Bài viết chuyên môn

CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

Cứng khớp ngón tay là tình trạng thường gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tê cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy có thể là biểu hiện của một trong những bệnh lý về xương khớp, thoái hóa khớp... Cứng khớp ngón tay nếu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp ngón tay? Điều trị và chăm sóc cứng khớp ngón tay như thế nào?

1. Cứng khớp ngon tay là gì?

Cứng khớp ngón tay là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng giới hạn phạm vi chuyển động ở một hoặc nhiều khớp ngón tay. Tình trạng này xảy ra có thể đến từ thói quen sinh hoạt, vận động chưa phù hợp; chấn thương; biến chứng sau phẫu thuật hoặc từ bệnh lý xương khớp.

Trong hầu hết trường hợp cứng khớp do thói quen sinh hoạt, vận động như nằm/ngồi sai tư thế hoặc đè lên tay lúc ngủ, thông thường tình trạng cứng khớp ngón tay chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không đáng lo ngại. 

Xem thêm: Cứng khớp sau khi ngủ dậy - Cảnh báo một số bệnh lý xương khớp

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, cứng khớp có thể đến từ yếu tố bệnh lý. Lúc này, nếu không được can thiệp y tế sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người dân không nên chủ quan khi khớp ngón tay bị co cứng kéo dài.

Xem thêm: Những bệnh lý XƯƠNG KHỚP thường gặp ở TÀI XẾ LÁI XE

2. Nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp ngón tay?

Trường hợp cứng khớp xuất hiện với tần suất dày đặc, đi kèm các triệu chứng bất thường thì có thể do các nguyên nhân sau:

2.1. Cứng khớp ngón tay do viêm khớp dạng thấp

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng cứng khớp nói chung. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí, điển hình là bàn tay, bàn chân và cổ tay. Bệnh lý tự miễn này khiến các khớp sưng đau và cứng lại, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau một thời gian không hoạt động tay.

2.2. Cứng khớp ngón tay do viêm xương khớp

Viêm xương khớp là nguyên nhân cứng khớp ngón tay phổ biến, hình thành khi các mô trong khớp bị lão hóa, thường xuất hiện ở người già, người thừa cân và người lao động nặng nhọc. Bệnh ảnh hưởng đến sụn khớp – lớp mô bao bọc các đầu xương bàn tay, đầu gối, hông, cổ, thắt lưng…

Khi lớp sụn bị bào mòn, các đầu xương sẽ ma sát với nhau, gây khó khăn trong việc cử động hoặc thậm chí là cứng khớp. Cứng khớp do viêm khớp dạng thấp thường chỉ kéo dài trong khoảng 30 phút.

2.3. Cứng khớp ngón tay do thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng xương dưới sụn, sụn khớp ngón tay bị bào mòn, gây viêm, kém linh hoạt và dễ bị cứng khi không hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. 

Trường hợp bệnh tiến triển nặng, hai đầu xương thường xuyên va chạm vào nhau, có thể dẫn đến biến dạng khớp. Do đó, người dân cần nhận biết và chữa cứng khớp ngón tay sớm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe cơ xương khớp nói riêng.

2.4. Cứng khớp ngón tay do bệnh gút

Đây được xem là căn bệnh phổ biến do tăng axit uric máu, đặc biệt là ở nam giới. Bệnh gút thường ảnh hưởng đến ngón chân cái và các bộ phận khác, trong đó có ngón tay. Các tinh thể sắc nhọn hình thành bên trong khớp có thể khiến người bệnh đau nhức, khó chịu và khó chuyển động khớp ngón tay.

Xem thêm: Bệnh GOUT có yếu tố DI TRUYỀN hay không?

2.5. Cứng khớp ngón tay do các nguyên nhân khác

Ngoài ra, chấn thương, hội chứng ống cổ tay, ung thư xương, thiếu hụt canxi… đều là những yếu tố có thể dẫn đến tình trạng đau cứng ở khớp ngón tay. Để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, người dân nên đến trực tiếp bệnh viện lớn để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán.

3. Những trường hợp thường gặp của cứng khớp ngón tay là gì?

Dưới đây là một số trường hợp cứng khớp ở ngón tay thường gặp:

3.1. Bị cứng khớp sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật liên quan đến tay, có thể để lại sẹo, đặc biệt là sẹo ở da hoặc mô sâu hơn nếu không được xử lý có thể gây cứng ngón tay, ảnh hưởng đến khả năng co duỗi, cầm nắm.

