập bất thường, không ổn định ngay cả khi cơ thể nghỉ ngơi bao gồm nhịp tim quá nhanh ( khi tần số tăng cao trên 100 lần/phút) hoặc tim đập quá chậm( khi tần số dưới 60 lần/phút ), hoặc nhịp tim không đều, bỏ nhịp...Hậu quả có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng tránh các biến chứng rối loạn nhịp tim.

Xem thêm: Bệnh lý TIM MẠCH và TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY có mối liên kết với nhau như nào?

2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn nhịp tim

Người bệnh có rối loạn nhịp sẽ có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng bệnh sau:

  • Xuất hiện những cơn khó thở ở nhiều thời điểm, hoàn cảnh khác nhau: khi leo cầu thang, lao động nặng, khi nghỉ ngơi...

  • Thở ngắn, thở dốc, đau vùng ngực, cảm giác vùng ngực bị đè nén, bóp nghẹn...

  • Choáng váng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, cảm giác mất cân bằng, người bệnh dễ té ngã, ngất xỉu, dễ gặp các chấn thương thứ phát do ngất xỉu không có sự đề phòng, chuẩn bị.

  • Đánh trống ngực, nhịp tim mạnh trong lồng ngực kèm theo cảm giác hụt hẫng.

  • Cảm giác hồi hộp, bất an, lo lắng, cảm giác tim đang đập bỗng ngừng đập một vài giây rồi lại đập mạnh trở lại.

  • Toàn thân mệt mỏi, yếu ớt, không có sức lực do hoạt động bơm máu của tim kém hiệu quả, các cơ quan trong cơ thể không được nuôi dưỡng đầy đủ.

Xem thêm: 6 Dấu hiệu Cảnh báo về TIM MẠCH cần cấp cứu ngay lập tức

3. Có những dạng rối loạn nhịp tim nào?

Các dạng rối loạn nhịp thường gặp được phân loại như sau:

  • Nhịp tim nhanh đều bao gồm nhịp nhanh trên thất và nhịp nhanh thất.

  • Nhịp tim chậm đều: chứng suy nút xoang, các block nhĩ-thất gồm block nhĩ thất cấp I, cấp II, block nhĩ thất cấp III, block nhánh...

  • Nhịp tim không đều từng lúc: dạng ngoại tâm thu nhịp đôi, nhịp ba...

  • Tim loạn nhịp hoàn toàn gặp trong rung nhĩ, rung thất...

4. Nguyên nhân nào gây rối loạn nhịp tim?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp. Những nguyên nhân đó có thể là những bất thường hoặc bệnh lý của chính tim gây ra, hoặc do bệnh lý ở các cơ quan khác làm ảnh hưởng đến nhịp tim (ví dụ: bệnh lý tuyến giáp, suy thận gây rối loạn điện giải). Tình trạng rối loạn nhịp có thể xảy ra từng lúc thoáng qua chỉ vài phút hoặc ngắn hơn, xuất hiện thành từng đợt mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trước đó. Tuy nhiên, một số loạn nhịp tim lại kéo dài nhiều giờ, thậm chí liên tục trong nhiều năm. 

Các nguyên nhân gây loạn nhịp tim là:

  • Hoạt động của nút xoang trở nên bất thường hoặc suy yếu;

  • Có ổ phát nhịp bất thường khác ở trong tim;

  • Có đường dẫn truyền bất thường ở trong tim; 

  • Hệ thống dẫn truyền bình thường của tim bị tổn thương (bị nghẽn/block);

  • Cơ tim bị tổn thương;

  • Rối loạn điện giải gây loạn nhịp;

  • Do thuốc hoặc độc chất;

  • Do bất thường của các cơ quan khác gây ảnh hưởng lên tim (ví dụ như cường giáp).

5. Một số BIẾN CHỨNG thường gặp khi bị RỐI LOẠN NHỊP TIM

Tình trạng bệnh lý ban đầu có thể không thấy triệu chứng hoặc các triệu chứng khó nhận biết. Theo thời gian, các triệu chứng nặng dần do sức mạnh của cơ tim bị yếu hoặc bị tổn thương, các mạch máu cũng bị ảnh hưởng xấu. Những biến chứng của rối loạn nhịp tim gây ra cho người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể là các tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của chính người bệnh.

5.1. Đột quỵ

Nhịp tim bất thường có nguy cơ hình thành tạo nên cục máu đông trong mạch máu, khi quá trình tống và bơm máu xảy ra, các cục máu đông này di chuyển theo dòng máu đi khắp mọi nơi trong cơ thể. Nếu cục máu đông theo dòng máu đi lên não, đi vào các mạch máu nhỏ trong não sẽ gây hẹp hoặc tắc nghẽn sự lưu thông máu, tắc mạch máu. Hậu quả gây cái chết cho các tế bào não và thần kinh, khó hồi phục, có thể gặp chứng đột quỵ trên lâm sàng.

Xem thêm: Làm thế nào để Phòng tránh ĐỘT QUỴ - kéo dài tuổi thọ?