3.2. Bị cứng khớp ngón tay sau bó bột

Bó bột khiến khớp ngón tay bị mất vận động trong một khoảng thời gian gây giảm sự linh hoạt, đàn hồi của gân, cơ, dây chằng quanh khớp. Sau khi tháo bột, người bệnh thường bị cứng khớp, khó vận động ngón tay, cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động tay.

Xem thêm: TEO CƠ sau khi BÓ BỘT vì chấn thương - Nguyên nhân do đâu?

3.3. Khớp ngón tay bị cứng khi mang thai

Thay đổi hormone và cân nặng đột ngột trong thời gian mang thai khiến mẹ bầu dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp như đau nhức, tê mỏi hay cứng khớp. Ngoài ra, thai phụ thường có thói quen ngủ nghiêng, khiến tay bị đè liên tục nhiều giờ, gây hiện tượng cứng khớp ở ngón tay buổi sáng.

3.4. Cứng khớp sau khi ngủ dậy

Đây cũng là một trong những trường hợp phổ biến. Sau khoảng thời gian dài không cử động tay, nằm im một tư thế hoặc ngủ đè lên tay… khiến ngón tay bị chèn ép, máu lưu thông không đều, dẫn đến cứng khớp vùng ngón tay sau khi thức giấc.

Xem thêm: Cứng khớp sau khi ngủ dậy - Cảnh báo một số bệnh lý xương khớp

4. Cứng khớp ngón tay có các triệu chứng như thế nào?

Cứng khớp ngón tay thường đi kèm với một số triệu chứng như:

4.1. Cứng khớp vào buổi sáng thức dậy

Triệu chứng thường gặp nhất của tình trạng này là cứng khớp vào buổi sáng. Cứng khớp buổi sáng có thể do thói quen ngủ hoặc yếu tố bệnh lý khiến xương khớp bị kém linh hoạt sau một thời gian không hoạt động.

4.2. Đau nhức, khó cử động và giảm khả năng vận động ngón tay

Đau cứng khớp thường đi kèm với triệu chứng đau nhức, khó hoặc trong một vài trường hợp người bệnh sẽ không cử động được ngón tay. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà mức độ đau nhức, khó cử động ngón tay có sự khác biệt nhất định ở mỗi người.

Xem thêm: Glucosamine - Hỗ trợ sức khỏe của các khớp

4.3. Sưng tấy, đỏ rát quanh khớp

Trường hợp bị viêm khớp, gout, Lupus ban đỏ, viêm bao hoạt dịch, hội chứng ống cổ tay… thường sẽ đi kèm triệu chứng sưng tấy, đỏ rát quanh khớp.

5. Một số yếu tố dễ làm tăng nguy cơ cứng khớp ngón tay

5.1. Tuổi tác càng cao càng tăng nguy cơ bị cứng khớp ngón tay

Tuổi tác càng cao, tốc độ thoái hóa càng diễn ra nhanh, gây ảnh hưởng đến chức năng xương khớp, trong đó có phạm vi hoạt động của khớp ngón tay.

5.2. Giới tính cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng cứng khớp ngón tay

Phụ nữ, đặc biệt phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh là những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến xương khớp do estrogen, testosterone bị thiếu hụt, gây ảnh hưởng đến sự duy trì và phát triển của mô, xương, trong đó có xương khớp ngón tay. Lâu dần có thể gây cứng khớp.

5.3. Cứng khớp ngón tay do di truyền

Cứng khớp ngón tay không phải là bệnh di truyền. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây cứng khớp như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Do đó, trường hợp người nhà có tiền sử mắc các bệnh này, bạn cũng cần lưu tâm để tầm soát và điều trị sớm.

5.4. Cứng khớp ngón tay do bị chấn thương

Trong các hoạt động hằng ngày, bạn có thể gặp một số loại chấn thương do té ngã, chơi thể thao với tần suất cao, thường xuyên mang vác vật nặng… Những chấn thương này có thể ảnh hưởng đến xương khớp, khiến khớp ngón tay kém linh hoạt, khó cử động.

Trường hợp chấn thương nặng, người bệnh có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn như bong gân, gãy xương, trật khớp.

5.5. Cứng khớp ngón tay do lối sống không lành mạnh

Các thói quen thiếu khoa học như ít vận động, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, thường xuyên thức đêm, sử dụng chất kích thích… đều có thể góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hệ cơ xương khớp, gây nên các bệnh lý như loãng xương, thoái hóa xương khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh.

5.6. Tăng nguy cơ bị cứng khớp ngón tay do bệnh lý

Như đã đề cập, các bệnh lý như thoái hóa, viêm khớp, hội chứng ống cổ tay… là yếu tố có thể làm thay đổi chức năng, cấu trúc sụn khớp, tăng nguy cơ gặp phải tình trạng cứng các khớp ngón tay.

5.7. Tăng nguy cơ cứng khớp ngón tay do các yếu tố khác

Các yếu tố khác như thường xuyên đánh máy, tập luyện thể thao có dùng lực tay hoặc lạm dụng thuốc tây đều có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp, trong đó có cứng khớp ngón tay.

6. CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Điều trị như thế nào?

Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác, dựa vào tình trạng bệnh lý và khả năng tiếp nhận điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị cứng khớp ngón tay như:

6.1. Điều trị cứng khớp ngón tay bằng thuốc

Phương pháp nội khoa luôn là ưu tiên hàng đầu trong các trường hợp đau nhức, viêm nhiễm nhẹ. Sau khi thăm khám, nếu nguyên nhân gây cứng khớp ở ngón tay không quá nặng, bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc giúp giảm đau, tiêu viêm, cải thiện tình trạng sưng ở các khớp.

6.2. Điều trị cứng khớp ngón tay bằng phương pháp vật lý trị liệu

Kế hoạch tập vật lý trị liệu thường được bác sĩ xây dựng dựa trên hướng cá nhân hóa nhằm tối ưu hiệu quả phục hồi chức năng tay cũng như cải thiện các vấn đề liên quan đến cứng khớp.

Với sự phát triển của y học, hiện các cơ sở y tế lớn đã ứng dụng các thiết bị máy móc hiện đại, cho phép hỗ trợ người bệnh thực hiện bài tập vật lý trị liệu dễ dàng hơn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả điều trị đau cứng các khớp ngón tay.

6.3. Điều trị cứng khớp ngón tay bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật hay điều trị ngoại khoa là phương pháp được cân nhắc cuối cùng, khi bác sĩ cho rằng các cách thức điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả cao.

Người dân cũng cần lưu ý, phẫu thuật nên được cân nhắc kỹ lưỡng bởi các bác sĩ giỏi, chuyên môn cao tại các bệnh viện lớn, đáp ứng đầy đủ về mặt nhân sự và trang thiết bị, kỹ thuật.

7. CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Chăm sóc như thế nào?

Người bệnh đau cứng vùng khớp ngón tay có thể tham khảo một số cách chăm sóc tại nhà dưới đây:

7.1. Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, từ đó giảm tình trạng căng cứng khớp nhanh chóng. Bên cạnh đó, chườm lạnh cũng được sử dụng nhằm giảm cảm giác đau nhức, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

Xem thêm: Những lưu ý đối với người bị tràn dịch khớp gối khi chườm nóng - chườm lạnh

7.2. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Trường hợp sưng cứng đi kèm với cảm giác đau nhức, người bệnh có thể thuốc giảm đau paracetamol hoặc thuốc giảm đau viêm không steroid như ibuprofen, naproxen…

Lưu ý: Mặc dù các thuốc trên không phải là thuốc kê đơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc sai cách có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần thăm khám trực tiếp và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho các trường hợp tự ý mua và sử dụng thuốc.

Xem thêm: Tác hại nghiêm trọng khi sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau

7.3. Nghỉ ngơi và hạn chế vận động khớp

Khi gặp tình trạng đau cứng khớp ngón tay, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động khớp.