5.2. Nhồi máu cơ tim

Khi hình thành cục máu đông do bất thường nhịp tim, người bệnh có thể còn gặp phải những biến chứng tắc mạch nguy hiểm khác. Nhồi máu cơ tim là biến chứng cục máu đông gây bít tắc lòng mạch, vùng cơ tim phía sau không được nuôi dưỡng hậu quả gây hoại tử và gây chết. Ngoài ra, cục máu đông di chuyển đến bất kỳ cơ quan tổ chức khác trong cơ thể sẽ gây các biến chứng nguy hiểm khác: như gây tắc mạch chi gây hoại tử chi, nhồi máu mạc treo, nhồi máu thận, nhồi máu lách, gây thuyên tắc động mạch phổi...

5.3. Suy tim

Rối loạn nhịp tim khi xảy ra trong một khoảng thời gian dài có thể làm khả năng bơm máu và tống máu của quả tim trở nên kém hiệu quả và bản thân các mạch máu trong tim để nuôi dưỡng tim cũng bị kém, dẫn đến tình trạng suy tim.

5.4. Ngừng tim đột ngột

có thể xảy ra khi tình trạng rung tâm thất xảy ra, hoạt động điện của tim trở nên rối loạn, các cơ tim run rẩy. Ngừng tim là một biến chứng nguy hiểm của dạng rối loạn nhịp rung thất hoặc là thể nặng của nhịp nhanh thất. Khi không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

5.5. Giảm khả năng hoạt động

Ở bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, tim không thể bơm đủ máu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Trong khi đó, cơ thể cần được cung cấp máu giàu oxy liên tục. Việc thiếu hụt máu khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động thể lực.

5.6. Làm suy giảm trí nhớ

Tình trạng rối loạn nhịp tim có thể làm giảm lưu lượng máu đến não. Theo thời gian sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ. Trong đó, rung nhĩ được xem là yếu tố nguy cơ gây suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.

Ngoài ra trên nền các người bệnh có tăng huyết áp, bệnh lý van tim, bệnh động mạch vành, bệnh viêm tắc phế quản mãn tính... rối loạn nhịp tim đặc biệt là rung nhĩ khi xuất hiện sẽ làm tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

6. Làm thế nào để điều trị rối loạn nhịp tim và phòng ngừa các biến chứng bệnh?

6.1. Điều trị bệnh rối loạn nhịp tim

Để các biến chứng bệnh rối loạn nhịp tim không xuất hiện hoặc hạn chế tối đa sự nguy hiểm, người bệnh cần kiểm soát nhịp tim và ổn định các bệnh lý có liên quan. Tùy vào dạng bệnh rối loạn cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương cách điều trị chỉ định phù hợp.

  • Nhịp tim nhanh: người bệnh được chỉ định sử dụng các thuốc để làm nhịp tim chậm lại (bao gồm các thuốc kiểm soát nhịp tim), hoặc người bệnh được khảo sát điện học tim mục đích tìm ra và cô lập ổ phát gây ra loạn nhịp, khi đó người bệnh được điều trị cắt đốt điện sinh lý. Xem thêm: 3 BIẾN CHỨNG cực nguy hiểm khi TIM ĐẬP NHANH

  • Nhịp tim chậm: trong trường hợp này, người bệnh sẽ được cấy máy tạo nhịp vào trong cơ thể, giúp phát ra nhịp tim để tim người bệnh có thể đập nhanh hơn, đảm bảo được hoạt động sinh lý của tim.

  • Loạn nhịp hoàn toàn: người bệnh được chỉ định uống thuốc làm loãng máu (các thuốc kháng đông) nhằm mục đích ngăn ngừa hình thành nên các cục máu đông trong tim.

6.2. Các phương pháp phòng ngừa các biến chứng của bệnh rối loạn nhịp

Để phòng ngừa tốt các biến chứng bệnh, người bệnh cần quan tâm những vấn đề như sau:

  • Tuân thủ điều trị bệnh rối loạn nhịp tim hoặc các bệnh lý nguy cơ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

  • Thực hiện lối sống lành mạnh như tập thể dục thể thao thường xuyên, kiểm soát stress, các căng thẳng, lo âu... loại bỏ thói quen xấu như thức đêm, hạn chế sử dụng quá nhiều bia rượu, từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

  • Chế độ ăn dinh dưỡng cân đối, hợp lý, sử dụng các nhóm thực phẩm tốt cho tim như các loại trái cây tươi, rau xanh thẫm màu, ngũ cốc, cá... Đặc biệt, chế độ ăn cần giảm muối, hạn chế các chất béo bão hòa và các thực phẩm đóng hộp, các thức ăn được chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ... Xem thêm: Mách bạn chế độ dinh dưỡng khoa học cho TRÁI TIM khỏe mạnh

  • Người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu béo phì, kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, lượng cholesterol có trong cơ thể.

  • Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và tham gia tầm soát các bệnh lý tim mạch 6 tháng/ lần hoặc 1 năm/1 lần nhằm phát hiện sớm các nguy cơ, biến chứng tiềm ẩn.

Xem thêm: Lưu ý 3 THÓI QUEN khi ngủ có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch của bạn

Trên đây là thông tin về bài viết Một số BIẾN CHỨNG thường gặp khi bị RỐI LOẠN NHỊP TIM. Rối loạn nhịp tim có thể vô hại nhưng phần lớn rối loạn nhịp là biểu hiện của các bệnh lý nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị sớm. Vì vậy, khi người bệnh có các biểu hiện bất thường nên sớm thăm khám các bác sĩ để phòng tránh các biến cố nguy hiểm do bệnh gây ra và giúp điều trị hiệu quả, tiên lượng tốt đẹp nhất.

Bài viết liên quan
  • Bác sĩ NGUYỄN TRỌNG THỦY tham gia chương trình KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ cho bà con vùng lũ sau bão yagi
    Bác sĩ NGUYỄN TRỌNG THỦY tham gia chương trình KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ cho bà con vùng lũ sau bão yagi

    Ngày 21/9, Đảng ủy Cục Quản lý xây dựng và doanh trại (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Yên Bái, Hội thiện nguyện của bác sĩ Minh - Bệnh viện Việt Đức, bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Trung tâm y học thể thao Starsmec và một số nhà hảo tâm tổ chức chương trình trao tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho bà con nhân dân bị thiệt hại do bão số 3, tại xã Nga Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

    Đọc thêm
  • Trung tâm Y học Thể Thao Starsmec hướng về đồng bào miền Bắc nơi bão lũ
    Trung tâm Y học Thể Thao Starsmec hướng về đồng bào miền Bắc nơi bão lũ

    Bão Yagi (bão số 3) ập đến nước ta với sức tàn phá khủng khiếp, cùng với hoàn lưu của bão đã khiến đồng bằng và vùng núi phía Bắc lũ lụt, sạt lở kinh hoàng. Chỉ trong 1 tuần, các khu vực miền núi phía Bắc hứng chịu nhiều bị thiệt hại nặng nề, cả về người và tài sản. Nhìn lại trận bão lũ vừa qua, cũng như sự nỗ lực, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, về những mất mát của bà con vùng bão lũ, những tấm gương hy sinh, và những nghĩa cử cao đẹp thấm đượm tình dân tộc nghĩa đồng bào. Bác sỹ Nguyễn Trọng Thủy cùng Trung tâm Y học Thể Thao Starsmec cùng chung tay chia sẻ những khó khăn của đồng bào, góp sức giúp nhân dân khắc phục hậu quả sau bão lũ.

    Đọc thêm
  • Những bệnh lý XƯƠNG KHỚP thường gặp ở TÀI XẾ LÁI XE
    Những bệnh lý XƯƠNG KHỚP thường gặp ở TÀI XẾ LÁI XE

    Do khi lại xe, tài xế ít khi hoạt động đầu, cổ vai nên dễ dẫn đến các bệnh về xương khớp. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu không được điều trị kịp thời, các vấn đề về cơ xương khớp của những người lái xe thường xuyên có thể phát triển thành những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Chúng ta cùng tìm hiểu những bệnh lý XƯƠNG KHỚP thường gặp ở TÀI XẾ LÁI XE.

    Đọc thêm
  • Lưu ý những dạng SA SÚT TRÍ TUỆ thường gặp
    Lưu ý những dạng SA SÚT TRÍ TUỆ thường gặp

    Có thể bạn chưa biết, sa sút trí tuệ thường gặp nhất ở người lớn tuổi hoặc những người gặp phải các chấn thương ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Mặc dù chứng sa sút trí tuệ không ảnh hưởng nhiều đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra một số rắc rối không nhỏ cho đời sống hàng ngày của người bệnh. Vậy sai sút trí tuệ là gì? Lưu ý những dạng SA SÚT TRÍ TUỆ thường gặp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin dưới đây.

    Đọc thêm
  • Những TÁC DỤNG PHỤ thường gặp khi sử dụng THUỐC AN THẦN
    Những TÁC DỤNG PHỤ thường gặp khi sử dụng THUỐC AN THẦN

    Hiện nay, cuộc sống hiện đại thường kéo theo nhiều áp lực mệt mỏi và thuốc an thần gần như một biện pháp để điều hòa tâm trí, cải thiện tâm lý và giấc ngủ mà mọi người cần. Tuy nhiên, uống thuốc an thần có ảnh hưởng gì không? Những TÁC DỤNG PHỤ thường gặp khi sử dụng THUỐC AN THẦN như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.

    Đọc thêm
  • VIÊM KHỚP ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu?
    VIÊM KHỚP ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu?

    Bạn có biết, Tình trạng Viêm khớp trẻ em có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh mạn tính, điển hình với những cơn đau cấp tính tại khớp viêm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất của trẻ. VIÊM KHỚP ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin bài dưới.

    Đọc thêm