7.4. Tập các bài tập nhẹ nhàng

Các bài tập nhẹ nhàng giúp xương khớp linh hoạt hơn, hạn chế tình trạng bị co cứng khớp. Bạn có thể tham khảo một số bài tập tốt cho ngón tay như cầm bóng, co duỗi bàn tay,

Xem thêm: 4 lưu ý giúp bạn giảm đau các khớp ngón tay hiệu quả

8. Làm thế nào để giúp phòng ngừa tình trạng tê cứng khớp ngón tay?

Để hạn chế nguy cơ cứng khớp ở ngón tay, người dân cần lưu ý một số vấn đề sau:

8.1. Duy trì lối sống lành mạnh

Để hạn chế các bệnh lý có thể gây cứng khớp ngón tay, bạn nên xây dựng thói quen sinh hoạt, vận động khoa học như tránh xa thuốc lá, rượu bia, chất kích thích; ngủ sớm, đủ giấc và đúng tư thế; tắm bằng nước ấm…

8.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, đầy đủ các nhóm chất (protein, carbs, chất béo tốt). Bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất) theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là một trong những cách phòng ngừa tình trạng khô cứng khớp hiệu quả.

Đặc biệt, bạn nên quan tâm đến nhóm thực phẩm giàu canxi, thành phần quan trọng trong sự hình thành và phát triển xương, bao gồm: sữa tươi, sữa chua, phô mai,  rau cải xoăn, cải bó xôi, cá hồi, nước cam, trứng, hạnh nhân…

Xem thêm: Chế độ ăn quá nhiều tinh bột ảnh hưởng đến hệ xương khớp của bạn thế nào?

8.3. Tập luyện thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên giúp xương khớp linh hoạt, chắc khỏe, nâng cao khả năng giữ thăng bằng, phòng tránh té ngã. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ, người trưởng thành nên tập thể dục tối thiểu 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải hoặc 75 phút mỗi tuần với cường độ cao.

8.4. Tránh các chấn thương

Chấn thương có thể gây giảm chức năng vận động của khớp ngón tay. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên tránh các loại vận động mạnh, vượt quá giới hạn cũng như cẩn trọng trong đi lại, làm việc, sinh hoạt hằng ngày nhằm tránh nguy cơ xuất hiện các rủi ro không mong muốn.

Cứng khớp ngón tay có thể đến từ thói quen ăn uống, sinh hoạt, nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Ngay khi xuất hiện tình trạng đau cứng khớp ngón tay bất thường, người dân cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT/ Zalo: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Chấn thương Xuân Son liệu có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?
    Chấn thương Xuân Son liệu có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Theo báo Sức khỏe Đời sống - Chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son vào phút 30 của trận Chung kết lượt về AFF Cup 2024 khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá quan tâm. Liệu chấn thương Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Đọc thêm
  • Liệu Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?
    Liệu Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Câu trả lời là KHẢ QUAN, với cơ sở dựa trên nhiều yếu tố y khoa và các nghiên cứu khoa học về gãy xương và phục hồi chức năng trong thể thao, Chúng ta hãy cùng phân tích các khía cạnh ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của Xuân Sơn.

    Đọc thêm
  • ĐAU CỨNG KHỚP CỔ TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    ĐAU CỨNG KHỚP CỔ TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Cứng khớp cổ tay là hiện tượng phổ biến đi kèm với tình trạng đau nhức, sưng viêm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng kéo dài, người bệnh cần khám và chữa cứng khớp ở cổ tay để tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP GỐI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP GỐI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Khớp gối là bộ phận quan trọng của cơ thể đóng vai trò lớn trong chức năng vận động di chuyển và chịu lực của cơ thể. Cứng khớp gối làm hạn chế khả năng vận động, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp gối? Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?

    Bệnh cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi khớp, vận động bị hạn chế. Cứng khớp thường xảy ra theo mùa và nếu ko được điều trị kịp thời sẽ gây trở ngại đến việc vận động và sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy cứng khớp là gì? Điều trị và chăm sóc người bị cứng khớp như thế nào?

    Đọc thêm
  • KHÔ KHỚP VAI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    KHÔ KHỚP VAI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Khô khớp vai gây ra sự không thoải mái và làm cho việc di chuyển phần thân trên trở nên khó khăn. Khô khớp vai là căn bệnh đang dần trẻ hóa do lỗi sống sinh hoạt thường ngày chưa hợp lý và một số nguyên nhân khác. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh khô khớp vai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Vậy khô khớp vai là gì? Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Đọc thêm
Icon Top Left Icon Top Right Icon Top Left Icon Top Right